Dự báo một số cơn bão mạnh ảnh hưởng tới Trung Bộ và Nam Bộ từ nay đến cuối năm
Ngày 11/10, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ nay đến cuối năm 2021 vẫn có khả năng xuất hiện các cơn bão mạnh và vùng ảnh hưởng trọng tâm sẽ là khu vực Trung Bộ, thậm chí là Nam Bộ.
Theo dự báo, tháng 1/2022 vẫn có thể xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới muộn ảnh hưởng tới khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Từ nay đến cuối năm 2021 vẫn có khả năng xuất hiện các cơn bão mạnh. Ảnh minh họa: TTXVN
Nhận định về tình hình của cơn bão Kompasu có khả năng trở thành bão số 8 và các tổ hợp thiên tai tiếp theo có thể sẽ gây mưa lớn kéo dài cho Bắc Bộ và Trung Bộ, ông Hưởng cho hay, khả năng mưa lớn ở miền Trung trong các tháng 10, 11 và nửa đầu tháng 12/2021 đã được nhận định từ giữa năm 2021 và theo đánh giá của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tổng lượng mưa các tháng này đều vượt từ 30 – 50% so với trung bình nhiều năm, tuy nhiên sẽ ít có khả năng nghiêm trọng như năm 2020.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, dự kiến khoảng đêm 11/10, bão Kompasu sẽ vượt qua khu vực phía Bắc của đảo Luzon của Philippines, khi vào Biển Đông, bão sẽ di chuyển rất nhanh và có khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, trọng tâm là khu vực phía Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh miền Trung (từ Thanh Hóa – Thừa Thiên-Huế).
“Bên cạnh đó, hiện không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống nước ta, trong khi bão Kompasu đang tiến gần vào Biển Đông, vì vậy, khi cơn bão này tiến gần vào đất liền sẽ tương tác với không khí lạnh gây mưa lớn ở khu vực miền Trung. Bão Kompasu ít có khả năng đi ngược lên phía Bắc mà trọng tâm ảnh hưởng của bão là các tỉnh miền Trung”, ông Hưởng lưu ý.
Ông Hưởng phân tích, với diễn biến thời tiết sắp tới như đã phân tích ở trên thì khu vực nguy hiểm là vùng biển (bao gồm hầu khắp các khu vực Biển Đông), trọng tâm Vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung. Trên đất liền, vùng nguy hiểm là khu vực phía Nam đồng bằng Bắc Bộ; các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế là những nơi có khả năng có gió mạnh, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng đô thị trong các ngày 13 – 15/10.
Đề cập đến tác động của hoàn lưu bão số 8, ông Hưởng cho rằng, trong những ngày tới, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình khả năng xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, các sông ở Quảng Bình lên mức báo động 1 đến báo động 2 và trên báo động 2; hạ lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức báo động 1 và dưới báo động 1. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh trên.
Video đang HOT
“Sau cơn bão này, không khí lạnh vẫn tương tác với dải hội tụ nhiệt đới và tiếp tục gây mưa to ở khu vực miền Trung trong những ngày sắp tới”, ông Hưởng nhấn mạnh.
Lý giải về các hiện tượng bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra liên tiếp trong tháng 10/2021, ông Hưởng cho rằng, theo quy luật thì giai đoạn này, dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực miền Trung và 70% các cơn bão hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới. Ngoài ra, tháng 10 cũng là một trong những tháng có nhiều bão nhất trong năm, vì vậy bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện dồn dập trong tháng 10 không phải đặc biệt. Sau bão số 8, còn khoảng 4-6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới sẽ còn xuất hiện trên Biển Đông và khoảng từ 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng đến nước ta.
Đối với các hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên biển (bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, dông, lốc, gió giật mạnh…), theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, trước tình hình gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên các vùng biển phía Nam, các cơ quan chức năng cần thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến trên để chủ động phòng tránh, bảo đảm an toàn và có kế hoạch sản xuất phù hợp; duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống…
Các chuyên gia khuyến cáo ngư dân và các thuyền viên cần thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu, thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu, thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.
Người lái tàu cần điều khiển tàu, thuyền tránh xa vùng bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng đi tới. Nếu tàu, thuyền đang nằm ở phía bên phải hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới thì phải cho tàu thuyền chạy ngược gió, gió thổi lệch mũi trước mạn phải, góc lệch lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sức đẩy của tàu thuyền, tức là chạy về hướng Bắc – Đông Bắc. Nếu tàu, thuyền đang nằm ở phía bên trái hoặc ở ngay trên đường bão, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển tới thì cho tàu, thuyền chạy xuôi gió, gió thổi vào đuôi tàu thuyền từ mạn phải, tức là chạy về hướng Nam – Tây Nam.
Người lái tàu cần chú ý, khi điều khiển tàu, thuyền tránh bão, áp thấp nhiệt đới trên biển phải luôn luôn giữ cho tàu, thuyền cách tâm bão, áp thấp nhiệt đới một khoảng tối thiểu từ 350 đến 400 km – khoảng 200 hải lý. Khi không thể tránh xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới mà lọt vào vùng gió bão, áp thấp nhiệt đới thì người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh, tập trung mọi khả năng đưa tàu, thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng bão, áp thấp nhiệt đới.
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi. Lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất… Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền.
Bão Kompasu có thể đạt cấp 11, giật cấp 13, đi rất nhanh vào đất liền
Dự báo đêm nay (11-10), bão Kompasu sẽ đi vào Biển Đông. Đây là cơn bão rất mạnh trên biển, có khả năng đạt cấp 11, giật cấp 13, di chuyển rất nhanh vào đất liền Việt Nam.
Vị trí và hướng di chuyển bão Kompasu - Ảnh: NCHMF
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h sáng 11-10, bão Kompasu đang cách đảo Luzon (Philippines) 250km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông và mạnh thêm.
Đến 7h ngày 12-10, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 700km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào Biển Đông và tiếp tục mạnh thêm.
Đến 7h ngày 13-10, vị trí tâm bão cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-120km/giờ), giật cấp 13.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 7h ngày 14-10, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Do ảnh hưởng của bão, từ sáng nay (11-10), ở khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, đêm tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 4-6m, biển động rất mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển khu vực Bắc Biển Đông: cấp 3.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km, cường độ bão có xu hướng giảm.
Ông Trần Quang Năng - trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - cho biết đây là cơn bão có cường độ rất mạnh trên biển, khi vào Biển Đông có khả năng đạt cấp 11, giật cấp 13, di chuyển rất nhanh với tốc độ 20-25km, kể từ khi vào Biển Đông cho đến khi ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam chỉ trong khoảng 2 ngày. Khả năng bão Kompasu sẽ tiếp tục gây ra đợt mưa lớn ở Bắc và Trung Bộ.
Ông Mai Văn Khiêm - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - nhận định khi đi vào gần bờ biển đất liền, dự báo cường độ bão Kompasu sẽ ở cấp 9. Hướng di chuyển của cơn bão này được dự báo đi vào khu vực giữa Bắc Bộ và chếch xuống khu vực Trung Trung Bộ. Đây là dự báo xa, còn dự báo tin cậy hơn sẽ là từ 24 đến 48 giờ.
Bắc Bộ và Nam Bộ mưa to
Do ảnh hưởng kết hợp của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 7 với không khí lạnh nên hôm nay (11-10), ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 40-80mm, riêng các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai có nơi trên 120mm; ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, lượng mưa phổ biến 30-60mm, có nơi trên 80mm.
Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh dần nên từ nay đến ngày 13-10, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.
Đêm nay Kompasu vào Biển Đông thành bão số 8, TP.HCM mưa kéo dài đến 13-10 Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết lúc 19h ngày 11-10, bão Kompasu ở trên vùng biển phía bắc đảo Luzon, Philippines. Bão đi nhanh và vào Biển Đông trong đêm nay. Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với bão Kompasu, từ đêm nay đến hết 13-10, TP.HCM có mưa lớn - Ảnh: LÊ...