Dự báo thời tiết 18/2, miền Bắc hửng nắng
Dự báo thời tiết 18/2, các tỉnh miền Bắc trời rét với nền nhiệt thấp nhất 15-18 độ, có nơi dưới 13 độ. Tới trưa, chiều hửng nắng.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ vài nơi; Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác.
Miền Bắc trưa chiều hửng nắng
Bắc Bộ trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-17 độ, vùng núi có nơi dưới 13 độ. Các tỉnh Bắc Trung Bộ trời rét với nền nhiệt thấp nhất khoảng 15-18 độ.
Thời tiết các vùng ngày 18/2:
Phía Tây Bắc Bộ
Có mưa vài nơi, khu Tây Bắc trưa chiều trời nắng. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất 20-23 độ, Lai Châu-Điện Biên 23-26 độ; thấp nhất 14-17 độ, có nơi dưới 13 độ.
Phía Đông Bắc Bộ
Video đang HOT
Có mưa nhỏ vài nơi, khu vực đồng bằng và ven biển trưa, chiều hửng nắng. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất 21-24 độ, có nơi trên 24 độ; thấp nhất 15-18 độ, vùng núi có nơi dưới 13 độ.
Hà Nội
Có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất 21-24 độ; thấp nhất 16-18 độ.
Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế
Phía Bắc mưa vài nơi, trời rét; phía Nam có mưa, mưa rào rải rác, trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất 21-24 độ, phía Nam có nơi trên 25 độ; thấp nhất 16-19 độ.
Đà Nẵng đến Bình Thuận
Phía Bắc có mưa, mưa rào rải rác; phía Nam mưa rào vài nơi. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất 24-27 độ, phía Nam 27-29 độ, có nơi trên 29 độ; thấp nhất 17-20 độ, phía Nam có nơi trên 20 độ.
Tây Nguyên
Ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ; thấp nhất 14-17 độ.
Nam Bộ
Ngày nắng, đêm không mưa. Đêm và sáng trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ; thấp nhất 20-23 độ, miền Đông có nơi dưới 20 độ. Tại TP.HCM là 32 độ và Cần Thơ 31 độ.
Không khí lạnh suy yếu chậm ở Bắc Bộ và Trung Bộ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do không khí lạnh suy yếu chậm nên hôm nay (26-12), Bắc Bộ và Trung Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng.
Trên biển, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên vùng biển phía đông của khu vực Bắc Biển ông gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8; biển động; sóng biển cao từ 2-4 m.
Cấy lúa bằng máy tại mô hình trồng lúa công nghệ cao ở xã Tăng Hòa, huyện Gò Công ông (Tiền Giang). Ảnh: NGUYỄN SỰ
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công điện về việc chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi. Theo đó, yêu cầu các ngành chức năng kiểm tra, đôn đốc người dân áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; bảo đảm cung cấp thức ăn tại chuồng; chú trọng khu vực miền núi, những nơi có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét.
Năm 2021, tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu thả nuôi 51.000 ha tôm nước lợ với sản lượng ước đạt 172.000 tấn. Hiện, tỉnh đang đẩy mạnh quản lý nuôi tôm nước lợ theo khung mùa vụ, triển khai các chủ trương, chính sách để người dân tiếp cận áp dụng sản xuất tốt trong nông nghiệp, thủy sản; đẩy mạnh xây dựng các mô hình trình diễn thí điểm để người nuôi có thể áp dụng phù hợp tình hình thực tế.
Ngày 25-12, Chi cục Thủy sản phối hợp Chi cục Chăn nuôi - Thú y, UBND các phường Hải Cảng, ống a, Thị Nại, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình ịnh tổ chức thả 6.000 con cá chẽm giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực tháp Thầy Bói trên đầm Thị Nại. Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức của người dân hưởng ứng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Gần đây, giá tôm biển tăng cao nên nông dân ở các huyện ven biển của tỉnh Bến Tre ồ ạt đào ao thả tôm trong vùng ngọt hóa. Mô hình này không những phá vỡ quy hoạch vùng đất lúa mà còn làm lây lan nguồn nước mặn trên nội đồng. Báo động nhất là tại huyện Ba Tri có hơn 100 trường hợp tái diễn đào ao, thả nuôi tôm thẻ ngoài vùng quy hoạch. Các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh cần sớm kiểm tra và có giải pháp cho vấn đề này.
Trên địa bàn TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hiện có gần 800 nhà nuôi yến đang hoạt động. Kể từ cuối tháng 9 đến nay, rất nhiều nhà yến trên địa bàn xuất hiện tình trạng chim non bị chết trên tổ. Thậm chí, số lượng chim bố mẹ cũng giảm sút đáng kể, từ 20 đến 30% so với cùng kỳ các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình mưa bão khắc nghiệt hơn so với những năm trước nên nguồn thức ăn của chim yến bao gồm các loại côn trùng trở nên khan hiếm.
Trong năm 2020, tỉnh Tiền Giang đã triển khai trồng lúa theo công nghệ cao hơn 40 ha tại huyện Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Tây và Gò Công ông với các giống lúa như: Nàng Hoa 9, ài Thơm 8, OM4900,VD20 và OM5451... Trong đó sử dụng phân bón thông minh chậm tan và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng theo hướng dẫn. Qua kết quả đối chứng, diện tích sản xuất lúa công nghệ cao ít sâu bệnh hơn, năng suất thu hoạch cao hơn 400 kg/ha, lợi nhuận cao hơn ba triệu đồng/ha so với sản xuất thông thường. Thời gian tới, tỉnh sẽ nhân rộng mô hình trồng lúa theo công nghệ cao tại hai thị xã Cai Lậy và Gò Công.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Khánh Vĩnh khẩn trương khắc phục, sửa chữa một số công trình bị hư hại do bão, mưa lũ diễn ra hồi tháng 11 trên địa bàn huyện, nhằm ổn định đời sống, sản xuất của người dân. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí khoảng 2,7 tỷ đồng.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi đến Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà ở an toàn phòng tránh bão cho 10 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở huyện đảo Lý Sơn. Theo thống kê, vừa qua, đảo Lý Sơn hứng chịu ba cơn bão khiến 1.638 ngôi nhà bị sập, tốc mái hư hỏng, 306 ha trồng hành tỏi của người dân bị thiệt hại, hệ thống kênh, mương bị phá hủy hoàn toàn, tổng thiệt hại gần 220 tỷ đồng.
UBND tỉnh Bình ịnh đã hỗ trợ đợt 2, với kinh phí hơn hai tỷ đồng cho đồng bào Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ. Trước đó, hồi tháng 10, UBND tỉnh Bình ịnh cũng đã trích ngân sách ba tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh để khắc phục các thiệt hại do bão, lũ.
Thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, đoàn công tác của tỉnh Tiền Giang đã trao 600 triệu đồng nhằm chung tay hỗ trợ nhân dân vùng bão, lũ ở Quảng Ngãi sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất, đón năm mới đầm ấm, an vui.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa phát hiện hai ổ dịch tả lợn châu Phi tại hai xã Phước Vinh và Ninh iền, thuộc huyện biên giới Châu Thành. Lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy 21 con lợn bị nhiễm dịch, đồng thời tiêu độc, khử trùng khoanh vùng dịch. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo chính quyền địa phương tăng cường phòng, chống dịch.
Dự báo thời tiết 3/12, miền Bắc có nơi rét đậm, rét hại Dự báo thời tiết 3/12, ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Không khí lạnh mạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi Bắc Bộ. Dự báo hôm nay sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ,...