Đủ điều kiện để khởi tố vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa
Sau vụ phát hiện hàng chục mét khối gỗ quý trong rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa do lực lượng kiểm lâm Quảng Nam và Đà Nẵng vừa phát hiện, chiều ngày 27/10 lãnh đạo TP Đà Nẵng đã tổ chức họp với các ngành liên quan để xử lý vụ việc.
Theo ông Huỳnh Ngọc Hạp – Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa, ngày 6/10 Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông phối hợp với kiểm lâm địa bàn tại trạm kiểm lâm kiểm tra hiện trường và phát hiện 17 phách gỗ cất giấu tại khoảnh 5 tiểu khu 37 nhưng chưa đo đếm cụ thể từng chủng loại và khối lượng. Ngày 7/10, trạm Cà Nhông tiếp tục phát hiện thêm 49 phách gỗ.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng tổ chức họp với các ngành liên quan để xử lý vụ việc
Ngày 8/10, Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa phối hợp với kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa tiến hành ghi hình, đo đếm số lượng gỗ với khối lượng 66 phách (gần 14m3) gồm kiền kiền và gõ. Hôm sau, kiểm lâm Đà Nẵng phối hợp với ngành chức năng huyện Đông Giang (Quảng Nam) tiến hành phúc tra xác định số gỗ là 14,366m3. Số gỗ này được đưa về Trạm kiểm lâm Dốc Kiền (huyện Đông Giang, Quảng Nam) để bảo vệ và điều tra xác minh.
Tiếp đó, sáng ngày 11/10, tổ kiểm tra tiếp tục phát hiện tại vùng giáp ranh (giữa hai huyện Đông Giang – Quảng Nam và Hòa Vang – Đà Nẵng) tại khoảnh 4 tiểu khu 37 phát hiện thêm 6 địa điểm cất giấu gỗ. Trong đó tại lâm phận Đà Nẵng có 1 điểm cất giấu 59 tấm gỗ khung ngoại kiềm kiền; tại lâm phận Quảng Nam có 5 điểm cất giấu 213 tấm.
Sáng ngày 12/10, trạm Cà Nhông và kiểm lâm địa bàn tiếp tục kiểm tra và phát hiện thêm 3 điểm cất giấu 165 tấm khung ngoại gỗ kiền kiền tại khoảnh 4 tiểu khu 37 (trên đất Đà Nẵng) tổng cộng 438 tấm; trong đó cất giấu trên phần đất Đà Nẵng 224 tấm (10,08m3), trên phần đất Quảng Nam 214 tấm (9,63m3).
Số gỗ được đưa về Trạm kiểm lâm Dốc Kiền (huyện Đông Giang, Quảng Nam) để bảo vệ
Video đang HOT
Ngoài ra, tỏng quá trình kiểm tra, tổ kiểm tra của Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa còn phát hiện thêm 1 địa điểm nằm trên phần đất Quảng Nam 42 tấm với 9m3 gỗ. Tổng cộng, theo kiểm lâm Đà Nẵng có hơn 24m3 gỗ nằm trên đất Đà Nẵng và hơn 18m3 gỗ nằm trên đất Quảng Nam.
Ông Lê Văn Lương – Chi Cục trưởng Chi cục kiểm lâm Đà Nẵng – cho biết, qua kiểm tra hiện trường tại các khu vực phát hiện gỗ, các đối tượng đã dùng cưa máy cầm tay để chặt hạ và cưa xẻ gỗ tại rừng với quy cách 6cm x 25cm x 3m. Ngoài một số các gốc có dấu hiệu mới bị chặt phá gần đây thì hầu hết số gỗ trên đã bị chặt hạ trong nhiều năm qua. Loại cây bị chặt hạ chủ yếu là kiền kiền, gõ, chò, huỳnh… Đây là gỗ quý hiếm thuộc nhóm IIA.
Ông Lương cũng cho biết, Chi cục đang tiếp tục làm việc với Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa và hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa về tập thể và các cá nhân cán bộ có liên quan thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra vụ việc và đề xuất cấp thẩm quyền xử lý.
Tại cuộc họp, ông Phạm Ngọc Sự – Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa – cho biết đã kiểm điểm 3 cán bộ của đơn vị trong ca trực. “Hiện chúng tôi đang xem xét cán bộ của đơn vị có tiếp tay cho lâm tặc hay không. Nếu cơ quan chức năng kiểm tra có tiếp tay, Ban sẽ xử lý kỷ luật các cán bộ này”, ông Sự cho biết.
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng – ông Trần Viết Phương – cho rằng, đây là vụ khai thác và cất giấu gỗ trái phép lớn nhất được phát hiện ở vùng giáp ranh tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Hiện Sở NN-PTNT cũng đang tiếp tục chỉ đạo Ban quản lý rừng đặc dụng, Chi cục kiểm lâm phối hợp với Công an, các cơ quan nội chính huyện Hòa Vang tổ chức điều tra sớm và báo cáo lãnh đạo TP Đà Nẵng.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng – ông Phùng Tấn Viết cho rằng đây là sự việc rất nghiêm trọng. Có Ban quản lý rừng, có hạt kiểm lâm mà để xảy ra vụ việc là không thể chấp nhận. Ông Viết giao Sở NN-PTNT trực tiếp chỉ đạo kiểm lâm phối hợp với kiểm lâm Quảng Nam điều tra làm rõ địa điểm, nguồn gốc, đối tượng rõ ràng. Trên cơ sở điều tra, xác minh và xử lý nghiêm cán bộ trực tiếp hay tiếp tay thì phải xử lý.
“Thống nhất đề nghị của Công an đây là vụ việc nghiêm trọng; đề nghị Công an phối hợp với viện kiểm sát, kiểm lâm điều tra nếu xét thấy đầy đủ hành vi phạm tội thì khởi tố vụ án”, Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng chỉ đạo.
Tại buổi làm việc, đại diện Cơ quan công an TP Đà Nẵng và lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cũng cho rằng vụ phá rừng lớn này đã đủ điều kiện để khởi tố vụ án nên vụ án phải được giao cho cơ quan công an điều tra cho khách quan.
Như Dân trí đã đưa tin (“Phát hiện hơn 14 m3 gỗ vô chủ trong rừng đặc dụng”, “Phát hiện thêm hàng trăm phách gỗ vô chủ ở rừng đặc dụng”), trong các ngày từ 6-14/10 lực lượng chức năng hai địa phương Đông Giang (Quảng Nam) và Hòa Vang (Đà Nẵng) đã phát hiện hàng trăm phách gỗ vô chủ. Vụ việc sau đó đã được lãnh đạo hai địa phương chỉ đạo kiểm tra để xử lý.
Công Bính
Theo Dantri
Cảnh sát Hồng Kông lại đụng độ với người biểu tình
Các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Hồng Kông đã tái diễn trong tối 4/10, khi lực lượng chức năng dùng dùi cui và hơi cay để đẩy lùi đám đông, trong bối cảnh các lãnh đạo của thủ lĩnh lực lượng sinh viên tái để ngỏ khả năng đối thoại.
Trong đêm qua, hàng chục nghìn người biểu tình vẫn tụ tập một cách hòa bình trên các tuyến phố tại quận trung tâm Admiralty, gần tòa nhà trụ sở chính quyền. Họ hô vang "Hòa Bình! Chống bạo lực!" và hát bài hát của những người ủng hộ dân chủ.
Tuy nhiên tại khu vực quân Mong Kok, căng thẳng lại bùng phát khi đám đông biểu tình bao vây cảnh sát, cáo buộc họ bắt tay với các băng nhóm tội phạm. Cảnh sát đã đáp trả bằng hơi cay.
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông hiện đã có 8 ngày xuống đường, để yêu cầu quyền được đề cử ứng viên tham gia cuộc bầu cử lãnh đạo đặc khu hành chính này trong cuộc bầu cử 2017. Bắc Kinh khẳng định chỉ các ứng viên được họ phê chuẩn sẽ được phép tranh cử.
Sinh viên để ngỏ khả năng đối thoại
Trong sáng nay, lãnh đạo của các sinh viên tham gia biểu tình cho biết họ sẽ gặp gỡ chính phủ để đối thoại nếu được đáp ứng những điều kiện nhất định.
"Chính phủ cần điều tra xem tại sao cảnh sát lại quá nơi lỏng trong việc thực thi pháp luật, những cáo buộc về giúp đỡ tội phạm, và lí giải điều này cho công chúng sớm nhất có thể", thông báo của Liên đoàn sinh viên Hồng Kông viết. "Chừng nào chính phủ đáp ứng các điều kiện trên, sinh viên sẵn sàng nối lại đối thoại".
Tại Mong Kok, những người biểu tình giận dữ khẳng định, những kẻ phá hoại biểu tình đến từ các băng nhóm tội phạm tam hoàng đã bị bắt, nhưng sau đó lại được trả tự do để trà trộn vào đám đông.
"Cảnh sát đang bắt tay với những kẻ côn đồ", David Chan, một sinh viên 22 tuổi cho biết. "Chúng tôi đã chứng kiến cảnh sát tha bổng cho những kẻ côn đồ. Đó là lí do vì sao người biểu tình hòa bình rất tức giận. Chúng tôi không còn tin vào họ nữa".
Cảnh sát đã bác bỏ những cáo buộc trên. "Những cáo buộc này là ngụy tạo và quá đáng", người đứng đầu cơ quan an ninh Hồng Kông Lai Tung-kwok tuyên bố.
Lãnh đạo Hồng Kông đề ra thời hạn chót giải tán biểu tình
Trong khi đó, lãnh đạo Hồng Kông ông Lương Chấn Anh có tuyên bố trên truyền hình yêu cầu người biểu tình quanh trụ sở chính phủ giải tán trước ngày thứ Hai.
"Chúng ta phải đảm bảo sự an toàn tại các cơ sở của chính phủ và khôi phục hoạt động tại đây", ông Lương phát biểu trên truyền hình trong tối 4/10, và tuyên bố sẽ "thực hiện mọi hành động cần thiết để khôi phục trật tự xã hội", nhằm cho phép người dân "trở lại cuộc sống và làm việc bình thường".
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhà trường vào mùa "than nghèo, kể khổ" "Mở đường" cho các công trình, dự án xã hội hóa, đầu năm học, nhiều trường lại dùng đến chiêu "than nghèo kể khổ" đánh vào tâm lý "tự nguyện" của phụ huynh. "Ngại cũng phải nói" Buổi đại hội phụ huynh đầu năm tại một trường THCS ở TPHCM, phụ huynh được bữa "no nê" về tình cảnh nghèo khổ của trường....