Dự báo mùa đông năm nay dịch Covid-19 rất khốc liệt
Theo Quyền Bộ trưởng Y tế, nhiều dự báo cho thấy dịch Covid-19 có thể kéo dài tới cuối năm 2021 mới hết.
Bộ Y tế cuộc giao ban trực tuyến phòng chống dịch Covid-19
Ngày 13/10, Bộ Y tế đã tổ chức giao ban trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 với các địa phương trong cả nước.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay chưa có bất cứ đánh giá nào đầy đủ của các nước trên thế giới về dịch COVID-19, tuy nhiên, nhiều dự báo cho thấy dịch có thể kéo dài tới cuối năm 2021 mới hết.
Hiện chưa có vaccine nào được đăng ký chính thức lưu hành trên thế giới, nên việc tiếp cận vaccine phòng chống dịch của các nước là thách thức rất lớn dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để tiếp cận, nhưng nhìn chung là khó khăn.
Theo ông Long, hiện trong cộng đồng đã 41 ngày không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới, nhưng nguy cơ xâm nhập luôn thường trực và là yếu tố để có thể gây bùng nổ dịch bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. “Đây là thời điểm quan trọng để chuẩn bị và triển khai tất cả các biện pháp quan trọng cần thiết để chống dịch, bởi mùa đông năm nay dự báo là rất khốc liệt trong chống dịch COVID-19. Nhiều quốc gia đã phát hiện ca bệnh xâm nhập trở lại và lây nhiễm ra cộng đồng”, ông Long nhấn mạnh.
Quyền Bộ trưởng yêu cầu Sở Y tế các địa phương phải đưa ra phương án ứng phó với các tình huống như dịch Covid-19 xảy ra tại một nhà máy với mấy chục nghìn công nhân hay tại cộng đồng dân cư? Phương án ứng phó phải bao gồm các biện pháp khoanh vùng ngay, truy vết lập tức, cách ly nhanh chóng triệt để…
“Bộ Y tế sẽ lo máy thở, nhưng Bộ Y tế không thể lo từng cán bộ sử dụng máy thở cho địa phương, do đó các địa phương phải tổ chức tập huấn chuyên môn ngay về sử dụng máy thở cho cán bộ. Các địa phương cũng phải chuẩn bị ngay cơ sở điều trị”, ông Long yêu cầu.
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long vào thời điểm này việc ngăn chặn dịch từ bên ngoài vào rất quan trọng, mà đối tượng cần đặc biệt quan trọng là chuyên gia nước ngoài, những người hồi hương, những người nhập cảnh. Tuy nhiên, có địa phương còn lơ là, buông lỏng và không kiểm soát tốt người nhập cảnh, nhất là những trường hợp cách ly tại cơ sở lưu trú. Chỉ cần một trường hợp nhiễm bệnh thì lây lan sẽ gia tăng theo cấp số nhân trong cộng đồng.
Video đang HOT
Do đó Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương, nhất là các địa phương có cửa khẩu cần phối hợp với biên phòng giám sát, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, người nào cách ly tại cơ sở tập trung, người nào cách ly tại cơ sở lưu trú. Phải giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, y tế cơ sở trong công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời và theo dõi sau cách ly.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chủ động tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời yêu cầu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tránh bỏ lọt, nếu cơ sở nào không có đủ năng lực xét nghiệm thì lấy mẫu, gửi nơi đủ điều kiện thực hiện…
Xây dựng tiêu chuẩn an toàn trước diễn biến dịch bệnh
Hôm nay, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã họp trực tuyến toàn quốc (3 cấp) dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp cho biết, chưa nước nào tự tin có biện pháp phòng, chống dịch bệnh tốt nhất. Dự báo, mùa đông năm nay sẽ khốc liệt đối với các nước trong phòng, chống dịch.
Đối với các địa phương, nguy cơ lây nhiễm luôn luôn thường trực, trong đó hai nguy cơ lớn nhất là từ người nhập cảnh (cả trái phép, hợp pháp), người mang mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng.
Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn cách ly đối với các nhóm đối tượng nhập cảnh hợp pháp.
Cách ly dưới 14 ngày, không cần cách ly tập trung được áp dụng cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật người nước ngoài có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 3-5 ngày trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, tiếp tục xét nghiệm sau khi nhập cảnh và xét nghiệm định kỳ, đồng thời thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Cách ly tập trung 7 ngày và cách ly tại nhà 7 ngày dành cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật người nước ngoài có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi nhập cảnh vào Việt Nam từ 3-5 ngày, sau đó xét nghiệm lần 1 vào ngày thứ 1 nhập cảnh, lần thứ 2 vào ngày thứ 6 hoặc 7. Nếu tiếp tục có kết quả âm tính, những người này được cách ly tại nhà và xét nghiệm lần 3 vào ngày thứ 14.
Các trường hợp nhập cảnh khác chưa có hướng dẫn vẫn thực hiện cách ly tập trung 14 ngày. Việc thu phí cách ly thực hiện theo quy định của Thủ tướng.
Đề cao kỷ cương, giữ bình yên cho cả nước
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh 2 nguy cơ lây nhiễm lớn nhất hiện nay là người nhập cảnh vào Việt Nam và mầm bệnh lưu hành trong cộng đồng.
Báo cáo từ các địa phương, kết quả giám sát, kiểm tra của Bộ Y tế, Bộ Công an cho thấy, thời gian qua có thực tế đối tượng nhập cảnh hợp pháp (trong đó có chuyên gia, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài, người Việt Nam từ vùng dịch) chưa được quản lý chặt chẽ sau thời gian 14 ngày cách ly tập trung, trong khi thực tế có người phát bệnh ở ngày thứ 20 sau khi nhập cảnh.
Phó Thủ tướng: Thực hiện mục tiêu kép, phải tuyệt đối an toàn vì nếu có dịch thì mọi nỗ lực phát triển kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, ít nhất trong vòng 28 ngày, bao gồm 14 ngày cách ly tập trung và 14 ngày giám sát y tế.
Người nhập cảnh phải khai báo y tế điện tử bắt buộc và cập nhật tình hình sức khoẻ cá nhân ít nhất 1 lần/ngày.
"Chính quyền địa phương tuyệt đối không để người nước ngoài nhập cảnh không thuộc đối tượng chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, không phải là lao động của DN có nhu cầu", Phó Thủ tướng lưu ý.
Từng địa phương phải nắm được từng ngày có bao nhiêu người nhập cảnh trên địa bàn, cập nhập thông tin sức khỏe, lưu trú... liên tục.
Các khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ người cách ly phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch, cập nhật thông tin hàng ngày về thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Đối với việc phát hiện, phòng, chống lây nhiễm trong cộng đồng, Phó Thủ tướng cho rằng vai trò của người dân rất quan trọng.
Trước đó, ngày 17/4, tại cuộc họp trực tuyến của BCĐ với 63 địa phương, Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh: Chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội.
Mới đây, ngày 1/10, với sự hợp tác của Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, Bộ Y tế, ứng dụng Bản đồ An toàn Covid (Antoancovid.vn) đã chính thức vận hành, được cập nhật theo thời gian thực. Trước hết các cơ sở bệnh viện, trường học sẽ được cung cấp tài khoản để cập nhật những việc phải thực hiện theo Bộ tiêu chí đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Mức độ an toàn sẽ được chấm điểm. Những cơ sở chưa đảm bảo an toàn sẽ bị yêu cầu tạm dừng hoạt động.
"Các tiêu chí không thể cứng nhắc như trong thời kỳ cao điểm chống dịch nhưng không thể như lúc bình thường mà phải là bình thường mới, khả thi, thực hiện được", Phó Thủ tướng lưu ý.
Đến nay, bộ tiêu chí đảm bảo an toàn bệnh viện, trường học đã hoàn thành và được triển khai từ đầu tháng 10/2020.
Bộ Y tế phải rà soát ngay hướng dẫn và chuyển thành danh sách công việc cần làm đối với với các loại hình hoạt động của cơ sở y tế, giáo dục, khách sạn, nhà máy, trụ sở cơ quan nhà nước, siêu thị...
Các bộ ngành, các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở, đơn vị trực thuộc, thuộc lĩnh vực quản lý thực hiện đầy đủ các công việc bảo đảm an toàn, phòng chống dịch, cập nhật Bản đồ an toàn Covid theo thời gian thực. Nơi nào không bảo đảm an toàn dứt khoát không cho hoạt động, kỷ luật người đứng đầu.
"Chúng ta phải hình thành thói quen chung sống an toàn với dịch. Bộ Y tế đã lên chương trình quản lý sức khỏe toàn dân, tới đây phải khẩn trương thiết lập trước hết đối với người già, người có bệnh nền, bệnh mãn tính dài ngày. Cùng với đề án khám chữa bệnh từ xa, ngành y tế phải xây dựng hệ thống đăng ký khám chữa bệnh từ xa", Phó Thủ tướng nói.
Quyền Bộ trưởng Y tế: Sẽ minh bạch giá thiết bị y tế tránh "thổi giá" Quyền Bộ trưởng Y tế cho biết, sẽ minh bạch giá thiết bị y tế qua cổng thông tin để tránh hiện tượng "thổi giá" như vừa qua. Ngày 9/9, Bộ Y tế tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin công khai giá trang thiết bị y tế Ngày 9/9, Bộ Y tế tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin công...