Đu càng máy bay hơn 6000km, người đàn ông rệu rã ‘đáp’ xuống sân bay lớn nhất nước Anh và định cư luôn ở đó suốt 23 năm
Chàng thanh niên đi lậu vé lúc ấy đã hạ thân nhiệt trầm trọng, mất dần ý thức do thiếu oxy và cũng bắt đầu không thể cử động. Ngay lập tức, anh được chở đến bệnh viện, các bác sĩ nhìn qua cũng đoán được tình trạng ‘lành ít dữ nhiều’, vậy nhưng nạn nhân đã sống sót kì diệu.
Gần đây, cả thế giới sửng sốt trước việc một hành khách đi lậu vé từ Kenya đến Anh đã rơi xuống khi máy bay chuẩn bị hạ cánh. Thậm chí, thi thể còn suýt rơi trúng một thanh niên đang tắm nắng trong vườn nhà ở phía nam thủ đô London.
Thi thể đông cứng từ máy bay Kenya đã rơi xuống 1 vườn nhà phía nam London
Nhưng thực ra chuyện đi lậu vé cũng không phải quá hi hữu. Vì nhiều lí do khác nhau, nhiều người sẵn sàng đu càng máy bay để đến ‘miền đất hứa’, tìm kiếm hi vọng đổi đời dù có thể phải đánh đổi bằng cả sinh mạng.
Câu chuyện của Pardeep Saini từ Ấn Độ đi lậu máy bay vào 23 năm trước cũng như vậy.
Chuyến bay kinh hoàng đó do hãng British Airways vận hành, khởi hành từ Delhi (Ấn Độ) đến thủ đô London (Anh) vào tháng 10/1996.
Cậu thanh niên Pardeep lúc đó mới 22 tuổi cùng người em trai Vijay, 19 tuổi, được một tay buôn người sắp xếp cho bám vào ngay dưới mũi máy bay.
Hai anh em phải chịu đựng hành trình dài 6.437 km, trải qua 10 giờ bay ở nhiệt độ hạ xuống mức -60 độ C và tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng.
Khi gần đến đích, cậu em Vijay đã bị đông cứng đến chết, rơi từ độ cao 600m xuống một khu công nghiệp thuộc Richmond nằm về phía tây nam London. Thi thể được tìm thấy vào 5 ngày sau đó.
Video đang HOT
1 máy bay hãng British Airways cất cánh từ sân bay Heathrow
Riêng người anh Pardeep dù chịu đựng sự giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng đã sống sót kì diệu.
Khi máy bay hạ cánh, anh loạng choạng bước xuống đường băng của Heathrow – sân bay lớn nhất nước Anh và lớn thứ 3 thế giới – trong sự ngỡ ngàng của tất cả phi hành đoàn và hành khách.
Tuy vậy, Pardeep lúc ấy đã hạ thân nhiệt trầm trọng, mất dần ý thức do thiếu oxy và cũng bắt đầu không thể cử động.
Ngay lập tức, anh được chở đến bệnh viện, các bác sĩ nhìn qua cũng đoán được tình trạng ‘lành ít dữ nhiều’. Vậy nhưng một lần nữa, Pardeep lại thoát khỏi bàn tay tử thần khiến ai nấy đều kinh ngạc.
Pardeep Saini: ‘Tôi không muốn nhớ lại chuyến bay 23 năm trước, điều ấy quá khó…’
Pardeep nói anh chưa bao giờ muốn nhớ lại chuyến bay khủng khiếp 23 năm trước, nhưng cái chết mới đây của người đi lậu vé từ Kenya đã khiến kí ức trở nên sống động lần nữa.
‘ Tôi thực sự không muốn nhớ tới, kí ức này quá khó khăn với tôi. Nhưng tôi cảm thấy rất tiếc cho nạn nhân người Kenya’ – Pardeep bày tỏ.
Dù sống sót nhưng cậu thanh niên 22 tuổi đã luôn phải đối diện với nguy cơ bị trục xuất khỏi nước Anh.
Tuy vậy, sau quá trình kiện tụng dai dẳng và chỉ kết thúc vào năm 2014, Pardeep Saini được cho phép ở lại đất nước mà anh đã liều mạng đặt chân đến.
Hiện giờ, Pardeep đã lấy vợ, có 2 cậu con trai 4 tuổi và 1 tuổi, cả gia đình nhỏ sống ở Wembley, phía bắc London.
Điều đặc biệt nhất là suốt hơn 20 năm qua, Pardeep chưa bao giờ rời khỏi Heathrow, bởi nhờ vào kinh nghiệm từng làm kĩ sư cơ khí ô tô ở Ấn Độ mà anh xin được một chân làm tài xế taxi tại sân bay.
Việc Pardeep sống sót đặt chân tới nước Anh và còn làm tài xế ở Heathrow đã gây ra nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề nhập cư trái phép.
Còn đối với chính bản thân người đàn ông này, anh luôn trăn trở về cuộc hành trình định mệnh đã khiến mình mất đi em trai.
Có thể nói cuộc sống đã tiếp diễn khá tốt đẹp, nếu có điều gì níu kéo Pardeep về quá khứ đau buồn thì đó là cái chết của người em trai.
‘Tôi đã trầm cảm khoảng 6 năm sau cái chết của Vijay. Nếu chúng tôi cùng chết, tất cả đã kết thúc. Nếu chúng tôi cùng sống, đó lại là một câu chuyện khác. Nhưng đằng này tôi mất đi em trai của mình… Chúng tôi đã lớn lên cùng nhau’ – người tài xế ở sân bay Heathrow chia sẻ.
Hai anh em Ấn Độ có lẽ đã không dám đặt cược cả tính mạng nếu họ biết mức độ nguy hiểm của việc đi lậu vé. Tháng 10/1996 là lần đầu tiên họ ‘được’ đi máy bay!
Chuyến bay ấy khiến người em tử nạn thương tâm, còn người anh trở thành 1 trong 2 hành khách đi lậu duy nhất còn sống sót khi đặt chân xuống sân bay London.
Trường hợp thứ hai là một thanh niên 24 tuổi, vượt gần 13 ngàn cây số từ Johannesburg (Nam Phi) đến London vào tháng 6/2015, cũng xuất hiện đầy bất ngờ từ bên dưới một chiếc máy bay của hãng British Airways.
Theo Daily Mail
Gã biến thái đi tù vì sở thích làm tắc bồn cầu nhà vệ sinh nữ
Người đàn ông 26 tuổi đã bị bỏ tù vì liên tục làm tắc nghẽn bồn cầu phòng vệ sinh nữ tại nơi làm việc của mình.
Sở thích quái đản khiến Beeman phải chịu cảnh tù đày
Patrick D Beeman bị kết án tù 150 ngày và 3 năm quản chế sau khi mắc tới 5 tội danh. Theo đơn khiếu nại hình sự, người đàn ông 26 tuổi đến từ Wisconsin đã bị bắt giam sau khi cảnh sát phát hiện một bồn cầu vệ sinh nữ tại trung tâm cộng đồng bị chặn bởi một chai nhựa.
Vụ việc được khám phá ra vào tháng 3/2019 nhưng rồi điều tra cho thấy nhà vệ sinh nữ tại trung tâm cộng đồng Deland của thành phố Sheboygan đã bị tắc nghẽn nhiều lần trước đó, kể từ tháng 4/2017.
Theo các tài liệu nộp cho Tòa án Sheboygan, kẻ phá hoại nói với cảnh sát rằng "anh ta không thể giải thích nổi hành vi này" nhưng "có một sự thúc giục vô cùng mạnh mẽ xui khiến anh ta làm điều đó". Đến đầu tuần này, Beeman đã chính thức lên tiếng xin lỗi trong phiên xét xử.
"Tôi cần phải làm mọi thứ một cách đúng đắt và cầu nguyện được tha thứ mỗi ngày", Beeman nói.
Báo Sheboygan Press cho biết Beeman cảm thấy có sự thúc giục bản thân tìm kiếm chai nhựa trong thùng rác rồi dùng nó chặn bồn cầu nhà vệ sinh nữ. Các nhà điều tra đã xem xét khoảng 10 sự cố tương tự sau khi phát hiện vụ việc ban đầu và ước tính rằng mỗi lần thực hiện làm tắc bồn cầu, Beeman đã gây thiệt hại khoảng 200 đô la.
Joe Kerlin, người làm nhiệm vụ giám sát trước đây từng phàn nàn rằng các chai nhựa được nhét xuống đường ống một cách chắc chắn đến nỗi các thợ sửa chữa phải tháo hẳn bồn cầu vệ sinh để lấy chai ra ngoài.
Thẩm phán Kent Hoffmann yêu cầu Beeman phải đền bù thiện hại hơn 5.500 đô la và thực hiện 100 giờ phục vụ công ích như một phần của án treo. Người đàn ông 26 tuổi cũng được cho phép tiếp tục làm việc vào ban ngày nhưng phải trở lại nhà tù vào ban đêm.
Theo ID
Kỷ lục giải rubik 3x3 bằng chân trong 16,9 giây Hầu hết mọi người gặp khó khăn với giải khối rubik 3x3 dù được thao tác bằng tay, nhưng có một số người có thể giải chỉ dưới 20 giây, và bằng chân của họ. Kỷ lục hiện tại cho người giải được rubik bằng chân trong thời gian ngắn nhất là 16,9 giây. Giải Rubik bằng chân đã trở nên khá phổ...