Dự báo kinh tế thế giới năm 2016 của Goldman Sachs
Năm 2015 sắp kết thúc, nhiều báo cáo về kinh tế thế giới trong năm 2016 đang được đưa ra. Dưới đây là vài dòng lưu ý cho kinh tế năm sau của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs.
Ảnh: Reuters
Theo trang Business Insider, ngân hàng Goldman Sachs mới đây có báo cáo đặt tiêu đề là GOAL, viết tắt của cụm “định vị tài sản cơ hội toàn cầu”, với nhiều số liệu thống kê, dự báo, các con số đánh giá bức tranh kinh tế vĩ mô, những chủ đề chính, xu hướng giá cả của các loại tài sản và rủi ro trong năm 2016.
Ngân hàng đầu tư Mỹ dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trong năm tới, từ mức 3,2% trong năm nay lên 3,5% vào năm sau vì “sự ổn định của các nền kinh tế mới nổi và sự đi lên nhỏ của Nhật Bản và châu Âu”.
Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nước này sẽ tăng trưởng chậm lại còn 2,3% so với mức 2,5% trong năm nay. Trung Quốc cũng được cho là sẽ tăng trưởng chậm lại, ở mức 6,4% từ con số tiềm năng 6,9% trong năm nay. Ngân hàng Goldman Sachs viết: “tín hiệu tích cực từ thị trường lao động làm tăng niềm tin của chúng tôi vào dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào ngày 16.12 tới”. Ngân hàng cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất từ 75 đến 100 điểm cơ bản trong năm 2016, trước khi tăng thêm 100 điểm cơ bản đến năm 2017.
Video đang HOT
Nhắc đến sự trái chiều trong chính sách tiền tệ, Goldman Sachs cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ trong năm tới. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) được dự báo là sẽ cắt giảm lãi suất thêm 2 lần, giảm thêm 300 điểm cơ bản đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Nhân dân tệ (CNY) sẽ suy yếu còn 6,6 CNY ngang giá 1 USD.
Về các rủi ro trong một năm tới, Goldman Sachs cho hay có ba yếu tố: giá dầu thô tiếp tục giảm, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm và tách bạch của sự tương quan giữa cổ phiếu và trái phiếu. “Chúng ta đang ở một trong những giai đoạn dài nhất của mối tương quan lãi suất cổ phần/lợi suất trái phiếu tích cực kể từ năm 1870″, các chuyên gia của ngân hàng đầu tư Mỹ viết.
Dầu thô được cho là sẽ tiềm ẩn “những rủi ro cao trong ngắn hạn vì sự thay đổi trong nguồn cung diễn ra chậm và hàng tồn kho cận mức cao trong bối cảnh mùa đông sắp tới ôn hòa hơn, tăng trưởng của các thị trường mới nổi chậm lại và tiềm năng của việc Iran được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế”. Goldman Sachs cũng cảnh báo rủi ro giá dầu có thể xuống đến 20 USD/thùng.
Cuối cùng, Goldman Sachs cho rằng “lo ngại về tăng trưởng và chính sách có thể tiếp tục trong năm 2016″, đô la Mỹ có thể tăng giá mạnh và mức tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc có thể gia tăng áp lực lên một đợt phá giá nữa của nhân dân tệ. Hiện tại những nhà đầu tư lớn khác cũng đang rục rịch công bố dự báo của họ cho năm mới. Những dự báo sau có thể giống, hoặc mâu thuẫn với quan điểm mà ngân hàng Goldman Sachs vừa đưa ra.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Giá dầu có thể sụt giảm mạnh vào năm tới
Goldman Sachs và OPEC dự báo giá dầu có thể sụt giảm mạnh vào năm tới, xuống mức 20 USD/thùng.
Trang tin Business Insider dẫn đánh giá của Goldman Sachs và OPEC cho hay, tình trạng dư thừa nguồn cung toàn cầu đang "giết chết" giá vàng đen.
Giá dầu thế giới ngày 7/12 đã chạm mức thấp nhất trong 7 năm do lo ngại nguồn cung dư thừa sau khi OPEC không đạt được thoả thuận cắt giảm nguồn cung.
Hiện tại, giá dầu đã giảm tới 50% so với mức giá vào cùng thời điểm năm ngoái. Theo nhận định, giá dầu có thể giảm xuống mức 20 USD/thùng vào năm 2016.
Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio del Pino cho biết OPEC không cho phép xảy ra cuộc chiến dầu mỏ và sẽ phải hành động để ổn định giá dầu trong thời gian tới.
Chuyên gia Michele Della Vigna của Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ xuống mức 20 USD/thùng và lãi suất của các nhà sản xuất dầu mỏ sẽ chỉ còn khoảng 15%, thậm chí là thấp hơn.
Mỏ khai thác dầu tại Syria. (Ảnh: Business Insider)
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, nguyên nhân chính đẩy giá dầu thô tại thị trường toàn cầu lao dốc là do các thành viên OPEC vẫn còn bất đồng về chủ trương cắt giảm sản lượng khai thác hàng ngày vốn đang dư thừa khá nhiều so với nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, các bộ trưởng dầu mỏ của OPEC không thể nhất trí được về mức trần sản lượng dầu thô. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng bất đồng này là khi Iran tuyên bố, sẽ không xem xét bất kỳ việc giảm sản lượng nào cho đến khi sản lượng dầu của nước này trở lại ngưỡng trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt./
Trân Ngoc
Theo_VOV
Kinh tế Mỹ và Trung Quốc: Ai là hổ, ai là dê? Mới đây, chuyện một con hổ Siberia kết bạn với chú dê gây ngạc nhiên cho nhiều người. Theo CNBC, ẩn sau câu chuyện này có thể là một ngụ ngôn thú vị về hai cường quốc kinh tế số một thế giới. Hổ Amur và dê Timur trong công viên safari Primorye (Nga) - Ảnh chụp từ trang Sputnik Mới đây, một...