Dự báo khó khăn cho Trung Quốc từ ‘bộ sậu’ kinh tế đối ngoại của ông Trump
Đến nay, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã hoàn thiện các chọn lựa cho vị trí Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh quốc gia, Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Tài chính – vốn được xem là bộ khung quan trọng cho chính sách ngoại thương của Nhà Trắng trong 4 năm sắp tới.
Cụ thể, sau khi chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio giữ vị trí Ngoại trưởng và Hạ nghị sĩ Mike Waltz trở thành Cố vấn An ninh quốc gia, ông Trump mới đây công bố đã chọn hai nhà đầu tư tài chính là Howard Lutnick và Scott Bessent lần lượt làm Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Đây có thể xem là 4 vị trí gần như quyết định chính sách ngoại thương của Mỹ.
Đội hình cứng rắn với công cụ tăng thuế
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn lựa xong bộ khung nhân sự về ngoại thương. ẢNH: REUTERS
Trong đó, việc chọn lựa Thượng nghị sĩ Rubio làm Ngoại trưởng và Hạ nghị sĩ Waltz làm Cố vấn An ninh quốc gia báo hiệu xu hướng “diều hâu” của Nhà Trắng trong chính sách đối ngoại. Đó là vì cả hai nghị sĩ này đều được đánh giá là cứng rắn, có xu thế sử dụng các biện pháp “cơ bắp” trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, Iran hay Nga… cũng như giải quyết các vấn đề đối ngoại.
Ngược lại, hai ông Howard Lutnick và Scott Bessent lại chưa từng làm chính trị, có xuất thân là giới đầu tư tại Mỹ. Ông Lutnick là Giám đốc điều hành Công ty môi giới Cantor Fitzgerald ở Phố Wall. Tuy ít khi đề cập đến vấn đề Trung Quốc, nhưng ông Lutnick lại thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ về việc sử dụng chính sách thuế quan, đặc biệt đối với những đối tác như Trung Quốc. Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài CNBC vào tháng 9, ông Lutnick đặc biệt nhấn mạnh điều này. “Thuế quan là một công cụ tuyệt vời để tổng thống sử dụng – chúng ta cần bảo vệ người lao động Mỹ”, ông Lutnick nói.
Trung Quốc, Mexico, Canada cảnh báo sau khi ông Trump dọa tăng thuế ngay ngày đầu nhậm chức
Tương tự, ông Bessent, người được Tổng thống đắc cử Trump chọn làm Bộ trưởng Tài chính, cũng khẳng định điều này. Năm nay 62 tuổi, ông Bessent là một nhà đầu tư nổi tiếng ở Phố Wall và rất thân cận với nhà tài phiệt George Soros. Tỉ phú Bessent luôn thể hiện là một người ủng hộ cải cách thuế và giảm bớt các quy định. Chính vì thế, việc ông Trump chọn lựa ông Bessent làm Bộ trưởng Tài chính khiến nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ giảm bớt các thủ tục hành chính và thuế đối với doanh nghiệp nội địa. Nhưng vấn đề là ông cũng khẳng định cần sử dụng công cụ thuế đối với giao thương quốc tế.
Chính vì thế, đội ngũ trên của ông Trump báo hiệu chính sách đối ngoại cứng rắn và thuế là công cụ quan trọng.
Thế khó cho Trung Quốc
Với “bộ sậu” trên, gần như đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại thương của Mỹ sắp tới, giới quan sát đánh giá Trung Quốc sẽ đối mặt áp lực lớn.
Các ông Rubio, Waltz, Lutnick và Bessent. ẢNH: REUTERS/AFP
Trong báo cáo mới đây do Công ty phân tích Moody’s gửi đến Thanh Niên, kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn về xuất khẩu.
Theo đó, Công ty phân tích Moody’s dự báo Mỹ sẽ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc từ quý 2/2025 và thuế suất đạt đỉnh khoảng 40% vào cuối năm 2025. Đối với các nước khác, Mỹ có thể tăng thuế thêm 5 điểm phần trăm. Do Mỹ chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, nên với mức thuế trên được dự báo dẫn đến giảm tiêu thụ khiến cho xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 6% vào năm 2026.
Tuy nhiên, báo cáo trên cũng kỳ vọng mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ giảm từ năm 2026 và ổn định ở mức 20% vào năm 2027. Nên nếu thuế suất dần giảm như dự báo, thì mức giảm của xuất khẩu Trung Quốc sẽ còn khoảng 3% vào năm 2027. Trong khi đó, mức thuế của Mỹ áp dụng đối với các nước khác được dự báo sẽ giảm dần từ năm 2026.
Từ dự báo trên, Công ty phân tích Moody’s đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2025 từ mức 4,7% xuống còn 4,2%. Thậm chí, nếu bị Mỹ tiếp tục duy trì mức thuế nhập khẩu cao đến năm 2026, Trung Quốc có thể chỉ tăng trưởng kinh tế còn 3,7%.
Nghị sĩ Cộng hòa phản đối một ý định của ông Trump
Thượng nghị sĩ Rand Paul thuộc đảng Cộng hòa ngày 24.11 đã phản đối ý định của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sử dụng quân đội để tiến hành trục xuất hàng loạt những người sống bất hợp pháp tại Mỹ, theo Reuters. Thượng nghị sĩ Paul lưu ý rằng ông ủng hộ ý tưởng trục xuất những người sống bất hợp pháp tại Mỹ có tiền án, nhưng cho rằng các cơ quan thực thi pháp luật được trang bị tốt hơn quân đội để thực hiện vai trò này.
Trước đó, Tổng thống đắc cử Trump đã xác nhận chính quyền sắp tới của ông dự định ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và sử dụng quân đội Mỹ để tiến hành trục xuất hàng loạt những người nhập cư bất hợp pháp.Mỹ tranh cãi về rà soát lý lịch của các ứng viên nội các
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Bill Hagerty ngày 24.11 cho rằng người Mỹ không quan tâm đến việc kiểm tra lý lịch truyền thống của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đối với các ứng cử viên nội các thuộc chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. “Tôi không nghĩ công chúng Mỹ quan tâm đến việc ai là người kiểm tra lý lịch. Điều người dân Mỹ quan tâm là nhiệm vụ mà họ kỳ vọng trong lúc bỏ phiếu được thực hiện như thế nào”, ông Hagerty chia sẻ trên chương trình “This Week” của Đài ABC.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Lisa Murkowski nhấn mạnh việc FBI tiến hành kiểm tra lý lịch nội các là “thông lệ” nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Cùng quan điểm, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Amy Klobuchar nhấn mạnh bà không thể đánh giá những người được đề cử vào nội các nếu không có quá trình kiểm tra lý lịch của FBI, đồng thời nói thêm rằng hoạt động này được sử dụng để đảm bảo các công việc trong chính phủ.
Ông Trump chọn nhiều nhân vật cứng rắn vào Nhà Trắng?
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang tiếp tục bổ sung những cái tên mới cho bộ máy chính quyền nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Trump đã chọn cựu hạ nghị sĩ Lee Zeldin làm Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) trong nhiệm kỳ sắp tới, theo tờ The Guardian ngày 12.11.
Ông Lee Zeldin phát biểu trong một sự kiện vận động tranh cử của ông Trump hồi tháng 1 tại bang New Hampshire. ẢNH: REUTERS
Ông Zeldin từng làm hạ nghị sĩ đại diện cho bang New York cho đến năm 2023. Ông Trump miêu tả ông Zeldin là "chiến binh đích thực" cho các chính sách Nước Mỹ trước tiên của ông. Tổng thống đắc cử tin tưởng rằng vị quan chức sẽ đưa ra những quyết định về bãi bỏ thủ tục một cách công bằng và nhanh chóng nhằm tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp Mỹ, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về môi trường, gồm không khí và nước sạch.
Ông Trump sẽ đưa chiến lược gia về nhập cư lên cố vấn chính sách?
Ông Zeldin được cho là chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường nhưng là người ủng hộ lâu năm của ông Trump. Vị cựu nghị sĩ 44 tuổi bày tỏ vinh dự khi được đề cử và cam kết sẽ khôi phục vị thế hàng đầu của Mỹ về năng lượng, hồi sinh ngành ô tô để đưa việc làm về Mỹ, giúp Mỹ trở thành lãnh đạo thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI). "Chúng ta sẽ làm điều đó trong khi bảo vệ việc tiếp cận nguồn nước và không khí sạch", ông Zeldin viết trên X.
Trong khi đó, tờ The New York Times loan tin ông Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm ngoại trưởng, song cũng có thể đổi ý vào phút chót.
Ông Trump và ông Rubio tại cuộc vận động ngày 4.11 ở bang Bắc Carolina. ẢNH: REUTERS
Ông Rubio là nhân vật cứng rắn nhất trong danh sách các lựa chọn tiềm năng của ông Trump, bên cạnh thượng nghị sĩ Bill Hagerty, cựu cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien, theo Reuters.
Ông Rubio từng tranh cử tổng thống nhưng không thành công vào năm 2016. Trong nhiều năm qua, ông vận động chính sách đối ngoại mạnh mẽ đối với các đối thủ địa chính trị của Mỹ như Trung Quốc, Iran và Cuba.
Cố vấn cứng rắn của ông Trump trở lại?
Cùng ngày, CNN và các báo đài Mỹ loan tin ông Stephen Miller sắp trở lại Nhà Trắng với vai trò Phó chánh văn phòng phụ trách chính sách.
Ông Stephen Miller được cho là sẽ trở lại Nhà Trắng với vai trò lớn hơn. ẢNH: REUTERS
Ông Miller là cố vấn cấp cao và là kiến trúc sư trưởng của các chính sách nhập cư cứng rắn trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Ông Miller cũng được cho là người đề xuất kế hoạch trục xuất người nhập cư không giấy tờ hợp lệ tại Mỹ. Ông từng nói, trong nhiệm kỳ 2, chính quyền Trump sẽ tăng gấp 10 lần số lượng trường hợp trục xuất, lên mức hơn 1 triệu người mỗi năm.
Người phát ngôn Karoline Leavitt của ông Trump từ chối bình luận về thông tin của CNN và nói sẽ công bố khi có quyết định. Tuy nhiên, Phó tổng thống đắc cử J.D. Vance đã viết lời chúc mừng ông Miller trên X, gọi đây là một lựa chọn ấn tượng nữa của tổng thống đắc cử.
Bên cạnh đó, truyền thông Mỹ cũng loan tin ông Trump đã chọn hạ nghị sĩ Mike Waltz từ Florida làm cố vấn an ninh quốc gia. Đây là vị trí cực kỳ ảnh hưởng nhưng không cần thông qua sự phê chuẩn của Thượng viện.
Hạ nghị sĩ Mike Waltz. ẢNH: REUTERS
Ông Waltz từng là giám đốc chính sách quốc phòng cho các Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và Robert Gates. Ông đắc cử vào Hạ viện vào năm 2018. Ông là Chủ tịch Tiểu ban về hậu cần quân sự của Ủy ban Quân vụ Hạ viện, đồng thời cũng là thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.
Ông Waltz, là cựu đại tá Lục quân Mỹ và là thành viên đơn vị đặc nhiệm Mũ nồi xanh đầu tiên trở thành hạ nghị sĩ, được cho là có chính sách cứng rắn về Trung Quốc. Ông là thành viên nhóm chuyên trách về Trung Quốc của đảng Cộng hòa và từng cho rằng quân đội Mỹ chưa chuẩn bị đủ cho một cuộc xung đột tiềm tàng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong một cuốn sách xuất bản trong năm nay, ông Waltz trình bày chiến lược 5 phần nhằm ngăn ngừa chiến tranh với Trung Quốc, trong đó có việc vũ trang nhanh hơn cho Đài Loan, tái cam kết với các đồng minh tại Thái Bình Dương hay hiện đại hóa máy bay, tàu chiến.
Mặt khác, ông Trump đã xác nhận việc bổ nhiệm hạ nghị sĩ Elise Stefanik làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2. "Bà ấy sẽ là Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc tuyệt vời, mang lại hòa bình thông qua sức mạnh và các chính sách an ninh quốc gia Nước Mỹ trước tiên", tổng thống đắc cử nói.
Bà Elise Stefanik. ẢNH: REUTERS
Bà Stefanik (40 tuổi) đắc cử vào Hạ viện vào năm 2014 và trở thành quan chức cấp cao thứ ba của đảng Cộng hòa tại cơ quan lập pháp năm từ năm 2021 thay cho bà Liz Cheney, người bị phế truất vì chỉ trích ông Trump.
Trước đó, ông Trump chính thức xác nhận chọn ông Tom Homan, từng giữ quyền Giám đốc Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE), làm quan chức cấp cao phụ trách vấn đề biên giới dưới thời chính quyền Trump 2.0. Với vai trò mới, ông Homan được giao trọng trách quản lý biên giới phía nam, phía bắc, vùng duyên hải và không phận Mỹ.
Tác động tiềm tàng của chính quyền Trump 2.0 với thương mại thế giới Chính quyền Donald Trump 2.0 có thể đánh dấu một giai đoạn mới cho hệ thống thương mại quốc tế, với việc tăng thuế quan mạnh mẽ và định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump trả lời phỏng vấn báo chí tại Philadelphia, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Theo nhận định của...