Dự báo hoạt động khoan dầu vào năm 2021 sẽ tăng mạnh
Bị ảnh hưởng nặng nề vào năm 2020 do nhu cầu dầu giảm và giá dầu thô yếu đi, mảng khoan dầu đáng lẽ sẽ tăng trở lại trong năm nay và năm sau, nhưng sẽ không đạt được mức trước đại dịch.
Sau một năm khó khăn 2020, hoạt động khoan dầu sẽ tăng 12% vào năm 2021 so với năm ngoái. Điều này được công bố trong một báo cáo mới của Rystad Energy công bố vào ngày 25/3, trong đó chỉ ra rằng sự cải thiện này là do nhu cầu dầu và khí đốt dần phục hồi, được hỗ trợ bởi các nỗ lực tiêm chủng và giảm cung cấp khí đốt từ OPEC .
Khoảng 54.000 giếng sẽ được khoan trên toàn thế giới vào năm 2021 và vào năm 2022. Dự báo vẫn thấp hơn số liệu khoan được ghi nhận vào năm 2019 với 73.000 giếng đã được khoan.
Video đang HOT
Cụ thể, hoạt động khoan trên bờ dự kiến sẽ tăng 12% từ 46.000 giếng khoan vào năm 2020 lên khoảng 51.700 giếng vào năm 2021, trước khi tăng thêm 19% vào năm 2022 để đạt khoảng 61.700 giếng. Con số trước khi dịch diễn ra trong phân khúc này là 71.000 giếng được khoan vào năm 2019.
Ở ngoài khơi, hoạt động khai thác dầu sẽ tăng 10% vào năm 2021 và 2022. Điều này sẽ đưa số lượng giếng được khoan lên gần 2.500 trong năm nay, so với 2.300 vào năm 2020. Rystad dự đoán rằng số lượng giếng ngoài khơi cho năm 2022 sẽ vượt quá 2.700.
“Không giống như những năm trước, lĩnh vực đá phiến ở Bắc Mỹ dẫn đầu tăng trưởng sản xuất, chúng tôi kỳ vọng các hoạt động khoan dầu trên đất liền và ngoài khơi ở Trung Đông và thị trường nước sâu ở Nam Mỹ sẽ là động lực tăng trưởng chính trong tương lai”, báo cáo cho biết.
Giá dầu trên thị trường châu Á tăng trở lại trong phiên 13/10
Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - đã nhập khẩu 11,8 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2020, giúp đảy giá dầu châu Á tăng trong phiên 13/10.
Một cơ sở khai thác dầu ở Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Giá dầu châu Á tăng trong phiên 13/10, lấy lại một phần động lực sau khi giảm gần 3% trong phiên trước đó, nhờ số liệu về lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc mặc dù quan ngại về nguồn cung dầu từ Na Uy, khu vực vịnh Mexico thuộc Mỹ và Libya được nối lại vẫn gây sức ép lên thị trường.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 12 cent, hay 0,3%, lên 39,55 USD/thùng vào lúc 14 giờ 39 phút (theo giờ Việt Nam). Giá dầu Brent tăng 12 cent, hay 0,29%, lên 41,84 USD/thùng.
Số liệu do cơ quan hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/10 cho thấy Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - đã nhập khẩu 11,8 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2020, tăng 5,5% so với mức 11,18 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2020 và tăng 17,5% so với con số 10,04 triệu thùng/ngày của tháng 9/2019.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn chịu sức ép, do những lo ngại khi các nguồn cung được nối lại, trong khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại khu vực Trung Tây của Mỹ và châu Âu tăng mạnh khiến triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu không chắc chắn, đặt ra thách thức cho Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC .
Các công nhân đã quay lại làm việc tại các giàn khoan dầu trên vịnh Mexico thuộc Mỹ sau bão Delta và công nhân tại các giàn khoan ngoài khơi của Na Uy đã làm việc trở lại sau cuộc đình công, còn nước sản xuất thành viên của OPEC là Libya ngày 11/10 đã dỡ bỏ phong tỏa tại mỏ dầu Sharara.
Sản lượng dầu của Libya trong ngày 12/10 là 355.000 thùng. Khi hoạt động khai thác tại mỏ dầu Sharara với sản lượng 300.000 thùng/ngày hoạt động bình thường trở lại bình thường thì sản lượng "vàng đen" của Libya sẽ tăng gần gấp đôi.
Các nhà phân tích tại ING cho rằng OPEC , hay ít nhất là Saudi Arabia, có thể cân nhắc kế hoạch nới lỏng mức cắt giảm sản lượng từ 7,7 triệu thùng/ngày xuống 5,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2021.
Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nếu có vắc-xin và các biện pháp điều trị COVID-19, kinh tế toàn cầu có thể "bứt lên" vào năm 2021 và nhu cầu năng lượng phục hồi vào năm 2023. Tuy nhiên, với kịch bản phục hồi chậm, các mốc thời gian này sẽ bị lùi lại hai năm.
Một yếu tố khác gây thêm lo ngại về nhu cầu dầu mỏ là các biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát dịch đã được siết chặt tại Vương quốc Anh và Cộng hòa Séc và Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết có thể không loại trừ việc áp dụng các biện pháp tương tự tại Pháp./.
Thị trường dầu thô giảm mạnh do nhu cầu ảm đạm Trong phiên giao dịch hôm nay (7-10), giá dầu thô đã giảm mạnh sau những dự báo không mấy lạc quan về nhu cầu dầu trong thời gian tới. Ảnh minh họa. Cụ thể, chốt phiên giao dịch tại Mỹ, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn tháng 12-2020 đứng ở mức 39,98 USD/thùng, giảm 0,95...