Dự cảm xấu từ tiết lộ tăng trưởng GDP Trung Quốc
Ông Lý Khắc Cường tiết lộ tăng trưởng kinh tế nước này năm 2015 là 7% ngay trong bối cảnh con số này còn nhiều tranh cãi.
Tại lễ khai trương Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), Thủ tướng nước này, ông Lý Khắc Cường, cho biết tổng lượng kinh tế năm 2015 của Trung Quốc là hơn 10.000 tỉ USD và tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 7%.
Ảnh minh họa
Mặc dù, vào ngày 19/1 tới, Trung Quốc mới chính thức công bố một số số liệu kinh tế quan trọng, bao gồm tăng trưởng GDP quý 4 và cả năm 2015, doanh số bán lẻ và Chỉ số Sản xuất công nghiệp tháng 12.
Tuy nhiên, thông tin này đã được người đứng đầu chính phủ nước này tiết lộ trước kế hoạch. Thủ tướng Lý Khắc Cường còn cho biết, trong năm 2015, ngành dịch vụ chiếm 50% GDP, tiêu dùng đóng góp gần 60% tăng trưởng kinh tế và biểu hiện trong lĩnh vực việc làm của nước này đã vượt kỳ vọng.
7% hay 2%?
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Bắc Kinh đề ra cho năm 2015 là 7%, và con số tăng trưởng 6 tháng đầu năm của Trung Quốc bằng đúng mục tiêu này.
Nhưng tuần trước, tạp chí Forbes đăng một bài viết của nhà quản lý quỹ đầu cơ Jay Somaney cho rằng con số tăng trưởng thực tế của Trung Quốc thấp hơn nhiều.
Ông Somaney dẫn một loạt bằng chứng cho nhận định này, bao gồm sự sụt giảm chóng mặt của thị trường chứng khoán Trung Quốc, mức giảm 8,3% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7, tình trạng thừa cung trên thị trường bất động sản Trung Quốc, và động thái phá giá đồng Nhân dân tệ bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC).
Video đang HOT
Ông Ivan Glasenberg, giám đốc điều hành công ty khai mỏ và giao dịch hàng hóa Glencore, thì cho rằng chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Trung Quốc đã làm ngừng trệ các dự án cơ sở hạ tầng, đẩy tăng trưởng GDP xuống dưới mức 7%.
Các đây ít hôm, 11 chuyên gia kinh tế được hãng tin Bloomberg khảo sát nhận định rằng kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 6,3%.
Ông Gordon Chang, một học giả Trung Quốc nổi tiếng, thậm chí đã bày tỏ sự hoài nghi lớn hơn trong suốt nhiều tháng qua đối với các thống kê kinh tế của Trung Quốc. Ông dẫn nguồn tin thân cận cho biết: “kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng với tốc độ 2,2%, cách xa mức tăng 7% mà thống kê đưa ra về kinh tế quý quý 1 và quý 2″, ông Chang nói.
Học giả này đồng thời đưa ra một loạt dẫn chứng để chứng minh con số tăng trưởng 7% chỉ có thể là “ảo”: khối lượng hàng hóa vận tải đường sắt ở Trung Quốc trong hai quý đầu năm giảm 10,1%; kim ngạch thương mại giảm 6,9%; số nhà mới khởi công giảm 15,8%; và sản lượng điện chỉ tăng 1,3%.
“Khi nhìn vào những con số này, khó có thể tin nền kinh tế tăng 7%”, ông Chang lập luận.
Bấn loạn
Chứng khoán Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy người dân nước này không tin nền kinh tế tăng trưởng 7%. Thực tế, kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, gây ra những xáo trộn cho nền kinh tế và các thị trường trên toàn cầu.
Đầu năm 2016 đã chứng kiến sự giảm mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc mà châm ngòi cho tình trạng bán tháo trên thị trường nước này là chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc giảm xuống còn 48,2 điểm, cho thấy hoạt động sản xuất nước này tiếp tục suy giảm trong tháng thứ 10 liên tiếp.
Chỉ số chứng khoán chủ chốt Shanghai Composite Index ngày 13/1 đã rớt khỏi ngưỡng 3.000 điểm và có lúc xuống tận mức 2.899,58 điểm, thấp hơn cả mức đáy 2.927,29 điểm ghi nhận vào tháng 8/2015 khi đợt bán tháo hồi đó đã quét bay 5 nghìn tỷ USD giá trị thị trường và khiến chính phủ Trung Quốc phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp.
Sau khi hồi phục trong quý IV/2015, thị trường cổ phiếu Trung Quốc lại giảm trở lại, và chỉ số Shanghai Composite Indexlại mất khoảng gần 20% kể từ mốc cao đạt được vào tháng 12/2015, trở thành chỉ số hoạt động kém nhất trong số 93 chỉ số chủ chốt của thế giới mà hãng tin Bloomberg theo dõi.
Trung Quốc bấn loạn thay đổi chính sách vì chứng khoán
Trước đó, ngày 8/1, Chính phủ Trung Quốc đã phải tuyên bố đình chỉ hệ thống ngắt mạch giao dịch chứng khoán gây tranh cãi chưa đầy một tuần sau khi đề ra cơ chế này vì ghi nhận những tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
Mới đây, tỷ phú George Soros, cho rằng Trung Quốc đang có một rắc rối lớn.
“Tôi sẽ nói rằng rắc rối này gây ra khủng hoảng. Khi nhìn vào thị trường tài chính ở thời điểm hiện tại, tôi nhìn thấy một thách thức nghiêm trọng khiến tôi nhớ lại khủng hoảng 2008″, ông Soros nói.
Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc vẫn còn duy trì nhiều quy định hạn chế đối với giao dịch chứng khoán. Chẳng hạn, giá mỗi cổ phiếu không được tăng/giảm quá 10% trong một ngày, và các nhà đầu tư không được phép vừa mua vừa bán cùng cổ phiếu trong một ngày.
Thái An (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nhân dân tệ giảm thêm 14% để kinh tế Trung Quốc hưởng lợi
Nhân dân tệ (CNY), đồng tiền đã giảm 5% giá trị kể từ khi được phá giá vào tháng 8.2015, cần phải giảm thêm 14% nữa để nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu nhìn thấy các lợi ích thực sự.
Ảnh: Bloomberg
Theo ước tính của Bloomberg Intelligence Economics, mức suy giảm nhân dân tệ đến 7,7 CNY đổi 1 USD từ 6,6 CNY ngang giá 1 USD ở thời điểm hiện tại mới đủ khiến GDP Trung Quốc tăng lên 0,7 điểm phần trăm.
Kịch bản trên, điều mà không có nhà kinh tế nào trong cuộc khảo sát của Bloomberg kỳ vọng, sẽ dẫn đến 670 tỉ USD vốn thoái khỏi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Chỉ có một trong số 64 nhà phân tích được khảo sát dự báo CNY sẽ giảm sâu hơn mức 7 CNY ngang giá 1 USD.
7,7 CNY ngang giá 1 USD cũng sẽ là giá trị thấp nhất của nhân dân tệ kể từ năm 2007.
Cái khó dành cho giới chức Đại lục là làm sao để nội tệ được định giá thấp hơn mà không làm tăng vọt luồng vốn thoái khỏi đất nước. Sự sụt giảm trong xuất khẩu của Trung Quốc là kết quả của nhu cầu thế giới giảm đi, và sự tuột giá của CNY chỉ làm tăng nguy cơ cạnh tranh phá giá tiền tệ ở các nước láng giềng. Tình huống này còn được biết đến với cái tên chiến tranh tiền tệ.
"Họ không muốn nhân dân tệ mất giá quá mức. Tôi không nghĩ rằng họ đang cố gắng giành được một phần lợi thế xuất khẩu thông qua phá giá bản tệ", chiến lược gia cao cấp về thị trường mới nổi Sacha Tihanyi tại Toronto Dominion Bank ở New York (Mỹ) cho hay.
Hôm 7.1, giá trị nhân dân tệ trượt xuống đáy 5 năm ở Thượng Hải, ở mức 6,5956 CNY ngang giá 1 USD, sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) điều chỉnh giảm tỷ giá tham chiếu. Ngày hạ giá mới nhất gia tăng mức suy giảm của CNY trong năm qua lên 5,7%. Khoảng cách giá trị nhân dân tệ hải ngoại và nhân dân tệ nội địa là 1,4%, từng tăng lên đến mức kỷ lục 2,9% cũng trong hôm 7.1.
Tháng 11.2015 là tháng giảm thứ năm liên tiếp của xuất khẩu Trung Quốc, theo số liệu từ cơ quan hải quan Đại lục. Các chuyên gia trong khảo sát của Bloomberg cho rằng tăng trưởng GDP Trung Quốc sẽ đạt 6,9% trong năm 2015 và 6,5% trong năm nay.
Hai nhà phân tích Fielding Chen và Tom Orlik thuộc Bloomberg Intelligence cho hay để tăng số liệu xuất khẩu Trung Quốc lên 10% trong năm nay, nhân dân tệ phải giảm giá 13%.
Đến nay, PBOC đã gửi nhiều tín hiệu lẫn lộn về mục tiêu chính sách tiền tệ của họ. Giới chức đã nhiều lần cam kết sẽ giữ nhân dân tệ ổn định khi dùng 513 tỉ USD trong dự trữ ngoại hối trong năm 2015 để chống đỡ tỷ giá hối đoái. Cùng lúc đó, PBOC thiết lập tỷ giá tham chiếu giảm xuống trong tuần này.
Giới phân tích tại ngân hàng JPMorgan Chase mới đây hạ dự báo về nhân dân tệ xuống mức 6,9 CNY ngang giá 1 USD và cho hay sự thay đổi dự báo là vì "đã có xác nhận rõ ràng về sự thay đổi nhận thức của giới chức Trung Quốc" về việc nhân dân tệ yếu hơn so với đô la Mỹ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu dốc toàn lực cứu hộ sau vụ lở đất Ngay sau khi sự cố xảy ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã ra chỉ thị yêu cầu dốc toàn lực cho công tác cứu hộ, cứu nạn. Vụ lở đất xảy ra vào trưa ngày 20/12 tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã kéo đổ và làm hư hại 33...