Du học 6 năm về nước làm lương 500 nghìn
Sau 6 năm du học tại nước ngoài, tôi quyết định về Việt Nam ở độ tuổi 27 với tài sản là một cái đầu trống rỗng về kiến thức và không có một vốn liếng nào…
Ảnh minh họa
Đọc xong bài viết Đỗ 3 đại học nhưng không biết dùng email của bạn Trong Canh, tôi thấy hoàn cảnh em giống giống hệt tôi ngày trước. Trong Canh đã chọn công nghệ thông tin mặc dù không hề yêu thích, để rồi học hành che63ng mảng và sau 5 năm vẫn chưa tốt nghiệp được.
Ngày đó, tôi cũng trúng tuyển cả 3 trường đại học và cũng học kiểu như em trong các năm cấp 3. Tôi quyết định chọn vào học tại trường đại học có số điểm cao nhất (29/30 điểm) và gần nhà nhất. Tôi học được gần 2 năm thì thấy mình chểnh mảng và không cố gắng, khiến tôi chán nản và rơi dần vào bế tắc.
Tôi đã thuyết phục gia đình cho đi du học để làm lại từ đầu. Nhưng 6 năm tại nước ngoài tôi cũng không có tấm bằng về cho gia đình vì phải vừa học vừa làm (có thể chỉ là do tôi tự biện hộ như vậy thôi).
Video đang HOT
Tôi quyết định về Việt Nam khi ở tuổi 27 với tài sản là một cái đầu trống rỗng về kiến thức và không có ít vốn liềng nào. Tôi bắt đầu công việc với mức lương của một lao động phổ thông 500.000 đồng/tháng vào năm 2005.
Với số tiền đó, khi ấy chỉ đủ tiền giúp tôi đổ xăng và ăn sáng. Khi đó, tôi mới thấy được nỗi cực nhọc của việc kiếm tiền và cảm thấy mình thiếu nhiều thứ, có những kiến thức có ngay trong sách vở mà nay đi làm mình cũng không biết. Chỉ tại vì do lúc trước mình không học.
Vì thế, khi đi làm tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tôi phải cố gắng làm việc bằng 2 lần người khác, làm tất cả mọi việc sếp giao, tự học mọi việc nếu có thời gian.
Đến nay, tôi đã là một quản lý cấp cao tại công ty, thu nhập cũng khá tốt.
Nhưng tôi vẫn thấy hối tiếc vì mình đã không cố gắng học để có được tấm bằng đại học để bố mẹ mình, con mình có thể tôn trọng mình hơn, các đồng nghiệp không coi thường mình và đặc biệt không bị hổng kiến thức như hiện nay.
Vì vậy, tôi khuyên mọi người, nhất là những ai đang ở trong trường hợp giống như Trong Canh, thì hãy cố gắng tốt nghiệp xong rồi thích học thêm gì thì học, kinh doanh cái gì thì kinh doanh. Đừng để phí 5 năm vừa qua, dù biết rằng 5 năm học vừa rồi em không thực sự chú tâm vào việc học.
Theo VNE
Chồng làm lương 9 triệu, để dành được 8 triệu
Lấy nhau về mới biết chồng là &'siêu tiết kiệm'. Cả ngần ấy năm trời, không thấy chồng tiêu phung phí một đồng, một xu, chứ đừng nói là cho tiền ai.
Việc cho vay thì lại càng không nhé, dù là người ta hứa vay nóng rồi sẽ trả ngay. Giống như kiểu cho vay là mất ấy nên chồng cảnh giác cao độ với tất cả các thành phần, cả bạn bè và người thân, chỉ trừ bố mẹ chồng.
Cả 3 năm, anh chưa từng một lần chủ động mua quần áo mới. Lần nào tôi mua anh cũng chê này chê nọ, nói là con mắt thẩm mỹ của vợ kém, để lần sau tôi không chủ động mua cho anh nữa. Và anh cũng dặn đi dặn lại rằng, phải hỏi ý kiến anh trước khi mua, nếu anh không thích thì đừng có tự ý mua đồ cho anh.
Complete anh chỉ có một bộ, hôm nay mặc thì mai thôi. Khi nào có việc quan trọng, anh rất nhớ để dành cho sạch sẽ. Nhớ có lần, có việc quan trọng nhưng lại không được thông báo trước. Hôm ấy phải ăn mặc trịnh trọng, không có quần áo, anh bèn mượn bộ của bố anh, nhìn mặc như ông cụ, nhưng anh vẫn mặc kệ không chịu đi mua bộ khác dù tôi nói là sẽ mua cho anh. Tiết kiệm đến vậy, ngay cả bản thân mình, hình ảnh của mình cũng chẳng bận tâm.
Đúng là, đôi giày nói không quá thì từ ngày cưới nhau anh chưa thay và chỉ đi có một đôi ấy. Hơi mưa tí anh cũng cởi ra xách vì sợ nước thấm vào hỏng giầy. Có sắm cái gì cho anh thì anh la toáng lên, khó chịu, thế là thân làm vợ như tôi cũng chẳng được thực hiện cái trách nhiệm lo cho chồng của mình. Nhiều lần chồng khó chịu, tôi cũng mặc kệ luôn.
Complete anh chỉ có một bộ, hôm nay mặc thì mai thôi. Khi nào có việc quan trọng, anh rất nhớ để dành cho sạch sẽ. (ảnh minh họa)
Thế nên, lương dù chỉ có tầm chục triệu nhưng khoản tiết kiệm của anh cũng khá là nhiều rồi. Hàng tháng, anh chỉ dành ra đúng 1 triệu để tiêu pha, còn lại cho vào két cất hoặc là gửi tiết kiệm. Anh chưa bao giờ tiêu cái gì mà không có hoạch định cả. Tiền đồng nào ra đồng ấy, nhậu nhẹt cũng không. Có khi 1 triệu còn không tiêu hết vì uống nước công ty, ăn cơm nhà. Có tháng còn nói, anh tiêu hết có 5 trăm.
Có lần, tôi mua đồ ăn về, chồng càu nhàu không ăn cơm, vì nói tôi không biết tiết kiệm. Rồi cái gì chồng cũng nhắc không được mua, bảo tôi là hoang phí không phải lối. Tôi thì thấy chồng tiết kiệm, khó chịu chứ đừng nói là chuyện phải chi tiêu cho hợp lý. Hợp lý tiết kiệm với ki bo khác nhau hoàn toàn, có lẽ chồng không hiểu.
Tiết kiệm là đức tính tốt nhưng tiết kiệm kiểu &'đo lọ nước mắm, đếm của dưa hành' như chồng thật là sợ. Mỗi tháng lương 9 triệu mà chồng để dành được 8 triệu thì đúng là thần thông quảng đại rồi. Với sự tình này, thật sự, tôi không biết nên mừng hay nên vui nữa.
Theo VNE
Thấy mình mặt dày khi phải chờ đợi anh Tôi không thể giải thích vì sao đã mấy năm rồi, tôi cứ lặng lẽ quan tâm anh, chờ đợi một câu tỏ tình từ anh. Hai tuần đã trôi qua thật nhanh và đây là tuần cuối cùng anh ở lại Việt Nam. Có lẽ đối với anh, ba tuần này thật vui và hạnh phúc. Nhưng đối với tôi thì thật...