Dự báo kinh tế thế giới vượt 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022
Lần đầu tiên, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022, sớm hai năm so với dự báo trước đó.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ ngày 14/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh ( CEBR) có trụ sở tại London, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ được nâng lên nhờ sự phục hồi liên tục sau đại dịch COVID-19, mặc dù nếu lạm phát vẫn tiếp diễn, các nhà hoạch định chính sách có thể khó tránh được kịch bản nền kinh tế của họ quay trở lại suy thoái.
Ông Douglas McWilliams, Phó chủ tịch của CEBR cho hay: “Vấn đề quan trọng đối với những năm 2020 là cách các nền kinh tế thế giới đối phó với lạm phát. Nếu không điều chỉnh, thế giới sẽ phải gồng mình chống chọi với một cuộc suy thoái vào năm 2023 hoặc năm 2024″.
Video đang HOT
Trong bản báo cáo kinh thế giới hàng năm, CEBR cũng dự đoán rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, sớm hai năm so với dự đoán của năm 2020.
Trong khi đó, Ấn Độ sẽ giành lại vị trí thứ sáu của Pháp năm ngoái và trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2031, chậm một năm so với dự đoán trước đó.
Ngoài ra, nền kinh tế nước Anh đang trên đà tăng trưởng lớn hơn 16% so với Pháp vào năm 2036 bất chấp “vụ ly hôn” Liên minh châu Âu (Brexit). Đức cũng được dự báo sẽ vượt qua Nhật Bản vào năm 2033.
Biến đổi khí hậu sẽ làm giảm mức chi tiêu tiêu dùng còn trung bình 2 nghìn tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2036 do các công ty sản xuất thông qua chi phí đầu tư khử cacbon.
Năm 2022, kinh tế thế giới dự báo vượt ngưỡng 100.000 tỷ USD
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) có trụ sở tại London (Anh) dự báo kinh tế thế giới sẽ vượt mốc 100.000 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2022, sớm hơn hai năm so với dự báo trước đó.
CEBR dự báo, kinh tế thế giới sẽ vượt mốc 100.000 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2022, sớm hơn hai năm so với dự báo trước đó. (Nguồn: Viện Brookings)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng lên nhờ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch tiếp tục được duy trì. Hồi năm 2020, CEBR đã dự báo kinh tế thế giới sẽ đạt mốc này vào năm 2024.
Theo các nhà phân tích, bất chấp sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11/2021, các biện pháp phòng chống dịch bệnh sẽ không quá chặt chẽ so với trước đây, do khả năng miễn dịch trong cộng đồng đã được cải thiện. Trong khi đó, khả năng thích ứng với đại dịch của nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc các biện pháp hạn chế được áp đặt trở lại sẽ gây ít thiệt hại hơn.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu của CEBR cho rằng nếu tình trạng lạm phát vẫn tiếp diễn, các nhà hoạch định chính sách có thể gặp khó khăn trong việc tránh để nền kinh tế quay trở lại suy thoái.
Douglas McWilliams, Phó Chủ tịch CEBR, nhận định rằng vấn đề quan trọng là cách các nền kinh tế thế giới đối phó với lạm phát. Nếu các vấn đề ảnh hưởng đến nền kinh tế không được kiểm soát, thế giới có thể sẽ phải gồng mình chống chọi với suy thoái vào năm 2023 hoặc 2024.
Dự báo của CEBR cũng tương tự với ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); tổ chức tài chính quốc tế này dự đoán GDP toàn cầu sẽ vượt mức 100.000 tỷ USD vào năm 2022.
Theo báo cáo, Trung Quốc đang trên đà chiếm vị trí của Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Ấn Độ được dự báo sẽ vượt Pháp vào năm 2022 trong khi Anh sẽ giành lại vị trí là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới vào năm 2023.
Báo cáo cũng dự báo Đức có thể vượt Nhật Bản về sản lượng công nghiệp vào năm 2033, trong khi Nga sẽ lọt vào nhóm 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2036.
'Bức tranh' kinh tế thế giới 2021: Con đường phục hồi chưa bằng phẳng Không chỉ thoát khỏi bóng đen suy thoái, kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi nhanh hơn kỳ vọng và lấy lại đà tăng trưởng, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng cuộc khủng hoảng năng lượng và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đẩy lạm phát tăng cao. Hoạt động tại Cảng Long Beach, ở...