Dự báo ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn trong năm 2016
Năm 2016 được dự báo sẽ là một năm khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu đề ra không dễ dàng đạt được.
Với một loạt Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết như Hiệp định FTA Việt Nam-EU, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội lớn về mở rộng năng lực sản xuất, thu hút dòng vốn đầu tư FDI và tăng nhanh giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2016 được dự báo sẽ là một năm khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu đề ra không dễ dàng đạt được.
Các chuyên gia nhận định, các Hiệp định thương mại tự do này có độ trễ, chưa thể vận hành ngay được. Nền kinh tế thế giới chưa có tín hiệu phục hồi nên nhu cầu đối với mặt hàng dệt may cũng sẽ không tăng cao. Do vậy, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ đạt từ 8 đến 10%, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt từ 29,5 đến 30 tỷ USD.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu có thể đạt từ 29,5 đến 30 tỷ USD trong năm 2016. (Ảnh: Internet)
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may đang khuyến khích doanh nghiệp dệt may trong nước đầu tư sợi, dệt, nhuộm để chủ động nguồn cung nguyên liệu và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực thiết kế để phù hợp với bối cảnh hội nhập.
Video đang HOT
“Chính phủ phải có chiến lược phát triển nguồn lực, tập trung tại các trường đào tạo một đội ngũ các nhà thiết kế. Đội ngũ các nhà thiết kế này phải được đào tạo với chiến lược riêng để đảm bảo những nhà thiết kế này có đủ tư duy và sáng tạo, đặc biệt là tư duy phát triển hội nhập quốc tế và thế giới. Khi Việt Nam đưa các sản phẩm vào thị trường Mỹ, thị trường châu Âu phải hiểu được văn hóa cũng như thị hiếu người tiêu dùng sẽ có cách tiếp cận thuận lợi hơn”, ông Giang nói./.
Chung Thủy
Theo_VOV
Ngành dệt may và cơ hội 20 tỷ USD khi vào TPP
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào năm 2020 có khả năng đạt trên 20 tỷ USD khi Việt Nam chính thức gia nhập TPP.
Tin tức trên báo Dân việt, cơ hội mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) mở ra cho nền kinh tế Việt Nam là "lớn" nhất trong lịch sử. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào năm 2020 có khả năng đạt trên 20 tỷ USD.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và cộng đồng chuyên gia trong và ngoài nước, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ tăng 28,4% vào năm 2025 so với việc không có TPP.
xuất khẩu dệt may đứng trước cơ hội 20 tỷ USD khi Việt Nam gia nhập TPP.
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp tập trung vào sản xuất nguyên phụ liệu dệt may rất ít, không khác muối bỏ biển nên hiện chỉ cung cấp chưa đến 20% nhu cầu sản xuất trong nước. Thậm chí, dù sản xuất sợi đã ít nhưng Việt Nam còn xuất khẩu tới hơn một nửa lượng sợi sản xuất được ra nước ngoài thay vì phục vụ trong nước. báo Một thế giới thông tin.
Trong khi bài toán về nguyên liệu dệt may đang khiến không ít doanh nghiệp lo ngại thì Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã đem đến một tin vui cho dệt may Việt Nam.
Theo đó, trong nội dung cắt giảm thuế nhập khẩu trong hiệp định TPP có một nội dung khá quan trọng đó là danh mục "Nguồn cung thiếu hụt". Đây có thể được xem là cứu cánh tạm thời cho dệt may Việt Nam.
Cụ thể, Danh mục "nguồn cung thiếu hụt" bao gồm: Danh mục thường xuyên và Danh mục tạm thời. Danh mục thường xuyên bao gồm các nguyên liệu dệt may hiện không được sản xuất trong các nước thành viên TPP. Sản phẩm dệt may sử dụng nguyên liệu trong danh mục này sẽ luôn được áp dụng quy tắc "cắt và may".
Danh mục tạm thời gồm các nguyên liệu hiện không được sản xuất trong TPP nhưng có thể sẽ được sản xuất trong tương lai, vì thế các sản phẩm dệt may sử dụng nguyên liệu trong danh mục này sẽ chỉ được áp dụng quy tắc "cắt và may" trong một khoảng thời gian nhất định.
"Về ngành dệt may, Danh mục nguồn cung thiếu hụt được đưa ra để đáp ứng yêu cầu được hưởng ưu đãi ngay tại các nước chưa mạnh về công nghiệp dệt" - ông Khánh cho hay.
Cũng theo Thứ trưởng Khánh, các doanh nghiệp có quyền nhập khẩu một số chủng loại vải, sợi từ nước thứ ba (ngoài TPP) để làm ra sản phẩm may mà vẫn được ưu đãi. Bên cạnh đó cũng có thêm nhiều quy định khác giúp doanh nghiệp hưởng lợi mà không quá phụ thuộc vào nguyên tắc xuất xứ "từ sợi trở đi".
Theo đánh giá tác động của TPP từ Bộ Công thương, riêng ngành dệt may, kim ngạch sẽ tăng trưởng đáng kể. Theo tính toán, cứ 1 tỷ USD kim ngạch dệt may sẽ tạo ra 250.000 việc làm các loại. Kim ngạch dệt may càng tăng, việc làm mới sẽ được tạo ra càng nhiều.
Ngoài ra, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam có thể thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm, và sản xuất nguyên phụ liệu. Điều này có thể giúp Việt Nam tăng giá trị nội địa cho hàng dệt may xuất khẩu và giúp ngành may phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Xuân Dương - Tổng Giám đốc Công ty May Hưng Yên nói, rất có thể đến năm 2018, hiệp định này mới được thực hiện. Từ nay đến lúc đó, những ngành như sản xuất sợi, vải phải chuẩn bị đầu tư và khai thác thị trường xuất khẩu tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản... Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào năm 2020 có khả năng đạt trên 20 tỷ USD, riêng thị trường Mỹ chiếm tới 1/3 kim ngạch.
Theo_NDH
Doanh nghiệp với TPP: Dệt may chờ bùng nổ Dệt may là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất nhờ TPP, mở ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, thị phần Thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các nước thành viên của TPP dự kiến sẽ tăng gấp đôi, riêng thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu dệt may có...