Dự báo thời gian tới, dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp
Dự báo mùa đông năm nay, cuộc chiến chống COVID-19 sẽ rất khốc liệt, dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào, thời điểm nào.
Đảm bảo các biện pháp phòng dịch tại cửa khẩu. Ảnh: TTXVN.
Tại giao ban trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế với các địa phương ngày 13/10, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá: “Hiện đã 41 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng; tuy nhiên, nguy cơ dịch xâm nhập luôn thường trực và có thể gây bùng nổ dịch bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Dự báo mùa đông năm nay, cuộc chiến chống COVID-19 sẽ rất khốc liệt. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều quốc gia đã phát hiện ca bệnh xâm nhập trở lại và lây nhiễm ra cộng đồng”.
Hiện nay là thời điểm quan trọng để Việt Nam chuẩn bị và triển khai tất cả các biện pháp cần thiết để chống dịch. Đến nay, chưa có bất cứ đánh giá nào đầy đủ của các nước trên thế giới về dịch COVID-19. Tuy nhiên, có thể thấy chúng ta đang gặp khó khăn trong cuộc chiến chống dịch, trong khi nhiều dự báo cho thấy, dịch có thể kéo dài tới cuối năm 2021 mới hết. Vì vậy, luôn phải trong tâm thế sẵn sàng đương đầu chiến đấu với dịch.
“Các địa phương tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, vì nguy cơ xâm nhập dịch vào Việt Nam rất cao. Cần phải chuẩn bị kịch bản ứng phó với tình huống xấu nhất trong mùa đông xuân năm nay, nếu không sẽ khó có thể đối phó”, quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để chủ động ứng phó, các địa phương cần phải rà soát lại tất cả các kịch bản phòng chống dịch. Về nguyên tắc, Việt Nam vẫn giữ 5 nguyên tắc là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch và điều trị hiệu quả. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, quan trọng nhất là phát hiện, ngăn không cho dịch từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam và tiếp tục giám sát, phát hiện các ca bệnh. Nếu tăng cường các hoạt động càng sớm, việc triển khai các biện pháp chống dịch càng hiệu quả.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương rà soát lại tất cả các kịch bản phòng chống dịch. Kịch bản phải đề cập đến tình huống dịch nếu xảy ra tại bệnh viện thì sẽ có phương án xử lý như thế nào? Vừa qua, dịch bùng phát ở Đà Nẵng là một bài học. Tuy nhiên, Đà Nẵng là địa phương có nhiều cơ sở khám chữa bệnh, có điều kiện để thành lập bệnh viện dã chiến nhanh, nhưng nếu dịch xảy ra ở một địa phương của miền núi thì sẽ có phương án cụ thể ra sao cần được đưa ra cụ thể.
Theo đó, Sở Y tế các địa phương phải đưa ra phương án ứng phó với các tình huống cụ thể như: Dịch COVID-19 xảy ra tại một nhà máy với mấy chục nghìn công nhân, xảy ra tại cộng đồng dân cư… Phương án ứng phó phải bao gồm các biện pháp khoanh vùng ngay, truy vết lập tức, cách ly nhanh chóng triệt để…
“Bộ Y tế sẽ lo máy thở, nhưng không thể lo từng cán bộ sử dụng máy thở cho địa phương, do đó các địa phương phải tổ chức tập huấn chuyên môn ngay về sử dụng máy thở cho cán bộ. Các địa phương cũng phải chuẩn bị ngay cơ sở điều trị”, quyền Bộ trưởng cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thời điểm này, việc ngăn chặn dịch từ bên ngoài vào rất quan trọng, mà đối tượng cần đặc biệt quan tâm là chuyên gia nước ngoài, người hồi hương, người nhập cảnh. Vừa qua, có những địa phương triển khai tốt, tuy nhiên có nhiều địa phương còn lơ là, buông lỏng và không kiểm soát tốt người nhập cảnh, nhất là những trường hợp cách ly tại cơ sở lưu trú. Công tác cách ly đã được hướng dẫn cụ thể, tuy nhiên vẫn có những địa phương không thực hiện đúng hướng dẫn này. Chỉ cần một trường hợp nhiễm bệnh thì lây lan sẽ gia tăng theo cấp số nhân trong cộng đồng.
Do đó, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương, nhất là các địa phương có cửa khẩu, cần phối hợp với biên phòng giám sát, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, người nào cách ly tại cơ sở tập trung, người nào cách ly tại cơ sở lưu trú. Đồng thời, giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương, chính quyền cơ sở, y tế cơ sở trong công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời và theo dõi sau cách ly.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chủ động tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời yêu cầu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tránh bỏ lọt, nếu cơ sở nào không có đủ năng lực xét nghiệm thì lấy mẫu, gửi nơi đủ điều kiện thực hiện.
Trong công tác chống dịch, Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương về công tác truy vết, kiên quyết cách ly tập trung bắt buộc tất cả các trường hợp F1 và là yếu tố “sống còn” trong chống dịch. Bên cạnh đó các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thành lập các tổ phòng chống dịch dựa vào công đồng, tập huấn để chuẩn bị sẵn lực lượng khi dịch xảy ra thì ngay lập tức huy động các tổ này để phát huy vai trò chống dịch.
Dịch Covid-19: Thế giới vượt mốc 28 triệu ca nhiễm, tình hình "nóng" lên tại châu Âu
Tính đến 6h ngày 10-9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 28 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 906.893 trường hợp tử vong, hơn 20,08 triệu người đã hồi phục.
Nhiều nước châu Âu ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhanh.
Liên hợp quốc cảnh báo sự gián đoạn các dịch vụ y tế do đại dịch đang đẩy thêm hàng triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới đối diện với các nguy cơ đe dọa tính mạng, đồng thời, đại dịch có nguy cơ đảo ngược những tiến bộ đạt được trong nhiều thập kỷ về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ.
Theo điều tra mới đây do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) tiến hành tại 77 quốc gia, hoạt động khám, chữa bệnh và tiêm chủng cho trẻ em tại ít nhất 68% số quốc gia trong số đó đã bị gián đoạn do đại dịch.
Châu Âu
Nghị viện châu Âu đã phải đổi địa điểm họp do tình hình dịch diễn biến phức tạp tại Pháp. Dự kiến, phiên họp toàn thể Nghị viện châu Âu từ ngày 14 đến 17-9 sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ). Pháp đang đối mặt với sự bùng phát một đợt dịch Covid-19 mới, trong đó riêng 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 8.577 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 344.101 ca.
Trong bối cảnh số ca nhiễm tăng vọt, Anh đã công bố quy định mới siết chặt giãn cách xã hội tại vùng England. Số người tụ tập tối đa được phép là 6 người, thay vì 30 người như trước đây. "Xứ sở sương mù" mới ghi nhận thêm 2.659 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 355.219 trường hợp.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã công bố thêm các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh số ca nhiễm trong ngày tăng nhanh. Các nhà hàng, quán cà phê cũng như tất cả các địa điểm giải trí và ăn uống sẽ ngừng hoạt động sau nửa đêm. Người dân bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả các khu vực công cộng. Bộ Giáo dục nước này cũng điều chỉnh kế hoạch mở lại các trường học vào cuối tháng 9 này sau khi đóng cửa từ tháng 3 để phòng dịch.
Bộ Ngoại giao Đức khuyến nghị khách du lịch nên hạn chế tới một số địa điểm du lịch của châu Âu, trong đó có Prague (Cộng hòa Séc), Geneva (Thụy Sĩ), Dubrovnik (Croatia) và Corsica (Pháp) vì nguy cơ lây nhiễm cao tại các khu vực này.
Hà Lan ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ tháng 4. Trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 1.140 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 77.688.
Trong bối cảnh có số ca nhiễm mới thuộc nhóm tăng nhanh nhất châu Âu, Cộng hòa Séc bắt đầu thực hiện bắt buộc đeo khẩu trang trong các trung tâm thương mại, cửa hàng, bưu điện, nhà ga, sân bay và trên các phương tiện công cộng, trong khi các nhà hàng, quán bar... phải đóng cửa từ 0h đến 6h hằng ngày.
Châu Á
Ấn Độ ghi nhận thêm 95.529 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.462.965 trường hợp - cao thứ hai thế giới sau Mỹ. Giới chuyên môn lo ngại số ca nhiễm mới tăng mạnh hơn khi quốc gia đông dân thứ hai thế giới bắt đầu nối lại dịch vụ tàu điện ngầm, mở cửa một phần trường học, mở trở lại quán bar và hộp đêm.
Giới chức Hàn Quốc vẫn duy trì cảnh giác với các ổ dịch rải rác trên cả nước dù ngày 9-9 đánh dấu ngày thứ 7 liên tiếp nước này ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày dưới mức 200 ca. Quốc gia Đông Bắc Á này vẫn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Với số ca nhiễm mới tăng chậm, Hong Kong (Trung Quốc) bày tỏ mong muốn thiết lập "bong bóng du lịch" với 11 nước gồm Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Australia và New Zealand, để phục hồi ngành hàng không, du lịch và khách sạn hiện đang gặp khó khăn.
Tại Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận thêm 3.307 ca nhiễm mới và 106 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại quốc gia này lên lần lượt là 203.342 ca và 8.336 ca. Chính quyền Jakarta, tâm dịch của Indonesia, thông báo sẽ tái áp dụng các biện pháp hạn chế trên diện rộng vì số ca nhiễm mới gia tăng đang gây áp lực với hệ thống y tế của vùng này.
Singapore sẽ phát miễn phí thiết bị truy vết có tên TT Token (TraceTogether Token) trên diện rộng, bắt đầu từ ngày 14-9, dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 11.
Châu Mỹ
Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ chấm dứt việc siết chặt kiểm tra đối với một số hành khách quốc tế nhằm phát hiện các ca mắc Covid-19 cũng như bỏ yêu cầu các chuyến bay phải tới 15 sân bay của Mỹ.
Thành phố New York sẽ chính thức cho phép quán ăn, nhà hàng được phục vụ khách trong nhà kể từ ngày 30-9, chấm dứt 6 tháng "cấm ăn trong nhà". Các quán ăn, nhà hàng được phục vụ thực khách trong nhà với điều kiện tuân thủ giãn cách xã hội triệt để, phục vụ khách ở mức 25% sức chứa của phòng, kiểm tra nhiệt độ khách ra vào tại cửa và mỗi nhóm khách vào ăn phải để lại một số điện thoại liên lạc trong trường hợp cần truy xuất thông tin.
Tại Canada, bang Ontario đông dân nhất nước đã quyết định tạm ngừng nới lỏng thêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong khoảng 4 tuần do số ca nhiễm mới tại đây đang có chiều hướng gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đề xuất tiêm vắc xin Covid-19 "Sputnik-V" của Nga cho gần 15.000 ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới để họ có thể triển khai chiến dịch tranh cử một cách an toàn nhất.
Moon Jae-in lên án nhà thờ cản trở chống Covid-19 Tổng thống Moon Jae-in chỉ trích một nhà thờ ở Seoul cản trở cuộc chiến chống Covid-19, cáo buộc thái độ của họ khiến nỗ lực chống dịch bế tắc. "Tận bây giờ, một số nhà thờ ở Hàn Quốc vẫn tổ chức các buổi lễ trực tiếp. Đặc biệt, một nhà thờ đang từ chối tuân thủ và cản trở các hướng...