Dự đoán phản ứng của Trung Quốc trước phiên toà quốc tế về Biển Đông
Giới chức các nước trên thế giới kêu gọi Trung Quốc nên tuân thủ theo công ước về luật biển.
Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) dẫn nhận định của thành viên cấp cao chuyên về châu Á của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ, giáo sư Jerome A. Cohen (Đại học Luật New York) về thái độ của Trung Quốc trước phán quyết của Toà án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại Hà Lan vào tháng 6 tới.
Phiên toà lần này được tổ chức nhằm đưa ra phán quyết cho việc Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách “đường 9 đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) thể hiện chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông hồi tháng 1/2013. Theo đó, dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), phía Philippines mong đợi sẽ sớm có quyết định cuối cùng cho phiên toà này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị (phải)
Giới quan sát quốc tế cho rằng nếu bác bỏ hoặc không tuân thủ theo phán quyết của toà án, Bắc Kinh sẽ gây tổn hại đến UNCLOS, công ước quốc tế đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán. Họ dự đoán rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cách đối phó với những tuyên bố sau phiên toà, ví dụ như tìm kiếm sự ủng hộ của các nước khác.
Chỉ ngay trong tháng 4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tích cực vận động, kêu gọi sự ủng hộ của Nga trong nỗ lực phản đối vụ kiện của Philippines. Ông Vương nói với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov rằng hai nước cần “bắt tay nhau phản đối việc quốc tế hoá” các tranh chấp trên Biển Đông.
Giáo sư Cohen nhận định nếu Bắc Kinh cố gắng tìm cách trốn tránh, ngang ngược không chấp thuận tuân theo UNCLOS thì người dân thế giới có thể theo đó khắc sâu hình ảnh một đất nước không tuân thủ luật pháp quốc tế. Điều này làm hỏng chính lợi ích riêng của Trung Quốc khi ảnh hưởng đến nhiều vấn đề quan trọng khác trong tương lai. Theo đó, ông Cohen cho rằng Trung Quốc nên chấp nhận phán quyết của PCA, coi đó là cơ sở của các cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm những thoả thuận hợp lý.
Trước sự “bành trướng” hiên ngang của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian gần đây, giới chức nhiều nước cũng đã đưa ra những tuyên bố nhằm kêu gọi Bắc Kinh nên tuân thủ luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Ông Hugo Swire cho rằng phán quyết sắp tới của Toà án trọng tài Quốc tế PCA là cơ hội để Trung Quốc và Philippines khởi động lại những đàm phán đối thoại mới.
Ông Hugo Swire, Quốc Vụ khanh khu vực Đông Nam Á của Bộ ngoại giao Anh rằng, London xem phán quyết sắp tới của PCA là cơ hội để Trung Quốc và Philippines khởi động lại những đối thoại về tranh chấp lãnh thổ.
“Mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc thời gian qua đã “ấm” lên, Anh hoàn toàn quan tâm đến hoạt động thu hút đầu tư từ Trung Quốc. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi xem nhẹ vấn đề lạm dụng nhân quyền và những thông tin về sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tôi hy vọng phán quyết của PCA sẽ được tất cả các bên liên quan tuân thủ”, ông Swire nhấn mạnh.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Colin Willett, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương phát biểu trong cuộc điện đàm với báo giới các quốc gia: “Vụ kiện sẽ đưa ra những quyết định về không gian hàng hải và quyền của các bên tranh chấp. Đó là cơ hội cho giải pháp ngoại giao thực sự. Nếu Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của toà án, họ sẽ tự đẩy đất nước vào cuộc xung đột sâu hơn với các quốc gia láng giềng”, bà Willett nói.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh không chấp nhận sự can thiệp của Toà án Trọng tài quốc tế PCA.
Phản hồi trước nhận định trên, phía Trung Quốc thể hiện sự phẫn nộ bằng tuyên bố của bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng: “Điều này thể hiện sự phân biệt đối xử và đi ngược lại tuyên bố của Anh khi hứa rằng không đứng về phía bên nào”.
Thêm vào đó, bà Hoa “đẩy” trách nhiệm, đổ lỗi cho Mỹ và Philippines chính là nhân tố gây căng thẳng ở Biển Đông chứ không phải Trung Quốc. Bà Hoa Xuân Oánh lặp đi lặp lại trong cuộc họp báo hằng ngày rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận và không tham gia phiên toà của PCA vì cho rằng đó là “sự lạm dụng luật pháp quốc tế nhằm khiêu khích chính trị” (?).
Theo Reuters, Trung Quốc luôn thẳng thừng phản đối cũng như nhiều lần không công nhận vụ kiện và khăng khăng rằng mọi tranh chấp nên được giải quyết bằng biện pháp hoà bình thông qua các cuộc đàm phán song phương. Không những vậy, Bắc Kinh vẫn hiên ngang “mơ hồ” tuyên bố chủ quyền trên 85% khu vực Biển Đông và phủ nhận quyền của Toà án quốc tế trong mọi trường hợp.
Hôm 11/4 vừa qua, Nhật Bản cũng từng bàn luận về vấn đề Biển Đông tại cuộc họp Ngoại trưởng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra vào tháng 5 tới. Theo đó, các nước phương Tây có thể sẽ tăng sự quan tâm và có thê nhiều phản ứng trước những động thái của Trung Quốc. Giới phê bình quốc tế vẫn ấp ủ những hy vọng rằng Bắc Kinh có thể thay đổi các hoạt động của mình để tuân thủ nguyên tắc của UNCLOS.
Phương Hà
Theo_Người Đưa Tin
Philippines yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết vụ kiện Biển Đông
Philippines ngày 29/2 yêu cầu Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết mà Tòa Trọng tài Quốc tế sắp công bố liên quan đến vụ kiện Biển Đông.
Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhấn mạnh: "Philippines và cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa cũng như cùng tuân thủ luật pháp quốc tế".
"Nếu Trung Quốc không đáp ứng lời kêu gọi của chúng tôi, phải chăng Trung Quốc đang coi mình đứng trên cả luật pháp", ông Rosario nói.
Hình ảnh một bãi đá bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ảnh Reuters
Theo ông Rosario, phán quyết về vụ kiện Biển Đông sẽ được Tòa công bố vào tháng 5 tới và Manila và Bắc Kinh đã gặp nhau vài lần để đối thoại về những tranh chấp trên Biển Đông nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể nào.
Lời kêu gọi của ông Rosario được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc trước đó đã cáo buộc Philippines "cố tình khích động chính trị". Trung Quốc từng từ chối công nhận tính pháp lý của Tòa và nhấn mạnh, mọi tranh chấp đều phải giải quyết qua đối thoại song phương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cùng ngày nhắc lại quan điểm rằng, Trung Quốc sẽ không tham dự phiên xét xử của Tòa.
Trước đó, trong chuyến thăm Mỹ tuần trước, trước tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh việc quân sự hóa ở Biển Đông bằng việc xây dựng các công trình quân sự và đưa các trang thiết bị quân sự đến các đảo nhân tạo [mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông- ND], Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng bao biện rằng, đây chỉ là hành động mang tính tự vệ.
Ông Vương Nghị cũng tuyên bố, Trung Quốc vẫn sẵn sàng thực hiện đàm phán song phương với các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông.
Trong một diễn biến có liên quan, Philippines và Nhật Bản- nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông- đã ký một thỏa thuận quân sự cho phép Nhật Bản chuyển giao máy bay và trang thiết bị quân sự cho Philippines.
Theo đó, Nhật Bản sẵn sàng cho Philippines mượn ít nhất 5 máy bay TC-90 King Air để phục vụ việc huấn luyện bay trinh sát. Ngoài ra, Philippines cũng muốn mua các máy bay P3C-Orion của Nhật Bản sau khi Nhật Bản chuyển sang sử dụng máy bay trinh sát P1 hiện đại hơn./.
Trần Khánh
Theo_VOV
PCA bắt đầu phần tranh tụng vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) đã bắt đầu nghe phần tranh tụng về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Theo Diplomat, vòng đầu tiên của phiên tranh tụng này sẽ diễn ra từ ngày 24-30/11 sau khi PCA tháng trước ra phán quyết rằng Tòa có quyền pháp lý để xét xử vụ việc này. Một phiên tranh tụng tại...