Đu dây qua sông tử vong: Bộ trưởng Thăng cũng “sốt ruột lắm”
“Bản thân tôi cũng sốt ruột lắm. Lẽ ra việc làm cầu dân sinh, đường tỉnh lộ thuôc về địa phương. Tuy nhiên, tôi cũng biết địa phương không có tiền”, Bộ trưởng GTVT cho hay
“Tôi không ngờ cách đây 2 tháng, vợ anh ấy phải nằm viện vì đứt cáp treo, nay ông ấy lại thiệt mạng đúng nơi chị ấy bị rớt”, ông Chát – em trai nạn nhân bật khóc.
Trao đổi về việc một người dân đã đu dây qua sông, dẫn tới tử vong xảy ra ở Đắc Lắc vào ngày 26/10, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết chưa nắm được thông tin về sự việc.
Khá nôn nóng trước tình trạng này, Bộ trưởng Thăng cho biết, hiện Bộ GTVT đã xây dựng đề án với tổng số 7.500 cầu treo các loại và đã trình Chính phủ. Theo kế hoạch, giai đoạn một của đề án sẽ triển khai 186 cây cầu cấp thiết nhất. Song theo Bộ trưởng Thăng, đến giờ này vẫn chưa được cấp tiền để triển khai.
Người dân đu dây qua sông.
“Tư lệnh” ngành GTVT phân tích rằng, tại những đoạn qua sông suối mà có người dân đi qua rất cần thiết phải xây dựng những cây cầu qua đó. Mặc dù điều này thuộc về trách nhiệm của địa phương, nhưng Bộ trưởng Thăng cũng chia sẻ vì không có kinh phí thực hiện.
Video đang HOT
“Bản thân tôi cũng sốt ruột lắm. Lẽ ra việc làm cầu dân sinh, đường tỉnh lộ thuôc về địa phương. Tuy nhiên tôi cũng biết địa phương không có tiền, chính vì vậy Bộ mới chủ động xây dựng đề án và báo Chính phủ để triển khai theo lộ trình, cái nào cần thiết thì làm trước. Tuy nhiên hiện đề án vẫn chưa được phê duyệt”, Bộ trưởng cho hay.
Ông Thăng cho biết, Bộ đã đề nghị Chính phủ cho phép được dùng vốn dư làm đường QL1 để làm cầu, nhưng hiện nay Chính phủ vẫn đang xem xét và chưa được phê duyệt.
Một giải pháp khác, theo Bộ trưởng Thăng, hiện Bộ đang đề nghị các nhà thầu bỏ tiền ra làm trước. Sau đó Bộ sẽ đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí khoảng 1.000 tỷ đồng trong tổng số 11.000 tỷ (cho 7.500 cây cầu theo dự kiến) để làm dần.
Trước thực trạng người dân xung quanh khu vực xảy ra tai nạn phải đi qua cầu bằng đu dây, dù đã không ít lần xảy ra tai nạn, Bộ trưởng Thăng cho biết, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm đảm bảo sự đi lại của người dân trong vùng khi chưa có cầu. Qua đó địa phương có thể bố trí các phương tiện như thuyền bè, áo phao, bến bãi…hoặc yêu cầu người dân chịu khó đi vòng, xa hơn một chút nhưng sẽ an toàn hơn.
Trước đó, ngày 26/10 tại thôn 6, xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông), ông Nguyễn Chua (51 tuổi) đã dùng ròng rọc đu trên dây cáp bắc qua sông Krông Ana – đoạn giáp ranh giữa xã Hòa Lễ (Krông Bông) và xã Ea Yiêng ( Krông Pắk) để đi làm rẫy.
Trong lúc đu sang sông, không may bánh xe của ròng rọc bị trượt khỏi dây cáp. Sự cố khiến ông Chua rơi xuống mép sông. Nhiều người dân cùng đu ròng rọc tại đây đã nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng ông Chua đã tử vong trên đường đến bệnh viện.
Để qua được con sông Lấp hung dữ chảy qua địa bàn xã Thọ Sơn (Bù Đăng, Bình Phước), người dân thôn Phú Xuân đã làm cây cầu bằng một sợi dây cáp, cột vào thân cây ở hai bên bờ sông.
Theo Infonet
Việt Nam bán cao tốc cho nước ngoài: Được gì? Mất gì?
Chắc chắn khi mua, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu phí với mức cao hơn, lãi xuất cao hơn. Điều này tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến người dân...
Vừa qua, trao đổi với báo chí, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết từ gợi ý của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, VEC đang lập tổ rà soát, nghiên cứu về cơ chế chính sách, tìm thị trường để bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài. Tại cuộc họp với VEC mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chuẩn bị bán 70% dự án cho một nhà thầu của Ấn Độ. Chính vì thế VEC cũng nên tính toán để có thể bán một số tuyến cao tốc đang quản lý thì mới hy vọng có vốn quay vòng đầu tư các tuyến cao tốc khác, không phải trông chờ vào ngân sách hay trái phiếu Chính phủ.
Theo những dự tính của đơn vị này, có thể làm theo phương pháp BOT rồi bán cổ phần cho người ta, để nhà đầu tư nước ngoài cùng thu phí với mình trong một thời gian nào đó. Khả năng thành hay không thì phải trải qua phê duyệt, xem xét của các cấp, thậm chí phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. VEC cũng dự kiến đưa 5 dự án đường cao tốc vào nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để bán gồm tuyến Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Bến Lức - Long Thành, TP HCM - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi...
Ngành GTVT dự kiến sẽ bán quyền thu phí một số tuyến cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài.
Liên quan vấn đề trên, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến đồng thuận cho rằng đây là chủ trương đúng đắn để có vốn hoàn thành nhiều tuyến cao tốc phục vụ người dân. Nhưng đa số ý kiến đều cho rằng, việc bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ đẩy mức phí lên cao, người dân sẽ phải chịu mức phí này bởi không nhà đầu tư nào đầu tư mà không thu lãi. Hơn nữa, bên nhà đầu tư nước ngoài khi mua quyền thu phí cũng như mua cổ phần các dự án đường cao tốc, họ sẽ trực tiếp quản lý hay thuê người Việt Nam làm quản lý cho họ. Nếu nhà đầu tư nước ngoài họ đưa người nước họ sang làm thì người Việt Nam lại mất việc làm. Nhiều ý kiến thẳng thắn, nếu bán cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài thu phí thì việc di chuyển của người Việt Nam sẽ phải chịu sự cho phép của người nước ngoài trên chính những con đường trên đất nước của mình.
Trao đổi với PV Kiến Thức về vấn đề trên cũng như những băn khoăn trên của người dân, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nhận định, trong khi việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn khi nợ công của nước ta cao thì việc bán quyền thu phí cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một giải pháp để có vốn đầu tư những tuyến quốc lộ khác.
"Đất nước muốn phát triển phải có đột phá để thoát khỏi tư duy cũ, chuyển sang tư duy mới, vượt qua thách thức trong hoàn cảnh hiện tại. Trong thực tế hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông ở nhiều địa phương trên cả nước có trong tình trạng yếu kém. Nên phải xã hội hóa để có vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài hiện nay rất khó khăn vì nước ta đang nợ công nhiều. Thực tế bản quyền thu phí cũng là hình thức BOT. Có vốn nhà đầu tư ứng ra ngay để lấy tiền đầu tư. Không chỉ có trong lĩnh vực giao thông, hiện Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều ngành. Người nước ngoài họ bỏ vốn ra nhưng vẫn phải triển khai theo quy định của Việt Nam", ông Bùi Danh Liên cho biết.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội.
"Chắc chắn rằng, khi đầu tư vào, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu phí với mức cao hơn, lãi xuất cao hơn. Điều này tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến người dân nhưng tôi nghĩ mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Bởi mức phí có tăng cũng chỉ cao hơn một chút. Bởi mức phí thấp nếu một tuyến quốc lộ được thu phí 20 năm, nhà đầu tư nước ngoài họ chỉ thu trong khoảng 15 năm. Hơn nữa, đó là hình thức ứng vốn để đầu tư những tuyến quốc lộ khác phục vụ người dân, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội", ông Liên phân tích.
Tuy nhiên ông Bùi Danh Liên cũng cho rằng, khi nhà nước mình đầu tư vốn làm đường, xong bán lại quyền thu phí cho nhà đầu tư nước ngoài trong một thời gian nhất định để ứng vốn đầu tư tuyến đường khác cũng nên xem xét cụ thể thời gian nhà đầu tư nước ngoài được quyền thu phí bao nhiêu năm ứng với số tiền họ bỏ ra. Khi bán quyền thu phí phải quy định rõ sau khi hết quyền khai thác tuyến quốc lộ thì nhà đầu tư nước ngoài phải trao trả lại với bao nhiêu phần trăm khi mua. Hơn nữa cùng với việc khai thác, nhà đầu tư nước ngoài phải bảo trì tuyến đường theo quy định, tránh tình trạng khai thác cứ khai thác, đường xuống cấp thì nhà nước lại phải tu sửa.
Theo Kiến thức
Vượt sông bằng dây cáp treo, một người tử vong Sáng nay 26.10, trong lúc đu người trên dây cáp qua sông Krông Bông để đi làm rẫy, một nông dân bị đập người xuống bờ sông và tử vong trên đường đưa đi cấp cứu. Người dân vẫn qua sông hằng ngày bằng cáp treo - Ảnh: Ngọc Anh Ông Nguyễn Đức Việt, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự xã...