‘Du hành ngược thời gian’ nơi hai hòn đảo cách nhau chưa đầy 4 km
Hai hòn đảo cách nhau chưa đầy 4 km nhưng chênh nhau đến 21 giờ, tạo cơ hội cho khách du lịch có thể ‘du hành ngược thời gian’.
‘Du hành ngược thời gian’ nơi hai hòn đảo cách nhau chưa đầy 4 km
Hai hòn đảo Diomede Lớn và Diomede Nhỏ nằm ở phần giữa của Eo biển Bering, hai bên là đất liền Alaska và Nga.
Nơi đây được đánh giá là đẹp về mọi mặt nhưng tồn tại một sự thật vô cùng hấp dẫn hiếm có ở bất cứ đâu trên thế giới đó là đứng ở hai đảo chỉ cách nhau gần 4 km này là hai múi giờ chênh nhau đến 21 tiếng.
Đảo Diomede Lớn nằm ở điểm cực đông của Nga và Đảo Diomede Nhỏ nằm trong biên giới Mỹ. Hai đảo ngăn cách nhau gần 4 km nhưng tồn tại sự khác biệt thời gian lên đến 21 giờ.
Do đó, bạn có thể tưởng tượng rằng nếu bạn đến thăm một hòn đảo vào thời khắc chuyển giao năm mới thì khi sang đảo kia bạn đã có thể ‘quay lại một năm’. Hoặc như nếu bạn làm việc trên cả hai hòn đảo, bạn có thể làm 2 ca 8 tiếng trong cùng một ngày.
Sở dĩ có sự chênh lệch này là do hai hòn đảo nằm ở hai bên Đường đổi ngày quốc tế (IDL) đi qua giữa Thái Bình Dương đánh dấu sự khác biệt giữa các ngày. Đường đổi ngày quốc tế là một đường tưởng tượng, chạy từ cực Bắc đến cực Nam, không hoàn toàn chạy thẳng mà khá ngoằn ngoèo.
Hội nghị Quốc tế về Kinh tuyến đã đặt ra quy định về đường này, theo đó, khi các phương tiện giao thông đi ngang qua ranh giới con đường thì ngày tháng sẽ phải thay đổi.
Vượt qua ranh giới từ đông sang tây, bạn cần đặt đồng hồ tăng lên một ngày, trong khi đó nếu băng từ tây sang đông, bạn sẽ đặt lùi lại một ngày.
Video đang HOT
Theo đúng nghĩa đen, tại đây, bạn có thể ‘đi bộ’ trở về ngày hôm qua hoặc đến ngày mai với sự cho phép của hai nước Mỹ và Nga. Thông thường, du khách phải chèo thuyền hoặc bơi giữa hai hòn đảo Diomedes, nhưng vào mùa đông, có một cây cầu băng hình thành giữa hai nơi cho phép du khách có thể đi bộ được.
Hai hòn đảo do nhà thám hiểm Vitus Bering phát hiện vào ngày 16/8/1728. Vào năm 1732, một nhà trắc địa người Nga, Mikhail Gvozdev, đã xác định tọa độ kinh độ và vĩ độ cho hai hòn đảo. Hai hòn đảo được đặt tên theo anh hùng Diomede trong thần thoại Hy Lạp, nổi tiếng khi tham gia vào cuộc chiến thành Troi. Sau khi chết, Diomedes được tôn thờ như một vị thần dưới nhiều tên gọi khác nhau ở Italia cũng như ở Hy Lạp.
Tròn mắt ngạc nhiên với những hình ảnh độc lạ chỉ có ở Australia
Khi nói về đất nước Australia, nhiều người thường nghĩ về chuột túi, rắn, cá mập và côn trùng. Nhưng thực tế nước Australia rộng lớn và có vô vàn điều thú vị hơn nhiều.
Người châu Âu đầu tiên được cho là nhìn thấy nước Australia là hoa tiêu người Hà Lan, Willem Janszoon, vào năm 1606.
Cho đến năm 1770, nhiều nhà thám hiểm châu Âu khác tiếp bước thám hiểm lục địa này. Nổi tiếng nhất là sĩ quan người Anh tên là James Cook, người đầu tiên đã vẽ chính xác hải đồ của nhiều vùng đất và ghi lại nhiều hòn đảo và đường biển trên bản đồ châu Âu, và quay lại Australia cùng các kế hoạch định cư ở Botany Bay, nay là Sydney, New South Wales.
William Dampier, một trong những nhà thám hiểu châu Âu đầu tiên đặt chân lên đại lục năm 1699 từng mô tả rằng: "Vùng đất này bị nguyền rủa, động vật chỉ nhảy không chạy, chim lại chạy, không bay, thiên nga không phải màu trắng mà là màu đen. Vùng đất này đúng bị nguyền rủa và tôi không còn gì để làm".
Hãy cùng tìm hiểu những điều đặc biệt và kỳ lạ về đất nước Australia qua những bức ảnh thú vị dưới đây:
Loài thực vật có hình dáng đặc biệt này có nguồn gốc từ đất nước Australia
Chuột túi là động vật có móng vuốt lớn vì vậ bạn nên giữ khoảng cách và cẩn thận với chúng. uy nhiên, thi thoảng vẫn có ai đó thích gần gũi động vật như thế nà đây. Con chuột túi 6 tháng tuổi đang kiên nhẫn đứng chờ trong gian bếp trong khi người đàn ông nấu bữa ăn
Chi phi cho một bao thuốc lá ở Australia có thể mua được bằng chừng này thực phẩm
Một quả trứng đà điểu màu xanh đẹp mắt trên sa mạc Australia
Cá bảy màu đẹp mắt chỉ có trên đảo Christmas
Đi quay phim ở Australia không khó để bắt gặp cảnh tượng các loài động vật hoang dã như gấu túi koala tham gia cùng
Vẹt uống nước theo cách đặc biệt ở Australia
Hồ nước hồng tự nhiên đẹp mắt ở Australia
Mang thú cưng là một con trăn đi tắm nắng
Con ếch nhỏ bé nhưng có thể ăn trọn con trăn, cảnh tượng hiếm hoi này chỉ xuất hiện ở Australia
Đá tảng tựa con sóng lớn khổng lồ nuốt chửng người ở Australia
Hai loài tưởng chừng như không thể gặp nhau nhưng đã chạm trán ở vùng đầm lầy Australia. Cá sấu ở Australia không những nhiều mà còn rất lớn. Trong ảnh là khoảnh khắc cá sấu tấn công ngoạm chặt cá mập trong miệng.
Sinh vật có vẻ ngoài màu sắc đẹp mắt này là loài bạch tuộc có nọc độc gây chết người trong vài phút
Thế giới tự nhiên hoang dã của xứ sở chuột túi đôi khi cũng rất khắc nghiệt, đáng sợ và 'quái vật' sâu bướm khổng lồ tồn tại ở Australia là một ví dụ.
Phát hiện 'hòn đảo mất tích' nơi sự sống Trái Đất đầu tiên ra đời Những hòn đảo cổ đại thuộc về một "thế giới đã mất" có thể là quê hương của muôn loài trên Trái Đất. Công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience, công trình đứng đầu bởi tiến sĩ Jun Korenaga từ Đại học Yale, tiến sĩ Jeffery Bada từ Viện Hải dương học Scripps (Mỹ) và tiến sĩ Carlos Rosas từ Trung...