Dù bị trừng phạt nhiều thứ 5 thế giới, Venezuela vẫn có thể đạt kỳ tích kinh tế
Các chuyên gia tại công ty đầu tư tài chính Credit Suisse dự báo nền kinh tế Venezuela sẽ tăng trưởng 20% trong năm nay.
Venezuela có khả năng đạt tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong năm 2022. Ảnh: Getty Images
Theo nhà kinh tế Alberto Rojas tại Credit Suisse, nền kinh tế của Venezuela đang trên đà tăng trưởng lên đến 20% trong năm 2022 sau khi sản lượng dầu thô tăng mạnh, giúp GDP phục hồi đáng kinh ngạc. GDP của quốc gia Mỹ Latinh này vốn đã giảm mạnh do chịu ảnh hưởng của hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.
“Nếu chúng tôi đúng, đó có thể là một trong những báo cáo tăng trưởng mạnh nhất trên toàn cầu trong giai đoạn này”, nhà kinh tế Rojas viết trong một bản báo cáo. Dù vậy, ông lưu ý rằng dự báo tăng trưởng cao trên sẽ không quá ngạc nhiên vì nền kinh tế của Venezuela đã chạm đáy năm 2020.
Video đang HOT
Nhà phân tích nói thêm rằng việc thu thuế tính theo đồng USD vào năm 2022 có thể tăng đáng kể hơn 40%, trong khi ngành nhập khẩu của đất nước này có thể tăng hơn 15%.
Trong khi đó, Venezuela được cho là sẽ ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai khoảng 4 tỷ USD. Quốc gia này đã cố gắng hạ dự báo lạm phát hàng năm vào cuối năm xuống 70%, từ mức dự báo trước đó là 150%.
Nền kinh tế của Venezuela đã phải gánh chịu áp lực nặng nề trong những năm gần đây. Quốc gia này hiện giữ vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng toàn cầu về các quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất.
Năm 2019, Mỹ và các đồng minh đã công nhận nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là tổng thống hợp pháp của đất nước. Washington sau đó đã ra lệnh đóng băng tất cả tài sản của chính phủ Venezuela tại Mỹ, đồng thời cấm toàn bộ giao dịch đối với các công dân và công ty Mỹ. Chính phủ Anh cũng tham gia cấm vận bằng cách đóng băng dự trữ vàng của Venezuela được cất giữ tại Ngân hàng Trung ương Anh.
Venezuela cũng đang phải đối phó với siêu lạm phát 3.000% vào năm 2020. Theo Credit Suisse, cuộc khủng hoảng liên quan đến Ukraine có thể kích hoạt tái cấu trúc trong nguồn cung dầu thô toàn cầu, tạo tín hiệu tích cực để tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Venezuela.
Venezuela nêu điều kiện bán dầu cho Mỹ trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine
Caracas sẵn sàng khôi phục thương mại trong lĩnh vực dầu khí với Mỹ với điều kiện Washington công nhận tính hợp pháp của Tổng thống Nicolas Maduro.
Kênh RT (Nga) ngày 13/3 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Venezuela Felix Plasencia cho biết, Caracas sẵn sàng bán dầu cho Mỹ, trong khi vẫn ủng hộ Moskva.
Venezuela cho biết sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực dầu mỏ, với điều kiện chủ quyền của họ được tôn trọng. Ảnh: AP
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Plasencia nêu rõ việc Washington và Caracas hợp tác trong lĩnh vực dầu khí không phải là một "mối quan hệ kỳ lạ", vì Venezuela đã buôn bán dầu với Mỹ trong một thời gian dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Veneuela lập luận rằng nước này xuất khẩu năng lượng sang Mỹ sẽ "tốt cho tất cả mọi người", lưu ý Mỹ được hoan nghênh ở nước này miễn là Washington "tôn trọng chủ quyền" của Venezuela và công nhận Tổng thống Nicolas Maduro là "nhà lãnh đạo hợp pháp và duy nhất của Venezuela".
Theo ông Plascenia, Mỹ nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Venezuela nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ. Venezuela hiện khai thác một triệu thùng dầu mỗi ngày và có kế hoạch tăng lên 2 triệu thùng vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Plasencia nhấn mạnh rằng Venezuela vẫn là "đồng minh" của Nga" và nước này coi Tổng thống Nga Vladimir Putin "là một người đứng đầu Chính phủ có trách nhiệm".
"Chúng tôi tôn trọng ông ấy (Tổng thống Putin) với tư cách là một thành viên của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cho rằng ông ấy sẽ làm những điều tốt nhất cho người dân của mình", ông Plascenia nhận xét.
Tuần trước, một phái đoàn cấp cao của Mỹ đã tới thăm Venezuela trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. Để phản ứng với cuộc xung đột này, Chính phủ Mỹ đã trừng phạt ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, khiến giá khí đốt của Mỹ tăng cao. Có những ý kiến cho rằng Washington có thể chuyển sang Venezuela như một nhà cung cấp dầu thô thay thế.
Croatia nói trừng phạt không chấm dứt xung đột ở Ukraine Cuộc xung đột ở Ukraine chưa thể kết thúc sớm và điều này chỉ có thể đạt được bằng con đường ngoại giao. Theo trang tin Euractiv.hr (Croatia) ngày 8/4, Tổng thống Croatia Zoran Milanović cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ không thể giúp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và điều này chỉ...