Dù đã bỏ hút thuốc nhiều năm, ung thư phổi vẫn là mối “đe dọa”
Nhiều người hút thuốc cứ nghĩ, khi nào đến trung niên thì bỏ là “vừa”, mà không ngờ rằng tác hại khói thuốc còn đeo đẳng họ dài lâu.
Bỏ thuốc nhiều năm vẫn bị ung thư phổi
Bệnh nhân nam tên là N.H.Đ, 57 tuổi, quê ở Nghệ An, nhập viện Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai ngày vì lý do ho, đau tức ngực, ăn ngủ kém, sút cân nhanh. Trước đó, ông Đ. đã được bệnh viện tỉnh phát hiện một khối u phổi phải.
Ông Đ. vẫn bị ung thư phổi dù đã bỏ thuốc 20 năm nay – Ảnh minh họa.
Ông Đ. có tiền sử hút thuốc lá từ năm 15 tuổi, trung bình 1 bao/ngày trong hơn 20 năm, đã bỏ thuốc cách đây 20 năm, uống rượu không thường xuyên. Đặc biệt, gia đình của ông Đ. có bố và anh trai đều mắc ung thư phổi.
Sau khi làm các kiểm tra, bác sĩ xác định ông Đ. bị ung thư biểu mô tuyến của phổi và được điều trị hóa chất. Sau 3 liệu trình, khối u đã thu nhỏ, các triệu chứng đau, tức ngực, ho đã không còn.
Trường hợp bệnh nhân khác là Đ.N.C., nam 67 tuổi, Hà Nội, vào viện vì đau ngực và ho. Cách vào viện 1 tháng bệnh nhân xuất hiện đau tức ngực phải âm ỉ, ho đờm trắng, không sốt, không khó thở. Bệnh nhân đi khám được chụp cắt lớp vi tính ngực phát hiện u phổi phải. Bản thân ông C. không mắc bệnh lý nội khoa nào nhưng có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm, nửa bao/ngày.
Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng, ông C. được chẩn đoán ung thư phổi phải di căn hạch trung thất, hạch thượng đòn hai bên, di căn hai phổi, tuyến thượng thận trái, giai đoạn T4N3M1 (giai đoạn IV). Bệnh nhân được chỉ định điều trị hóa chất, sau 6 chu kỳ hóa chất bệnh đáp ứng hoàn toàn.
Video đang HOT
Thanh niên trai tráng cũng phải nhập viện vì thuốc lá
Mới đây, trên tài khoản facebook của mình N.Đ.T có chia sẻ về hình ảnh mình phải nằm viện và thực hiện phẫu thuật 3 lần trong vòng 10 ngày, cảm giác như “chết đi, sống lại”.
Trong 10 ngày, thanh niên 23 tuổi phải làm phẫu thuật phổi 3 lần chỉ vì hút thuốc lá – Ảnh: FBNV.
Trong những ngày đau đớn vô cùng, T đã “ngấm” những nguy hại mà thuốc là gây ra vì vậy, thanh niên này đã dùng chính hình ảnh của mình để kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá.
Theo đó T viết: ” Lời khuyên cho những ai đã và đang có ý định hút thuốc lá thì bỏ đi nhé, một ngày nào đó bạn sẽ mất tất cả vì những thứ vô bổ đó.
Khoảng thời gian 2 tháng thật đáng sợ, chưa bị thì thờ ơ mặc kệ, bị rồi mới biết cảm giác đau đớn là như thế nào, 10 ngày mổ tận 3 lần như ‘chết đi sống lại’”.
Được biết, dù chỉ mới 23 tuổi, nhưng T. đã có thâm niên hút thuốc lá 6 năm với số lượng 1 bao thuốc/ngày.
Do hút thuốc vô tội vạ nên thân hình cậu gầy gò, ốm yếu, đặc biệt khoảng 2 tháng nay, T thường xuyên bị tức ực, khó thở khiến cậu không thể tập trung làm được bất kỳ công việc gì. Lúc đó T đã vào viện khám và được bác sĩ chẩn đoán bị trào khí, tràn dịch màng phổi mức độ khá nghiệm trọng, phải dùng bình lọc…
10 ngày nhập viện với 3 lần phẫu thuật liên tiếp trên cơ thể gầy gò, ốm yếu, T cho biết, đây là khoảng thời gian đầy ám ảnh nhất đối với cậu khi phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau hậu phẫu.
Bỏ thuốc lá ngay nhưng đừng quên chăm sóc lá phổi đã bị thương tổn
Nhiều người hút thuốc cứ nghĩ, khi nào đến tuổi trung niên thì cai là “vừa”, để bảo đảm sức khỏe. Những trường hợp như ông C., ông Đ. hay thanh niên T. ở trên cho thấy, tác hại của khói thuốc đeo bám người đã và đang hút thuốc dài lâu.
Khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe kể cả khi bạn không còn hút thuốc nữa.
Vì vậy, mọi người hãy từ bỏ ngay ý định hút thuốc lá nếu không muốn nhận về những hậu quả khôn lường đến sức khỏe cũng như tính mạng bản thân và ảnh hưởng đến cả sức khỏe, kinh tế của những người thân trong gia đình. Đừng để “sướng cái miệng mà hại cái thân” hại tất cả những người thân trong gia đình mình.
Thực tế cho thấy, ung thư phổi thường gặp ở nam giới có độ tuổi từ 60- 75 tuổi, những người có tiền sử hút thuốc nhiều năm (80%), gia đình có người bị ung thư phổi, phơi nhiễm phóng xạ uranium, khí Radon, Amiăng, ô nhiễm không khí…
Triệu chứng sớm của ung thư phổi không rõ ràng và thường bị bỏ qua nên phần lớn các trường hợp phát hiện ung thư phổi đều ở giai đoạn muộn, khi đó người bệnh đã có các triệu chứng như ho dai dẳng tăng dần, ho ra máu kèm theo đau ngực, khó thở, sụt cân nhanh và các triệu chứng ở các cơ quan bị di căn nếu có.
Ở Việt Nam, chỉ có khoảng 18% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi sống sau 5 năm do thường bị phát hiện bệnh muộn. Vì vậy, những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao (kể cả những người đã bỏ hút thuốc nhiều năm), cũng cần đi khám định kỳ để sàng lọc, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời và nâng cao chất lượng sống.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Đối phó với tăng cân khi cai thuốc lá
Tăng cân rất thường gặp khi cai thuốc lá nhưng thực ra không phải là người cai thuốc lá tăng cân mà người hút thuốc lá gầy quá mức và khi cai thuốc sẽ phục hồi lại cân nặng bình thường.
Cai thuốc lá có thể tăng cân nhưng hoàn toàn kiểm soát được - Ảnh: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá
Theo Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế, một nghiên cứu kéo dài trong 10 năm đánh giá tăng cân do cai thuốc lá trên hàng ngàn người, kết quả nghiên cứu có đến 2/3 người cai thuốc lá tăng cân trong đó mức tăng cân trung bình là 2,8 kg ở nam và 3,8 kg ở nữ. Số cân nặng tăng lên còn tùy thuộc vào giới tính, trong đó giới nam tăng cân ít hơn giới nữ: 52% nữ giới tăng hơn 3 kg nhưng chỉ có 44% nam giới tăng hơn 3 kg. Theo đánh giá của các bác sĩ trong điều trị cai thuốc lá, người hút thuốc lá sau khi cai thuốc lá thì cân nặng của họ có tăng lên nhưng cuối cùng thì cân nặng trung bình của những người cai thuốc lá sau khi tăng cân lại không hơn cân nặng trung bình của những người không hút thuốc lá. Khi so sánh cân nặng trung bình của người không hút thuốc lá với người hút thuốc lá, người ta nhận thấy cân nặng trung bình của người hút thuốc lá bao giờ cũng thấp hơn cân nặng người không hút thuốc lá có cùng giới tính, chiều cao, tuổi tác.
Dinh dưỡng và thể dục
Như vậy cần phải nói lại cho đúng ở đây là người hút thuốc lá sau khi cai thuốc lá đã "phục hồi cân nặng bình thường" chứ không phải là tăng cân sau khi cai thuốc lá.
Cần thay đổi loại thức ăn: ăn ít thức ăn nhiều ngọt, mỡ và muối, ăn nhiều trái cây và thức ăn nhiều chất xơ. Duy trì tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ưu tiên những môn tập thể dục nâng cao sức bền bỉ hơn là sức mạnh (ví dụ như: khuyến khích chạy bộ, bơi lội hơn tập cử tạ).
Trong những trường hợp tăng cân bệnh lý, rối loạn hành vi ăn uống, người cai thuốc lá cần phải đến tư vấn bác sĩ chuyên khoa về cai thuốc lá và dinh dưỡng để có những chế độ điều trị phù hợp dùng thuốc và không thuốc.
Theo Thanh niên
Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới Các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra rằng hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Tuy nhiên tác hại lớn như thế nào còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố...