Dự báo thời tiết 14/11, miền Trung mưa to trước khi bão đổ bộ
Dự báo thời tiết 14/11, nhiều tỉnh ở miền Trung mưa to đến rất to, lượng mưa có nơi trên 350mm dù bão số 13 chưa đổ bộ.
Dự báo ngày mai, bão số 13 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Từ hôm nay đến 16/11, từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250mm, có nơi trên 350mm; ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi có mưa to 50-150mm.
Nhiều tỉnh miền Trung có mưa to đến rất to
Dự báo thời tiết các vùng ngày 14/11:
Phía Tây Bắc Bộ
Ngày nắng; đêm không mưa, đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ, có nơi trên 29 độ; thấp nhất 15-18 độ, có nơi dưới 10 độ.
Phía Đông Bắc Bộ
Ngày nắng; đêm không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ; thấp nhất 16-19 độ, vùng núi 14-17 độ, có nơi dưới 12 độ.
Hà Nội
Ngày nắng; đêm không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ; thấp nhất 17-19 độ.
Video đang HOT
Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế
Có mưa vài nơi; riêng các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa rào rải rác và giông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ngày có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Nhiệt độ cao nhất 24-27 độ, có nơi trên 27 độ; thấp nhất 19-22 độ, phía nam có nơi trên 22 độ.
Đà Nẵng đến Bình Thuận
Phía Bắc ngày có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông; phía Nam có mưa rào và giông vài nơi. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ, phía Nam 29-31 độ; thấp nhất 23-26 độ.
Tây Nguyên
Có mưa rào và giông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ, có nơi trên 29 độ; thấp nhất 17-20 độ.
Nam Bộ
Có mưa rào và giông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ; thấp nhất 24-27 độ. Tại TP.HCM và Cần Thơ là 33 độ.
Hướng đi của bão số 13 rất khó đoán
Bão số 13 có cường độ rất mạnh, hướng di chuyển khó đoán, không ổn định. Các địa phương phải lên phương án ứng phó theo kịch bản bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh mình.
Sáng 13/11, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến tại đầu cầu Hà Nội cùng 10 địa phương từ Thanh Hóa đến Bình Định để ứng phó với bão số 13.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định bão số 13 có cường độ rất mạnh, hướng di chuyển không ổn định, tất cả các địa phương phải tập trung chuẩn bị ứng phó theo phương án là bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa phương mình. Dự kiến trong sáng 15/11, bão sẽ tiếp cận bờ biển nước ta.
Bão đổ bộ từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam
Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết 9h sáng nay (13/11), tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) khoảng 410 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15. Khu vực nằm trong bán kính 90 km từ tâm bão có thể chịu gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 trở lên.
Ngày và đêm nay, bão đi theo hướng tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Sáng 14/11, tâm bão trên vùng biển phía nam của quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất duy trì cấp 11-12, giật cấp 15.
Dự báo đường đi của bão số 13. Ảnh: NCHMF.
Chuyên gia khí tượng nhấn mạnh đây là cơn bão có cường độ rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, hướng đi không ổn định. Khi vào bờ, bão tiếp tục gây thiệt hại lớn ở các khu vực đã bị tổn thương liên tiếp do các đợt thiên tai vừa qua.
"Với hoàn lưu rất rộng, hướng di chuyển quét dọc bờ biển, dự kiến trong rạng sáng 15/10 bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam với sức gió cấp 9-10, giật cấp 12. Vùng chịu ảnh hưởng của gió bão kéo dài từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi", ông Khiêm nói.
Từ ngày 14-16/11, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa phổ biến 200-300 mm, có nơi trên 350 mm; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có mưa 50-150 mm.
Từ ngày 14-16/11, trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi sẽ xuất hiện một đợt lũ ở mức báo động 2, báo động 3, có sông trên báo động 3. Các sông ở Hà Tĩnh ở mức báo động 1, báo động 2.
Đặc biệt chú ý sạt lở
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đến sáng 13/11, có gần 60.000 tàu, thuyền đã được thông báo về diễn biến của bão để di chuyển thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Hiện, không còn phương tiện trong vùng chịu ảnh hưởng của bão.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết địa phương này dự kiến sơ tán 161.000 hộ dân trước 12h trưa mai (14/11). Trong đó đặc biệt ưu tiên sơ tán tại 93 điểm khảo sát có nguy cơ sạt lở với trên 10.000 hộ.
Ngoài ra, khu vực ven lưu vực các sông Vu Gia, Thu Bồn cũng được lên kịch bản với đỉnh lũ trên mức báo động 3 khoảng 1 m. Lúc này, hơn 45.000 hộ dân sẽ được sơ tán.
Về công tác tìm kiếm nạn nhân trong các vụ sạt lở tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, lãnh đạo UBND tỉnh nhấn mạnh chỉ tiếp tục công tác này khi đảm bảo an toàn. "Trong tình huống không an toàn, tỉnh sẽ rút toàn bộ lực lượng tìm kiếm, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lực lượng cứu hộ gặp nạn", ông Thanh nói.
Tại Thừa Thiên - Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết địa phương này đã xây dựng kịch bản mưa do bão 200-300 mm. Đặc biệt chú trọng việc vận hành các hồ chứa: Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền. "Tỉnh đảm bảo khi có mưa 300 mm, hồ chứa sẽ điều tiết mực nước ở sông Hương và sông Bồ dưới báo động 3", ông Phương nói.
Thừa Thiên - Huế dự kiến sơ tán trên 19.000 hộ trước 10h sáng mai.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo. Ảnh: N.H.
Tại Quảng Bình, trong hôm nay lực lượng vũ trang tiếp tục giúp dân chằng chống nhà cửa và sơ tán đến nơi an toàn. Dự kiến 16h ngày 14/11, toàn bộ người dân tại các vùng xung yếu sẽ đến nơi sơ tán. Trong đó, đặc biệt tập trung tại các vùng trũng được coi là "rốn lũ" như huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương và cơ quan chức năng cần liên tục bám sát đường đi của bão. Tập trung các biện pháp theo tinh thần công điện của Thủ tướng đế chỉ đạo ứng phó.
Ông đề nghị các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Định không chủ quan, tiếp tục rà soát các tàu thuyền, đảm bảo không bỏ sót. Tại những khu neo đậu tàu thuyền, chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản cũng phải kiểm tra, khi cần thiết phải cưỡng chế người dân về nơi an toàn.
Đặc biệt, Phó thủ tướng nhấn mạnh việc sơ tán người dân tại những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. "Vừa rồi các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế thiệt hại nặng nề bởi sạt lở nên tôi đề nghị các địa phương không được chủ quan, phải khẩn trương rà soát để di dời người dân trong khu vực có nguy cơ", ông Dũng chỉ đạo.
Bản tin sớm: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng ở Hà Tĩnh Theo bản tin dự báo thời tiết lúc 4h sáng nay (19/10) của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, khu vực Hà Tĩnh hôm nay có mưa to đến rất to. Trong 6 giờ qua (22h, ngày 18/10 - 04h, ngày 19/10), khu vực tỉnh Hà Tĩnh có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi đặc biệt to, lượng mưa phổ...