Dự đoán xu hướng thịnh hành trong Vpop 2016
Nhạc điện tử; phát hành các sản phẩm âm nhạc đơn lẻ; tập trung khai phá mảng MV… có thể vẫn là xu hướng được nhiều sao nhạc pop Việt Nam đẩy mạnh trong 2015.
Nhạc điện tử tiếp tục phát triển
EDM (nhạc điện tử) trở thành xu hướng thịnh hành trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua. Giai điệu bắt tai, sôi động, dòng nhạc đậm chất giải trí này vừa thu hút sự quan tâm của giới làm nghề, vừa đáp ứng thị hiếu của công chúng.
Hoàng Thùy Linh – một trong những cái tên tiêu biểu thành công với thể loại EDM.
Năm qua, Việt Nam có không ít chương trình dành riêng cho EDM như The Remix – Hòa âm ánh sáng; các sự kiện âm nhạc với sự tham gia của các DJ nổi tiếng thế giới như Skrillex, Hardwell, Armin Van Buuren… Ngoài ra, các ngôi sao Hồ Ngọc Hà, Hoàng Thùy Linh, Tóc Tiên khiến khán giả thích thú với những sản phẩm theo dòng nhạc này.
Chương trình The Remix khởi động mùa 2 với nhiều nhân tố mới. Bên cạnh đó, dàn DJ, producer trẻ trung, nhiều năng lượng như Đỗ Hiếu, Long Halo, Trang Moon, Khắc Hưng… hứa hẹn sẽ có một năm gặt hái được nhiều thành tựu đối với dòng nhạc này.
Nếu như 2015 là được xem năm “bản lề” thì 2016 sẽ là năm nhạc điện tử sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhạc số – hướng đi tất yếu
Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường nhạc số (streaming) phát triển mạnh, chiếm thị phần lớn trong thói quen nghe nhạc của khán giả. Cùng với sự phát triển này, vấn đề bản quyền, tác quyền về mảng nhạc trực tuyến cũng được thắt chặt và quản lý rõ ràng.
Năm qua cho thấy sự thắng thế của nhạc số so với thị trường đĩa nhạc truyền thống. Đây thực sự là hướng đi hợp thời của những nghệ sĩ pop hiện nay. Không chỉ giảm thiểu chi phí, việc phát hành trực tuyến- kênh nghe nhạc chủ yếu của giới trẻ cũng là hướng đi khôn ngoan của ca sĩ.
Tuy nhiên, việc ra mắt các ấn bản đĩa nhạc truyền thông vẫn là điều cần thiết đối với thị trường âm nhạc của Việt Nam. Nó không chỉ đánh dấu mốc sự nghiệp mà còn cho thấy năng lượng và sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Năm 2015, một vài đĩa nhạc đã tạo được tiếng nói độc đáo, khiến khán giả quan tâm như Bóng tối jazz, Dreamer – Những kẻ mộng mơ…
Tập trung vào sản phẩm đơn, MV
Cùng với sự phát triển của thị trường nhạc số, các sản phẩm đơn lẻ như single, MV ( video ca nhạc) cũng trở thành hướng đi tất yếu của Vpop. Những cái tên đình đám nhất của nhạc Việt năm qua như Sơn Tùng M-TP, Tiên Tiên, Tóc Tiên đều phủ sóng bằng các sản phẩm đơn lẻ.
Tiên Tiên là nghệ sĩ mới thành công với những sản phẩm âm nhạc đơn lẻ trên mạng Internet. Ảnh: NVCC
Video đang HOT
Sơn Tùng gia nhập làng hơn 3 năm, từng hoạt động giới trướng của 2 công ty về âm nhạc là Văn production và Wepro tuy nhiên chưa từng ra bất cứ album nào. Thay vào đó, anh nổi tiếng với những bản hit, MV như Cơn mưa ngang quan, Em của ngày hôm qua, Không phải dạng vừa đâu, Âm thầm bên em. Một hiện tượng khác là ca/nhạc sĩ Tiên Tiên, nổi lên trong năm 2015 với những đĩa đơn phát hành rải rác trong năm.
Cac ca si cung thương gây ân tương băng cach đâu tư cac video ca nhạc đep, hoanh trang, đanh vao thi hiêu va thoi quen nghe nhac qua mang internet.
Xu hướng “1 bài hát nhiều bản phối”
Vpop đang hình thành thói quen làm nhạc “1 ca khúc nhiều bản phối/hòa thanh”. Dù chỉ 1 bài hát nhưng khán giả có thể nghe theo nhiều phong cách khác nhau từ acoustic mộc mạc, pop sôi nổi cho đến Rn’B, EDM.
Tuy là các sản phẩm đơn lẻ nhưng các nghệ sĩ luôn biết cách biến hóa để chúng trở nên phù hợp với thị hiếu đa dạng của khán giả. Đây không chỉ đơn thuần là việc “tận dụng” ca khúc mà còn cho thấy sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
Các nghệ sĩ trẻ như Tiên Tiên, Châu Đăng Khoa, Trung Quân Idol thực sự thành công với hướng đi này. Những bản hit của Tiên Tiên như My Everything, Say you do, Vì tôi còn sống – mỗi ca khúc đều có những phiên bản theo các thể loại âm nhạc khác nhau.
Phát triển hình thức lễ hội âm nhạc
Lễ hội âm nhạc (Music Festival) không còn là hình thức biểu diễn mới trên thế giới nhưng lại đang tạo nên sức hút tại Việt Nam. Những sự kiện này thường mang đến những trải nghiệm thú vị và tiếp cận văn hóa thưởng thức nghệ thuật độc đáo khác.
Ngôi sao quốc tế Joss Stone trình diễn tại Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa 2015. Ảnh:MMF
Trong năm 2015, các lễ hội âm nhạc thu hút hàng chục nghìn khán giả tham dự. Các sự kiện lớn có thể được kể đến như Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa (Monsoon Music Festival 2015) tại Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội, Sontinh Camp (Ba Vì, Hà Nội), YBF tại TP HCM…
Hình thức lễ hội âm nhạc dự đoán sẽ bùng nổ trong năm nay không chỉ bởi sự hợp thời mà còn đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Nhìn vào quy mô của các lễ hội và số lượng khán giả tăng lên trong 2 năm gần đây có thể cho thấy được dự đoán này là có cơ sở.
Cuộc thi hát vẫn chiếm sóng giờ vàng
Dù tài năng và scandal đang ngày càng tỷ lệ nghịch với nhau nhưng các cuộc thi về âm nhạc sẽ vẫn là món “chính” của khán giả dịp cuối tuần.
Giọng hát Việt 2015 gặp nhiều bê bối khiến khán giả ngán ngẩm. Ảnh: GHV
Các cuộc thi tìm kiếm tài năng như Giọng hát Việt, Vietnam Idol, Học viện ngôi sao, Nhân tố bí ẩn… vẫn thu hút sự quan tâm đến khán giả. Các nhà sản xuất cũng đang có những nỗ lực đổi mới, cách tân để các chương trình này để hấp dẫn và thu hút khán giả hơn.
Bên cạnh đó những cuộc thi chiếm nhiều yếu tố giải trí hơn như Hòa âm ánh sáng, Tuyệt đỉnh tranh tài, Gương mặt thân quen… vẫn là “món ăn” hấp dẫn đối với công chúng trẻ.
Theo Zing
2015: Vpop và một năm thiếu hit
Trong năm 2015, hiếm có ca khúc nào trở thành hiện tượng kéo dài đủ để trở thành bài hát được yêu thích nhất trong năm.
Năm nay, việc Giải Mai Vàng không có đề cử cho Bài hát của năm có thể sẽ khiến nhiều khán giả yêu nhạc cảm thấy bỡ ngỡ, có gì đó tiếc nuối bởi cùng với hạng mục ca sĩ, các bài hát có thể coi là đại diện cho bề nổi của đời sống âm nhạc đại chúng trong năm.
Những bài hát trở thành hit cũng cho chúng ta thấy được phần nào diện mạo và xu hướng âm nhạc thịnh hành của năm đó. Việc không có đủ bài hát mới xứng đáng để lọt vào các đề cử của một giải thưởng uy tín cũng lại cho thấy những thực tế cần nhìn nhận về thị trường âm nhạc trong năm.
Đời sống của bài hit ngày càng ngắn
Năm ngoái, Bốn chữ lắm càn quét khắp các trận địa âm nhạc, từ online tới sân khấu và nhất là các giải thưởng, có thể coi đó là bài hit đình đám nhất trong năm. Việc bài hát này chiến thắng ở nhiều cuộc đua giải thưởng không gây ra thắc mắc hay tranh cãi gì.
Đã lâu rồi nhạc Việt mới có một bài hát thú vị như thế, trẻ trung hiện đại mà lại vẫn giàu chất Việt (như một đòi hỏi đương nhiên). Thường sau những cuộc lên ngôi như thế, người ta luôn có tâm lý chờ đợi những bài hit đỉnh cao hơn, ầm ĩ hơn, với hy vọng nhờ đó đời sống ca nhạc sẽ sôi động hơn.
Boom Boom của Đông Nhi cũng đã làm nên hiện tượng trên mạng ngay khi vừa ra mắt.
Thực tế cho thấy năm nay, thị trường ca nhạc cũng không phải thiếu bài hit. Sự nổi lên bất ngờ của những ca sĩ kiêm nhạc sĩ như Tiên Tiên đã khiến khu vực khán giả trẻ, chủ yếu là học sinh - sinh viên, phát sốt với những bài hát nhí nhảnh về tình yêu tuổi mới lớn.
Cuộc trở về ồn ào của Tóc Tiên cũng kéo theo một số bài hát do cô trình bày trở thành hit hay các ngôi sao hàng đầu như Hồ Ngọc Hà, Thu Minh... đều có bài hát mới và ít nhất với các fan của những ca sĩ này. Đó cũng là những bài hit hoặc gần cuối năm có những MV (video ca nhạc) mới được sản xuất như Thật bất ngờ với Trúc Nhân (người góp phần làm nên hiện tượng Bốn chữ lắm), Mona Lisa với Văn Mai Hương hay Boom Boom của Đông Nhi cũng tạo nên hiện tượng mạng.
Nhưng thực sự, chưa có bài hát nào trong số những bài hát ấy trở thành hiện tượng kéo dài đủ để người ta phải nghĩ về chúng như những bài hát được yêu thích nhất trong năm.
Trong năm 2015, hiếm có ca khúc nào trở thành hiện tượng kéo dài đủ để trở thành bài hát được yêu thích nhất trong năm.
Có thể hiểu đơn giản rằng đời sống của một bài hit ngày càng ngắn. Nhưng điều này không có tính quy luật mà phụ thuộc vào sức sáng tạo cá nhân. Chúng ta nói bài hát thời nay không có đời sống dài không có nghĩa là âm nhạc hiện thời quá kém cỏi. Chỉ là chưa tới lúc bài hát hay xuất hiện thôi.
Giới sản xuất âm nhạc thế giới vẫn có một quan niệm nghe hơi... mê tín là các giai điệu hay sẽ xuất hiện theo một chu kỳ nào đó kiểu... vận hành cung hoàng đạo, tương đương với sự xuất hiện của những cá nhân xuất sắc, không phải lúc nào cũng sẵn ra đó để thị trường âm nhạc tận hưởng.
Nhạc pop thế giới đã mất nhiều năm quay cuồng một cách luẩn quẩn trong cơn sốt nhạc điện tử, nhạc R&B kiểu thành thị ăn nhờ tiết tấu là chính, cho tới khi đột nhiên Adele xuất hiện mang tới những giai điệu tuyệt đẹp cùng thứ âm nhạc giản dị mà có sức chinh phục mãnh liệt, thế là thắng!
Sự tương đồng với thế giới
Đối chiếu cách nhìn ấy về thị trường nhạc Việt, chúng ta sẽ thấy sự tương đồng. Ở giữa thời điểm gần như hầu hết ca sĩ trẻ, ca sĩ xuất thân từ các cuộc thi nói câu trước câu sau là tuyên bố sẽ chọn R&B để theo đuổi dù chưa hình dung ra đó là thứ âm nhạc gì, chỉ biết là thời thượng hoặc nhiều ca sĩ khác chọn quay về hát nhạc xưa cho an toàn. Bỗng nhiên những bài hát có đủ các tính chất thời thượng đó nhưng lại đầy màu sắc Việt Nam xuất hiện và làm mưa làm gió như Bốn chữ lắm, Bác làm vườn và con chim sâu... khiến khán giả ngỡ ngàng trước sự trưởng thành của một lớp nhạc sĩ mới với một tinh thần âm nhạc mới mẻ.
Lê Đức Hùng (Mew Amazing) - một nhạc sĩ trẻ tài năng của làng nhạc Việt.
Không ăn sẵn vào những chất liệu quốc tế thịnh hành mà biết tìm ra những gì hay và thích hợp với khán giả Việt để đưa vào đó những màu sắc âm nhạc Việt Nam, đó chính là sự sáng tạo.
Một loạt gương mặt trẻ nổi lên từ sân chơi dường như là duy nhất dành cho giới sáng tác trên truyền hình là Bài hát Việt đã tiếp thêm cho nhạc Việt một luồng sinh khí mới.
Người ta tin rằng những cái tên như Phạm Toàn Thắng, Phạm Hải Âu, Lê Đức Hùng, Tiên Tiên, Vũ Cát Tường, Linh Lan, Lê Hà Nguyên... sẽ đủ sức làm nên một điều gì đó mà nhạc Việt đang chờ đợi.
Quy luật lành mạnh
Sức sáng tạo cũng cần thời gian để vun đắp và tái sản xuất nên việc một nhạc sĩ năm trước có nhiều bài hit, năm sau không có bài nào cũng là bình thường.
Có thể họ đã ổn định và đi vào chuyên môn chiều sâu, cần thời gian cho những dự án âm nhạc dài hơi hơn là những bài hát bất ngờ có tính ăn may. Đó là điều tốt cho âm nhạc để tạo nên một thị trường bền vững.
Trong khi đó, một lớp trẻ hơn, mới hơn đang dần hình thành, cho dù điều bất ngờ chưa xảy đến không có nghĩa là không thể đến.
Cho nên, nếu năm nay thiếu một cuộc chấn động như Bốn chữ lắm thì khán giả vẫn có thể yên tâm là các nhạc sĩ của chúng ta vẫn đang âm thầm làm việc để tạo ra nhiều chữ lắm hơn. Đó mới là quy luật lành mạnh của một đời sống âm nhạc.
Theo Nguyễn Minh/Báo Người Lao Động
Vpop 2015: Nhạc điện tử chỉ là 'cơn sốt ảo' Mặc dù được coi là xu hướng âm nhạc lên ngôi ở Vpop nhưng thực tế nhạc điện tử EDM lại không phải thể loại âm nhạc phủ sóng các ca khúc được nghe nhiều nhất năm qua. Xu hướng của năm Nhac điên tư tưng len loi trong thi trương âm nhac Viêt Nam vơi thê nghiêm cua nhiều nghê si nôi...