Dự đoán những thiết kế sẽ được chọn vào vòng trong cuộc thi trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy
Hãy cùng xem những tác phẩm thiết kế trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy nào đang nhận được sự yêu thích của khán giả nhé!
Vậy là chỉ còn ít giờ nữa, cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy – đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ 2019 sẽ khép lại vòng bình chọn online. Với chủ đề cuộc thi là ‘Tinh hoa Việt Nam’, hàng loạt bài thi gửi về khiến nhiều người bất ngờ với tài năng sáng tạo của các thí sinh. Dưới đây là top những bài thi có số lượt bình chọn cao.
‘Sơn Tinh – Thủy Tinh’ của tác giả Lương Đức Minh đang bỏ xa các đối thủ khác với 69 nghìn lượt thích. Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ cuộc chiến giành lấy tình yêu của 2 vị thần và qua đó thể hiện sự kiên cường, bất khuất đối với thảm họa thiên nhiên của người dân Việt. Sự bình dị, mộc mạc của người dân Việt được thể hiện qua sắc nâu trầm ấm và 2 màu nóng lạnh tương phản thể hiện cuộc chiến không khoan nhượng giữa 2 vị thần trong truyền thuyết của dân tộc.
Với hơn 62 nghìn lượt thích, ‘Ngọc Phương Đông’ của tác giả Phạm Lâm Mỹ đang là một trong những thiết kế có lượt bình chọn thuộc hàng top khi khai thác hình ảnh quen thuộc cây lúa. Ở phía trên, hình tượng chim lạc được đặt hướng đầu lên trên với ý nghĩa mang những tinh hoa Việt Nam phát triển và hội nhập cùng thế giới.
Sắc cò’ với 29 nghìn lượt thích được lấy cảm hứng từ một loài chim gắn liền với nông thôn Việt Nam và đã đi vào nhiều tác phẩm văn học, gắn liền với người nông dân. ‘Hình tượng con cò lam lũ, siêng năng, tần tảo như con người Việt Nam’ – Nguyễn Quốc Việt chia sẻ về ý tưởng.
Thiết kế mang tên ‘Văn Lang ngàn thu’ của tác giả Đỗ Thị Thu Vân được lấy cảm hứng từ nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của Việt Nam. ‘Thiết kế là sự kết hợp của hình ảnh Vua Hùng và hình ảnh chiến binh tay cầm vũ khí xông pha, bảo vệ bờ cõi. Phần mũ đội được thiết kế theo mũ đội của vua Hùng. Trống Đồng tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa, là biểu tượng cho sự phát triển của văn hóa Đông Sơn lúc bấy giờ, là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta trong suốt hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước cho đến nay. Tổng thể bộ trang phục mang màu vàng nổi bật, thể hiện sự chiến thắng, sự hạnh phúc, lạc quan, thể hiện sự quyền uy của vua chúa và trong thời kỳ Văn Lang, đó là các vua Hùng. Màu vàng của lúa, của trống đồng, của mặt trời thời kỳ Văn Lang… qua đó ta thấy được sự phát triển thịnh vượng và rực rỡ của đất nước những thời kỳ đầu lịch sử’ – Thu Vân chia sẻ về thiết kế đang nhận được 37 nghìn lượt thích.
‘Nàng lụa’ của Nguyễn Quốc Việt nhận được 24 nghìn lượt thích. Nói về cảm hứng tạo nên ‘Nàng lụa’, Nguyễn Quốc Việt cho biết: ‘ Tình yêu của tấm lụa gợi nhắc đến hình ảnh những cô gái Bắc với chiếc áo tứ thân, nón quai thao. Tuy vậy, những hình ảnh ấy đơn sơ, giản dị ấy đã đi vào tiềm thức và luôn lắng đọng trong lòng người Việt’.
Video đang HOT
Lấy cảm hứng thời Âu Lạc Hùng Vương, ‘Sắc hồn Việt’ của tác giả Đặng Ngọc Minh Quân được nhấn thêm chi tiết hoa văn thời hùng lên trang phục dân tộc, mỗi chi tiết nhỏ đến lớn đều mang một ý nghĩa câu chuyện để làm nên bộ trang phục hoàn chỉnh, tôn vinh sự mạnh mẽ hay linh hồn của con người Việt Nam trên đấu trường Quốc tế. Hiện tại, thiết kế này đang nhận được 22 nghìn lượt thích.
‘Cửu Long giang’ của tác giả Nguyễn Anh Khương với hơn 29 nghìn lượt thích được lấy cảm hứng từ đồng bằng sông Cửu Long với 9 con rồng chung 1 thân thể hiện sự gắn kết. Hình ảnh người dân chèo thuyền, đánh bắt trên sông Cửu Long được tái hiện qua họa tiết trên tà áo phía sau.
Với 22 nghìn lượt thích, ‘Mùa gặt’ của tác giả Đinh Thiên Phú được lấy ý tưởng từ cây lúa – loại cây đã gắn bó với người Việt từ thuở xa xưa và là biểu tượng của sự kiên cường, chịu khó khi trải qua bao nắng mưa nhưng thân gầy guộc, mảnh mai vẫn đứng vững, hiên ngang giữa đất trời. Bộ trang phục với tông màu vàng chủ đạo, và những đạo cụ kèm theo như lưỡi liềm cầm trên tay và một chú bù nhìn rơm cắm lên sân khấu lúc trình diễn.
‘Màu của nước’ của tác giả Lò Văn Lịch với ý tưởng trên nền một bộ áo dài gần gũi với màu sắc chủ đạo là xanh – màu xanh của nước, của trời. Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam. Trên bước đường hội nhập, trang phục của người Việt Nam trở nên phong phú đa dạng hơn, song chiếc áo dài sẽ mãi gắn bó với tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, tôn vinh vẻ đẹp đằm thắm, kiêu sa và duyên dáng. Tác phẩm này đang nhận được 21 nghìn lượt thích của khán giả.
‘Tình tang’ của tác giả Phạm Lâm Mỹ là bộ trang phục khai thác chất liệu dân gian và hình tượng Quốc hoa của Việt Nam – hoa sen. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt cũng được ví như hoa sen luôn lam lũ, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh sống mà vẫn giữ được phẩm giá và đức hạnh. Thiết kế này hiện đang nhận được 24 nghìn lượt yêu thích của khán giả.
Tác phẩm ‘Tấm’ của tác giả Trần Hoàng Duy với 37 nghìn lượt thích được lấy cảm hứng từ hình ảnh cô Tấm bước ra từ trong quả thị, là một chi tiết trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Tấm – hiện thân cho vẻ đẹp cốt cách của người phụ nữ Việt Nam vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Trang phục được cách điệu từ chiếc áo tứ thân kết hợp với áo dài truyền thống và nón quai thao. Tác phẩm được thiết kế dựa trên những tinh hoa cũ nhưng được biến tấu theo hơi thở hiện đại, với các họa tiết thân thuộc từ những lần hóa thân của cô Tấm như: chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị.
Ý tưởng thiết kế của ‘Vũ Điệu trên sông Hàn’ mà tác giả Đặng Mỹ Linh chia sẻ chính là bắt nguồn từ cuộc thi Pháo hoa Quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng. Từ lâu, pháo hoa được xem như món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân không chỉ trong thời khắc giao thừa mà còn trong các dịp lễ lớn khác. Hình ảnh pháo hoa với sự rực rỡ màu sắc của ánh sáng kết hợp với âm thanh sinh động là biểu tượng của sự thành công, chào đón những điều tốt lành, cầu mong hạnh phúc và thịnh vượng trong tương lai. Tác phẩm này nhận được 24 nghìn lượt thích của khán giả.
Thiết kế ‘Mưa Tây Bắc’ với hơn 20 nghìn lượt thích của tác giả Nguyễn Trọng Tâm được lấy ý tưởng từ những thửa ruộng bậc thang của miền Tây Bắc Việt Nam. Những ai một lần đến với vùng Tây Bắc sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp như những nấc thang lên thiên đường. Đặc biệt hơn vào mùa lúa chín, một màu vàng óng ả tuyệt đẹp thu hút nhiều du khách, đây chính là khoảnh khắc làm say đắm rất nhiều người và được chọn làm đề tài của nhiều tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, văn học – nghệ thuật và thời trang.
Min
Theo tiin.vn
Cận cảnh mẫu thiết kế Hoàng Thùy xác nhận là yêu thích nhất khiến ai cũng phải trầm trồ
Hoàng Thùy chia sẻ về mẫu thiết kế trang phục dân tộc mà cô thích nhất đây hứa hẹn sẽ là một trong những "bom tấn" của đấu trường nhan sắc Miss Universe năm 2019.
Vừa qua trong cuộc gặp gỡ thân mật với nam MC Nguyên Khang, đại diện Việt Nam - Hoàng Thùy đã có chia sẻ chính thức về mẫu thiết kế trang phục dân tộc mà nàng hậu yêu thích nhất.
Theo lời diễn tả của người đẹp gốc Thanh Hóa thì cô đặc biệt dành sự quan tâm cho mẫu thiết kế có tên là "Ngọc Phương Đông" - Đây cũng là một trong những bản vẽ được đầu tư công phu và đang thu hút sự chú ý của cộng đồng fan sắc đẹp bởi độ tinh tế và khả năng thực thi, ứng dụng cao.
Liên hệ với chính chủ nhân của mẫu trang phục "gây bão" này thì được biết bản vẽ mà Hoàng Thùy yêu thích mất gần nửa tháng để hoàn thành. Lâm Mỹ chia sẻ: " Từ những ý tưởng ban đầu mình mất khoảng 2 tuần để lên bản vẽ. Tính toán khả năng hiện thực bản vẽ, giữ được sự hoành tráng và hồn của bộ trang phục đây có lẽ là phần khó khăn nhất trong quá trình thiết kế".
"Ngọc Phương Đông" lúc đầu chọn tông màu trắng bạc làm chủ đạo nhưng sau này đã được chuyển sang màu vàng đồng ánh kim.
Chủ nhân sở hữu mẫu bản vẽ "triệu view" này cũng chính là cựu thí sinh đã từng đạt thành tích Top 5 ở cuộc thi năm 2016: "Bản thân mình thấy cuộc thi là sân chơi chuyên nghiệp và khá thú vị, đặc biệt là đối với các nhà thiết kế trẻ, đây cũng coi như là cơ hội rất tốt để thử thách bản thân và sự nghiệp.
Tuy nhiên, đã là cuộc thi nên cần dành rất nhiều tâm huyết và thời gian để hoàn thành nó, mình đã rất cố gắng phân bổ thời gian tham gia mà không để ảnh hưởng tới các dự án và công việc hiện tại. Có lẽ lý do lớn nhất là đam mê và nhớ nghề".
Mặc dù nhận được rất nhiều lời khen từ người hâm mộ nhưng thiết kế "Ngọc Phương Đông" vẫn vướng phải những tranh cãi từ công chúng vì cho rằng thiết kết khá giống với đầm dạ hội. Là người làm ra sản phẩm, Lâm Mỹ cho biết: "Mình có ghi nhận phản hồi từ mọi người, nếu đơn thuần nhìn qua bản vẽ, đúng là có phần giống với đầm dạ hội vì phần chân váy mình thiết kế dài và bồng bềnh.
Nhưng với một nhà thiết kế theo mình thấy đối với những bộ National Costume ngoài yếu tố trình diễn, hoành tráng, mới lạ, mang đậm bản sắc dân tộc , thì vấn đề thiết kế thế nào để người mặc có thể tự tin dễ dàng thể hiện hết cái hồn của bộ trang phục nên được đặt lên hàng đầu. Thế giới và chúng ta đã bước vào nền công nghiệp 4.0 rồi, mình muốn thiết kế của mình mang hồn dân tộc nhưng không thiếu đi nét tiên tiến và hiện đại".
Chiêm ngưỡng bản vẽ " Ngọc Phương Đông" - Mẫu thiết kế trang phục dân tộc mà Hoàng Thùy thích nhất không khỏi khiến khán giả phảm trầm trồ vì sự tỉ mỉ trong cách mà nhà thiết kế trẻ thể hiện ý tưởng của mình.
Phước Xuyên
Theo saostar.vn
Thiết kế quốc phục bị chỉ trích vì như 'khỏa thân giữa hồ sen' Bộ đồ bó sát tạo cảm giác 'mặc như không', chỉ dùng hoa sen để che chắn vùng nhạy cảm. Sau một tháng phát động, cuộc thi "Tuyển chọn thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe" đã nhận được khoảng 200 bài dự thi. Nhiều ý tưởng được khen ngợi vì mang tính đột phá xung...