Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Lần đầu tiên, các chuyên gia phát hiện và dự đoán được 2 hành tinh sẽ sớm bị sao trung tâm nuốt chửng trong hơn 100 triệu năm nữa.
Hình ảnh mô phỏng hai hành tinh sẽ bị mặt trời nuốt chửng – Ảnh: CfA
Theo Reuters, hai hành tinh lần lượt tên Kepler-56b và Kepler-56c sẽ rơi vào “mõm” của sao trung tâm trong 130 triệu năm và 155 triệu năm nữa.
“Tính đến giờ phút này, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học dự đoán được thời gian tử vong của hai hành tinh trong mộthệ mặt trời”, theo trưởng nhóm Gongjie Li của Trung tâm Vật lý học Thiên thể Harvard-Smithsonian (CFA) ở Massachusetts (Mỹ).
Video đang HOT
Kepler-56b mất 10,5 ngày để hoàn tất chu kỳ quanh sao trung tâm, trong khi Kepler-56c cần 21,4 ngày.
Cả hai đang ở khoảng cách quá gần so với sao Kepler-56, còn hơn khoảng cách giữa mặt trời – sao Thủy, và kết quả là chúng sẽ sớm bị diệt vong.
Ngay trước khi biến mất, hai hành tinh trên sẽ bị nung nóng với nhiệt độ khủng khiếp từ ngôi sao đang lớn dần, khiến khí quyển của chúng bị đun sôi và bốc hơi hoàn toàn.
Theo Xahoi
Lần đầu tiên quan sát khí quyển siêu Trái đất
Kính viễn vọng Hubble đã cho phép giới thiên văn học quan sát tình hình thời tiết tại một thế giới xa lạ, với kết quả dự đoán là trời đầy mây.
Hành tinh GJ 1214b - Ảnh: NASA
Một nhóm dẫn đầu bởi các chuyên gia của Đại học Chicago (Mỹ) cho hay, họ đã xác định được tình trạng khí quyển của một hành tinh thuộc dạng "siêu" Trái đất, và đây cũng là lần đầu tiên giới thiên văn học làm được điều này.
Hành tinh này, có khối lượng nằm giữa Trái đất với Hải Vương tinh, được đặt tên GJ1214b, đã cho thấy chứng cứ rõ ràng về sự hiện diện của mây trong khí quyển.
Kết quả trên được rút ra từ quá trình quan sát do Hubble thực hiện trong suốt 11 tháng, với tổng thời gian kéo dài 96 giờ, tức chương trình nghiên cứu dài nhất từng được kính viễn vọng này triển khai đối với một hành tinh, theo Space.com dẫn thông cáo báo chí của đại học trên.
"Chúng tôi thực sự đã đẩy Hubble đến mức giới hạn khi thực hiện cuộc đo đạc lần này", theo tác giả cuộc nghiên cứu Laura Kreidberg.
Do khoảng cách khá gần hệ mặt trời, chỉ cách địa cầu 40 năm ánh sáng, GJ 1214b là siêu Trái đất dễ quan sát nhất.
Theo các chuyên gia, mây trong khí quyển hành tinh trên có thể làm từ potassium chloride (KCl) hoặc zinc sulfide (ZnS) ở nhiệt độ 231 độ C.
Theo TNO
Sao Mộc kích hoạt sự sống trên Trái đất? Nghiên cứu mới cho thấy lực hấp dẫn của sao Mộc có thể đã ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái đất và từ đó tạo điều kiện cần thiết để sự sống sinh sôi. Sao Mộc được cho là đã ảnh hưởng đến vị trí và độ nghiêng của Trái đất như hiện nay - Ảnh: Astropt.org Sao Mộc cách Trái đất...