Dự đoán cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2015
Theo tờ Business Insider, cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine trong năm 2015 sẽ khó lòng kết thúc được.
Theo đó, tờ Business Insider cho rằng, khả năng rất cao, Nghị định thư Minsk (ký ngày 5/9) cũng như bản ghi nhớ Minsk kèm theo sẽ khó được các bên thực hiện đầy đủ. Đặc biệt, điều khoản kêu gọi các bên “rút các nhóm vũ trang, trang thiết bị quân sự cũng như chiến binh và lính đánh thuê” vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ đối với dư luận trong năm 2015 này.
Các binh sĩ Ukraine bước trên nóc các xe bọc thép chở quân (APC) trong lễ bàn giao các trang vũ khí quân sự tổ chức ở ngoại ô Zhytomyr ngày 5/1/2014.
Thực vậy, giả sử cuộc xung đột đó phân ra được ai là “kẻ thắng người thua” thì khả năng “người thắng cuộc” lại tự nguyện hạ vũ khí và nhượng lại vùng đất mà họ vừa chiếm được cho kẻ bại trận gần như là không thể có. Đó dường như là dự đoán có nhiều khả năng xảy ra nhất đối với các dân quân ly khai vùng Donbass bởi vì họ thiếu một cơ quan chỉ huy thống nhất cũng như một đội ngũ lãnh đạo khăng khít.
Vì lẽ đó, đoàn Giám sát đặc biệt (SMM) của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang tác nghiệp ở Ukraine cũng sẽ khó có cơ hội để thoải mái giám sát tình hình chiến sự ở vùng chiến cũng như hoạt động triển khai quân và vũ khí của phe ly khai. Đó là hai điều khoản khác được nêu trong Thỏa thuận Minsk.
Gần đây, Kiev cáo buộc, 20.000 chiến binh ly khai đang hiện diện ở miền đông, trong số đó có tới 7.500 là lính chuyên nghiệp Nga. Bỏ qua về việc số lượng quân ly khai trên là chính xác hay không thì vẫn có rất ít cơ hội để các quan sát viên OSCE xác nhận hay bác bỏ cáo buộc trên.
Cuối cùng, việc thực thi các điều khoản nhằm khôi phục chủ quyền cho Ukraine sẽ là điều chúng ta khó trông thấy trong năm 2015. Bởi lẽ, các luật “phân quyền” hay các sửa đổi của nó đều sẽ bị phe ly khai chối bỏ.
Lính Ukraine tập trung gần Slaviansk ngày 8/7/2014.
Vô hình chung, các lời kêu gọi gỡ bỏ lệnh cấm vận lên Moscow với điều kiện Nga thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk sẽ nhận được không ít những hoài nghi của mọi người.
Đặc biệt, nếu trong trường hợp Ukraine trở thành thành viên chính thức của EU và đặc biệt là của NATO, thì đó sẽ là điều mà Nga lo ngại bấy lâu nay. Chính bởi lẽ đó, bất chấp các trừng phạt hay sụt giảm kinh tế, Nga cũng sẽ không thay đổi các mục tiêu chiến lược của họ trong năm 2015. Do vậy, Moscow sẽ cố gắng làm mọi điều để duy trì áp lực lên Kiev. Điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ không đồng ý bất cứ điều gì khiến sự tồn vong của hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine (bao gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk – DPR và Cộng hòa Nhân dân Lugansk – LPR) lâm vào nguy hiểm.
Bài báo trên cho rằng, điện Kremlin có lẽ cũng không hi vọng về một “cuộc xung đột đóng băng” ở Donbass. Đối với họ, tình hình xung đột có đóng băng cũng chưa chắc đã ngăn được một “phiên bản Ba Lan thứ hai” đối với Ukraine.
Video đang HOT
Cùng với đó, Nga sẽ không đơn phương gửi lực lượng hòa bình tới vùng miền đông Ukraine trong năm 2015. Làm như vậy, họ sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng như thiết lập trật tự cũng như cứu vãn nền kinh tế bị tàn phá nặng nề ở vùng đất nhiều chiến sự trên. Theo báo này, Nga muốn dùng Donbass làm đòn bẩy cho mình chứ không hề muốn chiếm đóng vùng lãnh thổ đó. Moscow hi vọng, DPR và LPR vẫn sẽ là một phần của Ukraine nhưng hai vùng đất đó sẽ có quyền phủ quyết trong vấn đề gia nhập các liên minh hay các mối quan hệ hướng ngoại của chính quyền trung ương Kiev.
Đoàn xe quân sự của dân quân ly khai thân Nga đang tiến về hướng Donetsk ngày 10/12/2014.
Tờ Business Insider đặt ra nghi ngờ, Ukraine và phương Tây, chứ không phải là Nga, sẽ chi trả cho công cuộc tái kiến thiết nền kinh tế vùng Donbas. Đến lúc đó, miền đông Ukraine, vùng đất đã trải qua một thời gian khá dài trong tình trạng bất ổn nội bộ và suy giảm kinh tế trầm trọng, sẽ khiến các nước phương Tây và cả Kiev tiêu tốn số tiền không nhỏ để vực dậy nơi này. Chính điều đó sẽ gây nên sự chia rẽ trong các nước phương Tây và cuối cùng dẫn tới việc quay trở lại một chính phủ thân Nga ở Kiev.
Tuy nhiên, có rất ít cơ hội để Kremlin đạt được các mục tiêu đó trong năm 2015 này. Do vậy, để đạt được những điều đó, theo tờ báo trên, Nga sẽ vẫn duy trì áp lực quân sự, kinh tế và cả chính trị lên Ukraine xuyên suốt trong năm 2015.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc hạ uy không lực Mỹ bằng cách nào?
Khi Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa các máy bay chiến đấu thì vị trí vượt trội của Mỹ đang dần mất đi.
Business Insider dẫn phân tích của Ủy ban An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung 2014 cho biết, Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện có khoảng 2.200 máy bay đang vận hành, gần 600 trong số đó được cho là hiện đại.
Máy bay J-20 của Trung Quốc
Bản phân tích cho biết: "Hồi đầu những năm 1990, Bắc Kinh bắt đầu chương trình hiện đại hóa toàn diện, nhằm nâng cấp Không quân PLA thành một lực lượng hiện đại, đa chức năng có thể phóng chiếu chính xác sức mạnh trên không bên ngoài biên giới Trung Quốc, tiến hành phòng không và tên lửa, cung cấp thông tin cảnh báo sớm".
Về mặt máy bay tàng hình, tài liệu này đề cập tới các chuyến bay gần đây của nguyên mẫu J-20, và nói rằng chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ năm này tối tân hơn mọi máy bay khác triển khai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm một phiên bản máy bay tàng hình nhỏ hơn gọi là FC-31.
Máy bay J-31 của Trung Quốc
Trung Quốc đã cho trình diễn máy bay Shenyang FC-31 tại Triển lãm hàng không Chu Hải. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, hiện chưa rõ máy bay này có thể đuổi kịp và cạnh tranh về mặt tiềm lực công nghệ với chiếc siêu cơ F-35 của Mỹ hay không.
Cũng theo báo cáo này, các ưu thế về công nghệ trong nền tảng vũ khí, không quân và hải quân đang suy giảm nhanh chóng. Để minh họa cho điểm này, tài liệu dẫn lời của một nhà phân tích so sánh giữa các máy bay Mỹ và Trung Quốc từ hai mươi năm trước và các phiên bản ngày nay.
Chẳng hạn vào thời điểm 1995, một chiếc F-15, F-16 hay F/A-18 có thể vượt xa chiếc J-6 của Trung Quốc. Nhưng nay, J-10 và J-11 của Trung Quốc thậm chí &'ngang ngửa' về tiềm lực với bản F-15 nâng cấp của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất và dự định mua Su-35 của Nga.
"Chiếc Su-35 là máy bay rất đa năng, có thực lực lớn và có thể mang lại sự cải thiện đáng kể về tầm bay và sức chứa nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu hiện thời của Trung Quốc. Do đó, máy bay có thể củng cố tiềm lực của Trung Quốc khi đảm nhận các nhiệm vụ ưu trội hơn tại eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông..." - trích báo cáo.
Trung Quốc muốn mua Su-35 của Nga
Su-35 còn giúp ích đáng kể cho Trung Quốc trong việc cải tiến hệ thống kỹ thuật hiện có.
Ngoài công nghệ tàng hình, máy bay chiến đấu công nghệ cao và điện tử hàng không, Trung Quốc còn nâng tiềm lực với các tên lửa không đối không trong suốt 15 năm qua.
"Sau 15 năm, Trung Quốc đã sở hữu một số lượng lớn tên lửa không đối không tầm gần và tầm trung tinh vi; các loại đạn dẫn đường có độ chính xác cao trong mọi điều kiện thời tiết, bom có vệ tinh dẫn đường, các tên lửa chống phóng xạ, và các bom có laser dẫn đường, các tên lửa hành trình không đối đất tân tiến, tầm xa và tên lửa hành trình chống hạm" - trích bản báo cáo.
Báo cáo này còn nhắc tới máy bay Y-20 - một chiếc máy bay tiếp tế chiến lược mới của Trung Quốc đang được thử nghiệm, với khả năng vận tải khối lượng hàng hóa nhiều gấp 3 lần so với chiếc C-130 của Mỹ.
Máy bay vận tải Y-20
Các nhà phân tích giải thích, dùng Y-20 làm tiếp liệu có thể giúp Trung Quốc hoạt động mạnh ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Bản báo cáo cũng trích dẫn truyền thông Nga cho biết, Nga đã thông qua việc bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc.
"S-400 có thể nâng tầm bắn của phòng không Trung Quốc gấp hai lần, từ 200 lên 400km - đủ để bao phủ cả quần đảo Senkaku, nhiều phần của biển Đông..." - trích bản báo cáo.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga
Nghị sĩ Randy Forbes nhận định: "Nếu bạn nhìn lại cách tiếp cận của Lầu Năm Góc cách đây 10 năm, họ đã bỏ sót những gì Trung Quốc làm. Trung Quốc đã tăng tiến về phương diện hình học.
Tôi nghĩ là chúng ta phải nhìn trên toàn cầu, để đảm bảo rằng chúng ta đang dựng nên các chiến lược có thể cần thiết, để phòng thủ đất nước trong một hoặc hai thập kỷ tới".
Nghị sĩ Forbes nhấn mạnh thêm, trong khi làm việc theo hướng hòa bình và ổn định, cải thiện quan hệ với Trung Quốc rất quan trọng, Mỹ cũng cần phải hiện đại hóa và chuẩn bị cho lực lượng quân sự dựa trên tiềm lực của Trung Quốc, chứ không phải dựa trên ý đồ của họ.
"Bạn phải chuẩn bị dựa trên tiềm lực, bởi vì ý định có thể thay đổi chỉ trong một đêm với một sự việc nào đó" - Forbes nói.
Lê Thu
Theo Vietnamnet
Bầu cử miền đông Ukraine: Lãnh đạo ly khai chiến thắng áp đảo Nguồn tin của Business Insider (BI) cho hay, theo một cuộc thăm dò của lực lượng ly khai, Thủ tướng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hôm 2/11. Ông Roman Lyagin, Chủ tịch ủy ban bầu cử của quân ly khai ở Donetsk, cho hay, ông Alexander Zakharchenko, Thủ tướng Cộng...