Dự báo dịch COVID-19 kéo dài nhiều tháng, thậm chí tính bằng năm
Chiều 12/5, TS. Ki dong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, một số chuyên gia quốc tế đã làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về tình hình phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam.
Sau khi chuyển viện, ca mắc COVID-19 nguy kịch hiện ra sao?
Bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh bình thường trở lại từ 11/5
Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay Việt Nam đã qua 26 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng. Hoạt động giám sát được triển khai đối với các nhóm nguy cơ như người có triệu chứng cảm, cúm, ho, sốt tại cơ sở y tế; những nơi có đông người lao động; khu vực có nguy cơ dịch tễ…
Hiện mỗi ngày Việt Nam xét nghiệm khoảng gần 2.000 mẫu, và đến nay đã có thực hiện xét nghiệm 275.000 mẫu, phát hiện 288 trường hợp nhiễm COVID-19, phần lớn ở trong cơ sở cách ly. Đánh giá dịch tễ học về nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện rất thấp.
Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện giải pháp ngăn chặn triệt để nguồn lây nhiễm bên ngoài. Tất cả các trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 2 lần. Hệ thống giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng được duy trì để khoanh vùng, dập dịch ngay lập tức. Năng lực ứng phó với đại dịch tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là đội ngũ y tế trong chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 ở tất cả các tuyến.
Việt Nam đã chủ động sản xuất nhiều trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế, máy thở, thuốc điều trị… trong nước. Ban Chỉ đạo quốc gia tập trung hoạt động điều phối các ban ngành, tổ chức, lực lượng chính trị, lực lượng phòng, chống dịch.
Chúc mừng các kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, TS. Ki dong Park bày tỏ ấn tượng trước các biện pháp rất nhanh, hiệu quả đã được triển khai thời gian qua. “Các bạn nắm bắt thông tin rất nhanh, chia sẻ minh bạch, kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy, hiệu quả… Tôi muốn dành thời gian phân tích, tổng hợp các bài học, kinh nghiệm phòng, chống dịch của Việt Nam để chia sẻ với cộng đồng quốc tế”, ông Park nói
TS. Ki dong Park cho biết thêm vài ngày trước, nhóm chuyên gia của WHO đã tham gia một cuộc họp kỹ thuật thảo luận về cập nhật hướng dẫn quản lý COVID-19, chiến lược xét nghiệm và trường hợp tử vong của bệnh nhân 251.
“Chúng tôi đã rà soát toàn bộ quá trình nhập viện, điều trị bệnh nhân 251 và xem xét rất kỹ các xét nghiệm làm cho bệnh nhân này với 6 lần liên tiếp âm tính với virus SARS CoV-2. Chúng tôi tin tưởng kết quả hội chẩn chuyên môn của các bác sĩ Việt Nam. Các chi tiết đưa ra hoàn toàn logic, không có lý do nào để cho rằng không chính xác. Sự tin tưởng này là kết quả làm quá trình hợp tác, làm việc lâu dài của WHO, các chuyên gia quốc tế với ngành y tế, các phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu dự phòng, dịch tễ tại Việt Nam”, TS. Ki dong Park khẳng định.
Tuy nhiên, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam và một số chuyên gia quốc tế đều nhấn mạnh hiện thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, hay vắc-xin điều trị COVID -19… do vậy, dịch bệnh được dự báo sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí tính bằng năm. Việt Nam vẫn phải ở trong tâm thế hết sức cảnh giác, theo dõi chặt chẽ khi các quốc gia đang phải ứng phó vô cùng vất vả, vẫn hiện hữu nguy cơ có những ca bệnh tại cộng đồng.
Tại cuộc làm việc, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia cũng đặc biệt lưu ý trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trong thực hiện nghiêm việc cách ly đối với những chuyên gia, lao động kỹ thuật cao tại các cơ sở lưu trú ở địa phương.
Các bộ ngành, địa phương phải thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về xây dựng, ban hành các bộ tiêu chí an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt hàng ngày… trên tinh thần dịch vẫn còn kéo dài.
Việt Nam làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm COVID-19
Bộ Y tế khẳng định, sinh phẩm xét nghiệm nhanh mới có thể thay thế các loại sinh phẩm tương tự nước ngoài, giúp Việt Nam làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm COVID-19.
Nhiều nước đặt mua sinh phẩm xét nghiệm của Việt Nam
Tại cuộc họp sáng 27/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 bàn về công tác xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 để phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới.
Hiện, trên thế giới triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính COVID-19 là xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).
Phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ).
Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm và bỏ sót.
Vì vậy, phương pháp PCR thường được dùng để khẳng định lại kết quả xét nghiệm nhanh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 sáng 27/4. (Ảnh: VGP)
Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phối hợp cả 2 phương pháp xét nghiệm phát hiện gen (PCR) và xét nghiệm tìm kháng thể (xét nghiệm nhanh) sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.
Về phương pháp xét nghiệm PCR, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian đầu chúng ta sử dụng nguồn sinh phẩm từ nước ngoài (từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), CDC Hoa Kỳ, Đức). Sau đó, Việt Nam phát triển được loại sinh phẩm xét nghiệm PCR rất tốt thay thế nguồn nước ngoài (sinh phẩm do Học viện Quân y phối hợp Công ty Việt Á phát triển). Sinh phẩm này đã và đang được sử dụng chủ đạo tại Việt Nam để xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.
Tới nay, chúng ta đã xét nghiệm được khoảng 212.000 mẫu bệnh phẩm, phát hiện 270 trường hợp mắc COVID-19, tỷ lệ phát hiện dương tính khoảng 0,13%, là một trong những quốc gia có tỷ lệ phát hiện dương tính trên tổng số mẫu xét nghiệm cao nhất thế giới.
Bên cạnh đó, từ cuối tháng 3/2020, Bộ Y tế đã cho rà soát lại toàn bộ hệ thống máy móc xét nghiệm bằng phương pháp PCR sẵn có tại doang nghiệp để huy động, không cần trang bị thêm.
Hiện cả nước có 112 phòng xét nghiệm Realtime - PCR có năng lực xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 (công suất tối đa khoảng hơn 27.000 mẫu/ngày), trong đó 48 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (công suất tối đa khoảng 14.300 mẫu/ngày).
Bộ sinh phẩm xét nghiệm bằng phương pháp PCR của Việt Nam đã được WHO, Vương quốc Anh công nhận chất lượng và có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu, nhiều nước đặt mua sinh phẩm xét nghiệm của Việt Nam.
Sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm nhanh
Về phương pháp xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh), theo lãnh đạo Bộ Y tế, vừa qua, ở Việt Nam mới chỉ có thành phố Hà Nội triển khai phương pháp này, sử dụng sinh phẩm của Hàn Quốc, do doanh nghiệp tài trợ. Thành phố đã xét nghiệm tổng số 18.450 mẫu, phát hiện 50 trường hợp dương tính, nhưng sau khi thực hiện xét nghiệm lại bằng phương pháp PCR cả 50 trường hợp đều cho kết quả âm tính.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phối hợp với một trường đại học của Nhật Bản để nghiên cứu và phát triển thành công loại sinh phẩm xét nghiệm kháng thể có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với các loại sinh phẩm tương tự mà nhiều nước đang sử dụng.
Điểm khác biệt rất đáng chú ý là sinh phẩm xét nghiệm nhanh của Việt Nam sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác.
Là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể, Bộ Y tế đánh giá sinh phẩm xét nghiệm nhanh "made in Vietnam" có nhiều ưu điểm: Dễ sử dụng cho tất cả các tuyến, các cơ sở y tế tuyến huyện có thể xét nghiệm được do sử dụng hệ thống máy xét nghiệm sẵn có; độ an toàn cao (xét nghiệm qua mẫu máu); đặc biệt độ nhạy, độ đặc hiệu của sinh phẩm Việt Nam đạt khoảng 95%, trong khi sản phẩm của nước ngoài chỉ đạt khoảng 70-75%. Bên cạnh đó, qua đánh giá ban đầu giá thành của sinh phẩm này rẻ hơn nhiều so với sinh phẩm nhập ngoại (chỉ khoảng 5 USD/kit xét nghiệm);... Hiện Bộ Y tế đang làm thủ tục công nhận sinh phẩm này để đưa vào sản xuất hàng loạt.
Bộ Y tế khẳng định, sinh phẩm xét nghiệm nhanh của Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế các loại sinh phẩm tương tự của nước ngoài. Đặc biệt là, khi sinh phẩm này được công nhận và đưa vào sản xuất hàng loạt, chúng ta có thể chủ động sử dụng cả 2 phương pháp PCR phát hiện gen virus và xét nghiệm nhanh tìm kháng thể để chủ động sàng lọc, sớm phát hiện người mắc COVID-19.
Video: Hai bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM dương tính trở lại sau 5 ngày xuất viện
XUÂN TRƯỜNG
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: "Chúng tôi lo ngại làn sóng thứ 2 với dịch Covid-19" Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lo ngại, tại nước ta vẫn có thể có mầm bệnh trong cộng đồng, khả năng lây nhiễm trở lại rất lớn. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, các cơ quan chuyên môn đặc biệt là các chuyên gia nói rằng mặc dù chúng ta không còn hoặc có rất ít ca bệnh...