Dư chấn khủng khiếp nhất sau thảm họa động đất là gì?
“Đường Sơn đại địa chấn” khắc họa chân thực thảm họa động đất trên màn ảnh, đồng thời mang đến những giá trị nhân văn sâu sắc.
Ngày 28/7/1976, một trận động đất kinh hoàng với cường độ lên đến 7,8 độ richter xảy ra tại thành phố Đường Sơn, Hà Bắc (Trung Quốc). Theo con số thống kê chính thức, hơn 242.400 người chết, 164.600 người bị thương nặng và 4.200 đứa trẻ rơi vào cảnh mồ côi sau thảm họa này. Thành phố cũng bị san bằng với 93% số hộ dân và 78% công trình công nghiệp bị hủy hoại.
Tất cả các hệ thống điện, nước, điện thoại, phương tiện liên lạc vô tuyến đều bị phá hủy. Các mỏ than, đường cao tốc và ít nhất hai con đập bị sụp đổ, đường sắt bị cô lập. Động đất còn dẫn đến hỏa hoạn và cháy nổ khí độc ở các nhà máy Đường Sơn. Những người sống sót sau trận động đất phải sống trong lều tạm trú, thiếu lương thực, thuốc men và nước sạch. CCTVdẫn lời các chuyên gia nhận định, sức hủy diệt của trận động đất này tương đương 400 quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật trong thế chiến thứ hai.
Bộ phim Đường Sơn đại địa chấn ra mắt năm 2010 của đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã tái hiện lại chân thực những cảnh đổ nát, hoang tàn, sự hủy diệt khủng khiếp mà trận động đất để lại ở Đường Sơn.
Video đang HOT
Bộ phim xoay quanh câu chuyện gia đình của Lý Nguyên Ni ( Từ Phàm) sống cùng chồng và hai đứa con sinh đôi Phương Đăng, Phương Đạt trong một căn hộ nhỏ ở Đường Sơn. Một đêm năm 1976, trận động đất bất ngờ xảy đến khiến các tòa nhà sụp đổ và vỡ vụn. Trong khi chạy vội để cứu các con mình, chồng cô đã bị nghiền nát bởi những mảnh vỡ rơi xuống. Căn hộ chung cư của họ cũng sụp đổ, chôn vùi hai người con dưới đống đổ nát.
Sau trận động đất, đội cứu hộ thông báo với Nguyên Ni rằng hai đứa con sinh đôi của cô bị mắc kẹt dưới tấm bê tông lớn. Nâng tấm bê tông bằng bất cứ cách nào cũng khiến một trong hai đứa trẻ bị thiệt mạng, vì vậy Nguyên Ni chỉ có thể chọn một trong hai. Sau những phút giây giằng xé chọn lựa, Nguyên Ni quyết định cứu lấy người con trai Phương Đạt mà không hề ngờ rằng cô con gái Phương Đăng nằm dưới tấm bê tông nghe thấy. Phương Đăng sống sót, cô bé được nhận làm con nuôi, nhưng đã lớn lên cùng nỗi đau đớn vò xé vì sự lựa chọn của mẹ.
Trận động đất đi qua, Đường Sơn được tái thiết, nhưng những dư chấn mất mát khủng khiếp vẫn ở đây, trong lòng người còn sống. Chỉ 23 giây thiên tai đã bắt Lý Nguyên Ni, Phương Đăng, Phương Đạt phải bỏ ra 32 năm sống trong dằn vặt và nỗi ám ảnh, đau đớn. Nhất là Lý Nguyên Ni, bà sống nhưng bị nỗi hối hận dày vò, làm cho cuộc sống trở nên trống rỗng, bi kịch.
Vào ngày tưởng niệm hàng năm dành cho những người thiệt mạng trong trận động đất, Lý Nguyên Ni vừa đốt tiền cúng vừa cất lên tiếng nói xúc động nghẹn ngào: “Bọn em chuyển nhà rồi. Hai người (chồng và con gái Phương Đăng) nếu có về thì nhớ đừng đi lạc” cùng với lời miêu tả chi tiết địa điểm căn nhà. Bộ phim lấy đi nhiều nước mắt của khán giả, chính bởi những dư chấn còn lại mãi mãi trong lòng người sống, sau trận động đất.
Màu sắc, mùi vị của nỗi đau là điều khán giả có thể cảm nhận được xuyên suốt bộ phim. Không chỉ với hai nhân vật chính, nó còn hiển hiện rõ nét trên gương mặt người mẹ chồng của Nguyên Ni, khi bà muốn đưa cậu cháu Phương Đạt về sống cùng mình. Nỗi đau cũng xuất hiện trong tâm hồn của Phương Đạt, khi cậu ý thức được mình là một người tàn tật, là người đã lấy đi sự sống của chị gái. Cả Phương Đạt và Lý Nguyên Ni đều không thể tha thứ được cho mình.
Mỗi nhân vật trong phim là một phần riêng biệt nhưng lại liên quan đến nhau bằng một sợi dây vô cùng đặc biệt, đó là nỗi đau chung, những mất mát chung không gì có thể xóa nhòa. Đường Sơn đại địa chấn cũng vì thế lấy được sự đồng cảm của khán giả, để rồi trở thành bộ phim lập kỷ lục phòng vé cao nhất mọi thời đại tại Trung Quốc.
Theo zing.vn
Google Maps cập nhật tính năng cảnh báo thiên tai
Google Maps - ứng dụng bản đồ trực tuyến vừa thử nghiệm cập nhật tính năng cung cấp thông tin liên quan đến các sự kiện thảm họa, thiên tai cùng các cảnh báo nguy hiểm (SOS).
Bản đồ cảnh báo thiên tai của Google Maps.
Cụ thể, những thông tin thảm họa thiên tại sẽ được Google Maps cập nhật theo thời gian thực về tình hình, bản đồ khu vực bị ảnh hưởng, thông tin liên lạc khẩn cấp và bản dịch cho các cụm từ phổ biến theo ngôn ngữ địa phương.
Bản cập nhật mới nhất này của Google Maps có mục đích cảnh báo SOS, giúp người dùng tránh xa khỏi khu vực xảy ra thảm họa. Ví dụ, nếu bạn đang ở khu vực có bão, bạn sẽ tự động nhận được cảnh báo trên Google Maps trong những ngày diễn ra thảm họa dự kiến.
Ảnh minh họa.
Hoặc trong trường hợp xảy ra động đất, thông báo của Google Maps sẽ hiển thị một bản đồ động đất gồm hình ảnh về tâm chấn, cường độ của trận động đất và các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng. Qua đó bạn sẽ biết vị trí của mình có nguy hiểm không và có các biện pháp di dời hoặc hướng thoát hiểm cần thiết.
Được biết, hệ thống cảnh báo SOS mới này của Google Maps sẽ bắt đầu được tung ra cho phiên bản Android, iOS và phiên bản web cho tất cả người dùng Google Maps vào cuối tháng 6/2019 này, sau 2 tuần thử nghiệm.
Theo infonet
Các địa phương Nhật Bản tăng cường liên kết để thu hút khách du lịch Chính sách liên kết thành những tuyến du lịch thuận tiện, hấp dẫn đã đẩy chi tiêu của khách du lịch tại các địa phương trên toàn quốc của Nhật Bản gia tăng nhanh chóng. Nhật Bản đã thúc đẩy các địa phương không ngừng đổi mới để thu hút khách du lịch. Du lịch địa phương dần bắt kịp 3 thành phố...