Dư biên chế nên nhìn đâu cũng thấy
Cụm từ “tinh giản biên chế” không phải mới được đề cập trong thời gian gần đây, mà thực tế nó được đề cập từ lâu rồi. Nói vậy để thấy, hành trình tinh giản biên chế là vô cùng gian nan, dù chuyện dư biên chế dễ dàng nhìn ra.
57.175 người là số biên chế dư thừa tại các cơ quan năm 2017 được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đưa ra trong lễ tổng kết hoạt động năm 2017 hôm 15.1. Nhiều năm qua, tình trạng ngân sách phải nặng gánh trả lương thường được nói đến khi nhắc về bộ máy cồng kềnh, về nguồn thu ngân sách ngày một eo hẹp, và cải cách tiền lương để bộ máy làm việc hiệu quả hơn. Cả nước có 11 triệu người hưởng lương và mang tính chất lương, trong đó có 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức.
TP.HCM đề xuất chi 380 tỷ đồng để tinh giản biên chế.
Video đang HOT
Biên chế thừa nhiều là vậy, nhưng đi hỏi bất cứ đơn vị sư nghiệp nào (có thu hay không thu), ai cũng dễ dàng nhận được câu trả lời: việc nhiều lắm, giảm người, làm sao xuể! Không lấy bằng chứng đâu xa, hãy lấy “chứng cứ” từ ngay trong lĩnh vực truyền thông là thấy rõ ràng. Ở một kênh truyền hình “tư”, bộ máy vô cùng gọn nhẹ. Hay ở một trang tin điện tử “tư” chỉ cần một vài người “chạy” là đủ, nhưng trang tin do Nhà nước quản, hàng chục người vẫn bị cho là thiếu. Quả là bi hài.
Một ông bạn làm trong lĩnh vực báo chí kể câu chuyện vui rằng: hồi cơ quan anh, trong lúc đợi điều động nhân sự chủ chốt về, dù khuyết đến ba nhân sự chủ chốt (cơ quan anh bạn có tổng cộng bốn nhân sự chủ chốt) nhưng mọi hoạt động cứ gọi là chạy “êm ru bà rù”, nếu không muốn nói là báo ngày càng hay hơn, vì đỡ bị chi phối bởi các mối quan hệ “trời ơi” từ các sếp. Anh bạn rút ra kinh nghiệm rằng: quả là lãng phí, số tiền lương và trách nhiệm trả cho các sếp hàng tháng, đủ trả cho vài chục lính. Rõ là đông người thì loãng trách nhiệm. Vì vậy, biên chế khó xẹp là điều dễ thấy.
Trở lại câu chuyện thừa 57.175 biên chế, chắc chắn dư luận sẽ hỏi xử lý thế nào? Lỗi là ở ai? Xin thưa, không thể kết luận xong là có thể đưa hơn 57.000 con người rời chỗ làm, như vậy là trái luật, trái đạo lý. Bởi lỗi chính gây ra sự việc này chính là những người tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm công tác cho 57.175 cán bộ công chức, viên chức. Nói chung, trách nhiệm tiếp tục là chung chung, là lỗi của thời cuộc, là lỗi của tập thể… và cuối cùng chẳng cá nhân nào gánh trách nhiệm.Để dẹp nghịch lý, ngân sách eo hẹp biên chế phình to, không có cách nào khác là phải chỉ rõ địa chỉ trách nhiệm. Có vậy việc xử lý mới trở nên rốt ráo, và khi bị xử lý thì rõ ràng những con số dôi dư mới dần teo tóp lại; còn bằng cứ như bây giờ dù cả nước có la toáng lên thì những người làm cho biên chế “phình bụng” cứ vẫn ngồi rung đùi và cười khẩy mà thôi.
Theo Nguyễn Anh ( Thế Giới Tiếp Thị)
Năm 2017, tinh giản được hơn 33.000 biên chế
Đây là con số được Bộ Nội vụ công bố tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác nội vụ năm 2018 được tổ chức ngày 18.1.
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác nội vụ năm 2018. Ảnh: Huyên Nguyễn
Báo cáo tổng kết công tác năm 2017, ông Nguyễn Duy Thăng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết năm 2017 được xác định là năm trọng tâm về công tác tổ chức cán bộ, tăng cường kỉ luật, kỷ cương hành chính, Bộ và ngành Nội vụ đã tổ chức triển khai thực hiện và cụ thể hoá các Nghị định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đạt được những kết quả quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho năm 2018 và các năm tiếp theo.
Đặc biệt, về tổ chức bộ máy và biên chế, tính đến ngày 31.12.2017, đã thực hiện tinh giản biên chế với tổng số 33.459 người. Thẩm định số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2017 đối với 42 địa phương, năm 2018 đối với 21 địa phương. Đã tiến hành kiểm tra, quản lý, sử dụng biên chế; tuyển dụng công chức, viên chức và hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ tại 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh một số kết quả đạt được trên các lĩnh vực tổ chức nhà nước, quản lý nhà nước về tôn giáo, về thi đua khen thưởng, về văn thư, lưu trữ... còn tồn tại một số hạn chế như tiến độ xây dựng và ban hành văn bản, đề án còn chậm, chất lượng chưa cao; vẫn còn văn bản đề án phải xin lùi, xin rút khỏi Chương trình công tác.
Việc sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước còn chậm. Việc tinh giản biên chế mới chỉ dừng ở việc giải quyết theo nguyện vọng cá nhân, chưa thể hiện trách nhiệm của người đứng dầu và chưa căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức...
HUYÊN NGUYỄN
Theo Laodong
Giảm tối thiểu 400.000 biên chế trong 4 năm tới Thu gọn cấp xã, tổ chức linh hoạt sở ngành, giảm đơn vị trực thuộc bộ... là giải pháp được nêu trong Nghị quyết của Trung ương. Hội nghị Trung ương 6, khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết số 18 về tiếp...