Dự báo năm 2022: Thế giới chưa thể hết phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch
Cuộc khủng hoảng khí hậu dường như đã đặt lộ trình kết thúc cho ngành dầu mỏ nhưng để đạt mục tiêu này không phải điều dễ dàng, nhất là khi kinh tế thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu khí.
Một mỏ dầu tại Dhahran, miền đông Saudi Arabia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chuyên gia Romain Ioualalen thuộc tổ chức Oil Change International đánh giá trong năm 2021, thế giới đã chứng kiến những diễn biến phản ánh một cách rõ ràng rằng đây là một ngành không có tương lai. Tháng 5 vừa qua, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo cần lập tức chấm dứt hoạt động đầu tư mới cho các dự án năng lượng hóa thạch nếu thế giới muốn đạt mục tiêu đưa phát thải carbon ròng về 0 vào năm 2050 và níu giữ cơ hội để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C. Đây được coi là một nhận định mang tính cách mạng của một tổ chức vốn được thành lập sau cú sốc dầu mỏ năm 1970 để đảm bảo an ninh năng lượng.
Tiếp đó, phải kể đến sự kiện quan trọng khác trong năm 2021 là tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra ở Glasgow (Anh), nhiều quốc gia đã nhất trí loại bỏ sản xuất dầu và khí đốt. Những diễn biến tại hội nghị đã phản ánh một điều rằng nội dung này không còn là một điều cấm kỵ tại các hội nghị quốc tế. Và cũng tại hội nghị này, nhiên liệu hóa thạch, vốn chiếm 80% năng lượng tiêu thụ – được đề cập đến một cách rõ ràng là nguyên nhân chi phối tình trạng biến đổi khí hậu, một quan điểm bị tránh đề cập khi các nước thảo luận và đi đến ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2015.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo chuyên gia năng lượng Moez Ajmi, thuộc Công ty EY, mặc dù về nhận thức, từ nhiều năm trở lại đây ngày càng nhiều ý kiến cho rằng ngành dầu mỏ đang đi đến đoạn kết nhưng trên thực tế, thế giới vẫn chưa sẵn sàng vì còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng này. IEA cũng tin rằng nhu cầu dầu mỏ vẫn tiếp tục tăng và sẽ đạt mức trước đại dịch COVID-19 là khoảng 100 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Lãnh đạo Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammed Barkindo cũng không tán đồng với quan điểm rằng dầu khí đã là quá khứ và chấm dứt hoạt động đầu tư mới vào dầu khí là sai hướng.
Chủ tịch Tập đoàn TotalEnergies của Pháp, Patrick Pouyanne, tin rằng khi nhận thức thay đổi thì quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra nhưng còn cần nhiều thời gian. Cũng theo ông Pouyanne, nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống vì người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm mới như xe điện. Theo ông, vấn đề chuyển đổi đang bị tiếp cận sai hướng, thay vì tập trung vào giảm cung dầu mỏ thì nên tập trung vào thay đổi thị hiếu người tiêu dùng. Theo đó, nhu cầu dầu mỏ sẽ giảm khi người tiêu dùng có thêm lựa chọn sản phẩm mới như các loại xe điện. Theo BloombergNEF, trong nửa đầu năm 2021, xe điện chiếm 7% tổng doanh số bán ô tô toàn cầu. Mặc dù đây vẫn là một tỷ lệ nhỏ, nhưng triển vọng gia tăng trong tương lai là rất lớn.
Các chuyên gia tin rằng năm 2022 sẽ là thực sự là năm của “chuyển đổi” khi thế giới đầu tư nhiều hơn cho năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng như công nghệ thu hồi khí thải carbon từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Các tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ như ExxonMobil và Chevron sau thời gian dài trì hoãn thì cuối cùng cũng đã công bố các khoản đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng. Chuyên gia Ioualalen của Oil Change International tin rằng mặc dù triển vọng về nền kinh tế phi carbon vẫn còn xa, nhưng chính những khoản đầu tư vào hệ thống năng lượng được thực hiện ngày nay sẽ đưa thế giới đến đích.
Dự báo kinh tế thế giới vượt 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022
Lần đầu tiên, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022, sớm hai năm so với dự báo trước đó.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ ngày 14/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) có trụ sở tại London, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ được nâng lên nhờ sự phục hồi liên tục sau đại dịch COVID-19, mặc dù nếu lạm phát vẫn tiếp diễn, các nhà hoạch định chính sách có thể khó tránh được kịch bản nền kinh tế của họ quay trở lại suy thoái.
Ông Douglas McWilliams, Phó chủ tịch của CEBR cho hay: "Vấn đề quan trọng đối với những năm 2020 là cách các nền kinh tế thế giới đối phó với lạm phát. Nếu không điều chỉnh, thế giới sẽ phải gồng mình chống chọi với một cuộc suy thoái vào năm 2023 hoặc năm 2024".
Trong bản báo cáo kinh thế giới hàng năm, CEBR cũng dự đoán rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, sớm hai năm so với dự đoán của năm 2020.
Trong khi đó, Ấn Độ sẽ giành lại vị trí thứ sáu của Pháp năm ngoái và trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2031, chậm một năm so với dự đoán trước đó.
Ngoài ra, nền kinh tế nước Anh đang trên đà tăng trưởng lớn hơn 16% so với Pháp vào năm 2036 bất chấp "vụ ly hôn" Liên minh châu Âu (Brexit). Đức cũng được dự báo sẽ vượt qua Nhật Bản vào năm 2033.
Biến đổi khí hậu sẽ làm giảm mức chi tiêu tiêu dùng còn trung bình 2 nghìn tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2036 do các công ty sản xuất thông qua chi phí đầu tư khử cacbon.
Năm 2022, kinh tế thế giới dự báo vượt ngưỡng 100.000 tỷ USD Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) có trụ sở tại London (Anh) dự báo kinh tế thế giới sẽ vượt mốc 100.000 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2022, sớm hơn hai năm so với dự báo trước đó. CEBR dự báo, kinh tế thế giới sẽ vượt mốc 100.000 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2022,...