Dù có “tán gia bại sản” vẫn phải tìm công lý cho con
Trước sự ra đi nhiều uẩn khúc chưa được hóa giải của đứa con trai tội nghiệp, ông Trọng quyết thà “tán gia bại sản” chứ không chịu nhắm mắt nhìn kẻ phạm tội sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Chấp nhận “tán gia bại sản”
Đã hơn 5 năm qua kể từ ngày xảy ra việc đáng tiếc trên, gia đình ông Ngu Văn Trọng (SN 1971, cha nạn nhân, ngụ ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) cho hay: “ngày có kết luận điều tra, cuộc sống gia đình như thay đổi hoàn toàn, từ lối sống cho đến những công việc của mình”.
Bởi lẽ ngày nào vụ án của Nguyễn Văn Tràng (SN 1988, con ông Trọng – PV) chưa được làm rõ, thì ngày đó mọi người trong gia đình ông Trọng vẫn không thể nào có cuộc sống yên bình được.
Vì muốn tìm lại nguồn sống mới cho bản thân cũng như gia đình, trong suốt nhiều năm qua, ông Trọng không quản ngại khó khăn, vác đơn tìm công lý cho con. Không những thế, ông sẵn sàng bỏ ra mọi thứ của gia đình có được, để tìm ra sự thật về cái chết đầy bất ngờ, và còn nhiều uẩn khúc chưa sáng tỏ của con trai mình.
Đơn xin tự thiêu của gia đình ông Trọng để đòi công lý cho con trai.
Cụ Võ Thị Tiến (70 tuổi, bà nội nạn nhân Tràng) cho biết, từ ngày xảy ra vụ việc cho đến nay, sức khỏe cụ ngày càng suy sụp. Sau cái chết không bao lâu của cháu, thì chồng cụ vì đau xót cho đứa cháu nội mà đột tử, bao nhiêu nỗi tức tưởi chưa được giãi bày. Đó là chưa nói đến kinh tế của gia đình. Chỉ nói đến cuộc sống của các thành viên còn lại trong gia đình khi ấy cũng rất điêu đứng, buồn rầu. Không khí trong nhà ngày càng trở nên ảm đạm.
“Hiện tại, tôi cũng không biết phải nên dùng từ ngữ gì, để diễn tả lại không khí ngày ấy cho cô cậu hiểu được đây. Nhưng với gia đình tôi, nó giống như một cơn ác mộng kinh hoàng nhất trong cuộc đời, khi nỗi đau này chưa dứt thì nỗi đau khác lại kéo đến một cách dồn dập”, cụ nói.
“Khi Tràng vừa mất, rồi đến cái chết của chồng tôi, không ai trong gia đình còn đủ tinh thần điềm tĩnh để lo lắng cho từng đám tang nữa. Tội nhất là cha mẹ thằng Tràng. Hai vợ chồng nó phải chạy vạy khắp nơi, mong chờ các cơ quan chức năng giải quyết cho đứa con xấu số đầy tội nghiệp. Không lâu sau đến khi ông nhà tôi đột ngột qua đời, thì cha nó (chỉ ông Trọng) như người mất hồn vậy, thẫn thờ không ăn uống gì suốt một thời gian dài. Gia đình phải thay nhau khuyên nhủ nó đủ điều để nó thôi không nghĩ quẩn”, cụ Tiến nhớ lại chuỗi ngày buồn đau của gia đình.
Cụ Tiến cùng cháu dâu tâm sự về hoàn cảnh khốn khó của gia đình mình.
Không riêng gì cuộc sống của các thành viên trong gia đình thay đổi, mà theo nhận định của nhiều người hàng xóm, thì kinh tế nhà ông Trọng cũng ngày càng tụt dốc. Được biết, gia đình cụ Tiến chỉ có ông Trọng là đứa con duy nhất, vì thế bao nhiêu tài sản ruộng vườn, đều để lại cho mình ông quản lý.
“Lúc trước nhà ông Trọng giàu lắm, xóm này không ai bằng ổng đâu, ruộng vườn cò bay thẳng cánh”, một người hàng xóm cho biết.
Nhưng từ sau vụ con trai bị ám hại, thì phần kinh tế cũng xuống dốc như tinh thần của gia đình ông. Ruộng vườn đất đai không ai trông nom. Trong khi đó, ông Trọng phải vay nợ để đi khắp nơi kêu oan cho con. Hết vay nợ thì ông lại bán đất, để có kinh phí tiếp tục bôn ba khắp mọi nơi mong sao tìm lại công lý cho đứa con tội nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Tính (SN 1963, bác họ của nạn nhân Tràng) chia sẻ: “Tôi thấy thằng Trọng đi riết nhiều, lúc muốn tìm gặp nó cũng khó khăn lắm. Nó thương con mà đi suốt, nhưng mình cũng thương nó, khuyên bảo nhiều thứ. Tôi kêu nó ở nhà lo làm ăn với người ta, chứ đi hoài, bỏ bê ruộng vườn không ai lo toan. Mà mỗi lần đi là nó lại mang theo một mớ tiền, đi lòng vòng đến khi hết tiền nó về nhà vay nóng người ta rồi lại đi tiếp”.
Cũng theo Tính, vì để lo toan cho các chi phí đi ong suốt 5 năm qua, mà gia đình ông Trọng đã bán đi một phần lớn đất đai nhà. Theo một số thông tin, ông Trọng đã tiêu tán đi hơn 2 mẫu đất ruộng gia đình để lo toan các chi phí đi lại.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tính (bác họ nạn nhân) đang trao đổi với PV.
Sẵn sàng cho khai quật mộ để điều tra
Theo ghi nhận của PV, hiện gia đình ông Trọng đang lâm vào cảnh khó khăn, túng thiếu về mọi mặt.
“Tôi và đứa cháu dâu ngày nào cũng đi hái lục bình bán cho người ta, mong sao kiếm từng đồng nhỏ để chi tiêu cho các bữa ăn hàng ngày. Giờ không như hồi trước mà ung dung ở nhà chờ ngày thu hoạch lúa nữa. Chúng tôi phải từng ngày làm mọi việc, để tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó”, cụ Tiến tâm sự.
Những gì mất mát với gia đình ông Trọng là quá lớn, không gì có thể bù đắp được. Nhưng, bao nhiêu con người ấy cũng không mong điều gì cao vời hơn. Họ chỉ mong mỏi một lần, các cơ quan chức năng thấu hiểu và giúp đỡ, cho họ biết được những uẩn khúc phía sau cái chết con mình.Tuy nhiên, đã ngần ấy năm trôi qua, ông Trọng hễ cứ đi đến đâu thì lại bị xua đuổi đến đó. Vì, nhiều người cho rằng kết quả giám định năm ấy là chính xác 100%.
Vì quá uất ức, không được cơ quan chính quyền thấu hiểu, cho nên ông Trọng và người mẹ già đành bất chấp mọi thứ, viết đơn xin tự thiêu gửi tới các cơ quan chức năng của tỉnh Long An, để giải bày nỗi lòng của mình. Suốt nhiều năm qua, chờ đợi ánh sáng công lý đến mỏi mòn, giờ không còn sức để chịu đựng nữa, ông Trọng thà được chết để chứng minh bao oan ức mà gia đình đã phải chịu đựng nhiều năm nay.
“Tôi mong muốn một lần nhìn thấy được kết quả thật sự của cuộc điều tra năm ấy. Vì, sau khi làm đám tang cho con và cha mình xong thì tôi mới bắt đầu lật lại vụ việc. Nhưng không hiểu vì lý do gì, khi tôi muốn biết kết quả giám định pháp y của con trai, thì người ta lại không cho tôi một kết quả chính thức. Họ chỉ nói lại một câu rất đơn giản, là thằng Tràng bị chết do ngạt nước”, ông Trọng bức xúc cho biết.
Ông Trọng cũng cho hay, để phục vụ cho công tác điều tra và cũng để minh oan cho con, ông và gia đình sẵn sàng khai quật lại mồ.
“Lật lại mồ mả là điều chúng tôi không hề mong muốn, nhưng vì bao oan ức lâu nay, thà để linh hồn cháu tôi bị quấy nhiễu một lúc, còn hơn là phải chịu oan ức mãi mãi. Tôi mong sao các cơ quan chức năng một khi đã khai quật lại mồ cháu tôi, thì phải có câu trả lời thỏa đáng với gia đình tôi”, cụ Tiến khẳng định.
Đồng thời, cụ cũng cho biết thêm, gia đình đã suy nghĩ rất lâu mới có quyết định này. Gia đình không thể để ông Trọng một mình bôn ba bên ngoài như vậy, mà lại không có kết quả khả quan.
Đã cử cán bộ xuống xác minh lại vụ việc Trả lời về vụ việc này, ông Đinh Văn Sang, Viện trưởng VKSND tỉnh Long An cho biết tin tức: “Từ ngày nhận được đơn xin tự thiêu của gia đình ông Trọng, chúng tôi đã tiếp xúc với gia đình nạn nhân để lắng nghe ý kiến của họ. Ngay sau đó, cơ quan VKSND của tỉnh đã cử một số cán bộ trực tiếp xuống nhà ông Trọng để xác minh lại vụ việc”.
Đức Vượng
Theo_Người Đưa Tin
Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Giải quyết ra sao với trường hợp quá hạn đăng ký khai sinh?
Thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con
Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.
- Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.
- Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
- CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
- Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (Mẫu TP/HT-2012- TKKS.1 quy định tại Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực).
Nộp các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi người mẹ đăng ký thường trú (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước).
- Nếu người mẹ có nơi đăng ký thường trú nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
- Trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú thì UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Nếu không xác định được nơi thường trú, tạm trú của người mẹ thì UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
Một số trường hợp cụ thể khác:
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ đó.
Trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Trẻ sinh ra tại VN, có cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài: nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, nơi người mẹ hoặc người cha cư trú trong thời gian ở VN.
Trẻ sinh ra tại VN, có cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài: nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
- Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, cán bộ Tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.
- Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
- Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Thời gian nhận giấy khai sinh: từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần.
Lưu ý:
- Làm giấy khai sinh không tính lệ phí.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ phải đi khai sinh cho con. Nếu không thể đi được thì nhờ ông, bà hoặc người thân thích đi làm giùm. Quá thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo (Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã).
Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn
Theo quy định tài Điều 44 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì bạn đã thành niên nên có thể tiến hành thủ tục tại UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ (hoặc người cha - nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ) hoặc UBND cấp xã nơi bạn đang cư trú.
Về thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn được quy định tại Điều 45 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP như sau:
Người đăng ký khai sinh quá hạn nộp các giấy tờ:
- Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định);
- Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ đẻ (nếu cha, mẹ của người được khai sinh có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi sinh ra cấp; nếu sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Sau khi nộp đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký bản chính Giấy khai sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "Đăng ký quá hạn."
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 5 ngày.
Khi đi đăng ký khai sinh nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì sẽ được đăng ký đúng theo nội dung đó.
Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ bạn trong trường hợp cha, mẹ bạn đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ bạn vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ sẽ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
Luật Gia VŨ NGỌC BẰNG
heo_Đời Sống Pháp Luật
Cuộc sống quẫn bách, mẹ nhẫn tâm giết chết con Nguyễn Thị Hoài An khai, do cuộc sống quẫn bách, bản thân bị bệnh nên muốn kết thúc cuộc sống của mình và cho con "theo cùng". Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa ra cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Hoài An (26 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh) về tội giết người. Theo cáo trạng,...