Dự báo có 6 – 8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông vào những tháng cuối năm
Trước diễn biến phức tạp của mùa mưa lũ những tháng cuối năm 2020, ngày 29-9, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia về vấn đề này.
Bộ đội biên phòng Quảng Trị kêu gọi ngư dân chuẩn bị ứng phó với bão số 5 tại Khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền Cửa Việt. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Ông có nhận định thế nào về diễn biến thời tiết những tháng cuối năm 2020?
Theo nhận định mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 10/2020 đến cuối năm 2020 có khoảng từ 6 – 8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông, trong đó có 4 – 6 cơn bão có thể ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng tới các tỉnh Trung Bộ.
Chính quyền các cấp và người dân các địa phương cần lưu ý, vì mùa bão đến muộn nên trong những tháng đầu năm 2021 có thể xuất hiện bão. Khả năng tới tháng 1 – 2/2021 vẫn có thể có những cơn bão muộn, tác động vào các khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra, so với trung bình nhiều năm, bão, áp thấp nhiệt đới của năm 2020 đến muộn hơn.
Khoảng thời gian cụ thể nào trong tháng 10/2020, bão, áp thấp nhiệt đới có thể xuất hiện ở Biển Đông, thưa ông?
Video đang HOT
Theo dự báo của chúng tôi, trong tháng 10 (khoảng từ ngày 6 – 10/10) có khả năng trên Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới và khả năng mạnh lên thành bão. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định ban đầu, khi có thông tin chính xác và độ tin cậy cao hơn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo chính thức đến cơ quan phòng chống thiên tai các cấp và các đơn vị liên quan, phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.
Với những nhận định như trên, người dân và chính quyền địa phương các khu vực ảnh hưởng cần chú ý đến khả năng lũ chồng lũ rất có thể xảy ra, cần chuẩn bị kịp thời, chủ động các kế hoạch, biện pháp phòng tránh.
Ông có khuyến cáo gì đối với các khu vực và người dân vùng khả năng chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới?
Trước mắt, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ cung cấp các bản tin cảnh báo, dự báo kịp thời, sát thực tế đến chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo, truyền thông. Người dân vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai phải tuân thủ sự chỉ đạo, khuyến cáo của chính quyền, chủ động lên kế hoạch cụ thể, chi tiết nhằm ứng phó với các cơn bão, áp thấp nhiệt đới có thể xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Khu vực Trung Bộ với đặc thù là địa hình dốc cần hết sức chú ý hiện tượng ngập úng ở khu vực đồng bằng, lũ quét sạt lở đất ở khu vực miền núi.
Cần lưu ý thêm rằng, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thường ghi nhận nhiều hiện tượng sét đánh, dông lốc. Hiện tượng này thường xuất hiện vào thời kỳ chuyển giao mùa, từ mùa lạnh sang mùa nóng hay từ mùa khô sang mùa mưa. Đặc biệt, trong thời kỳ bước vào mùa mưa, hiện tượng, tần suất sét đánh xảy ra nhiều hơn, khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đồng bằng.
Khi mưa dông kéo đến, xuất hiện nhiều mây đen, khả năng cao sét đánh, dông lốc sẽ xảy ra. Trước hiện tượng trên, người dân nên nhanh chóng tránh trú, di chuyển vào những nơi tránh trú đảm bảo kiên cố, an toàn; không đứng ở nơi địa hình cao hơn so với khu vực xung quanh hay những nơi trống trải.
Trân trọng cảm ơn ông.
5-6 cơn bão mạnh sẽ có xu hướng chuyển xuống phía Nam
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong năm nay nước ta sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.
Ngày 6-7, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2020.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết trong năm nay nước ta sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó có 5-6 cơn bão sẽ đổ bộ vào đất liền, bão muộn, cường độ mạnh, xu hướng dịch chuyển vào phía Nam, là khu vực có cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm phòng, chống thiên tai còn hạn chế.
Đặc biệt, theo ông Hiệp, mưa lũ đang diễn biến phức tạp ở Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar có nguy cơ gây mưa lũ lớn tại nước ta. Từ đó, ông Hiệp yêu cầu thời điểm hiện nay ứng phó là quyết định, phòng ngừa là tương lai và lâu dài, khi công tác phòng ngừa tốt thì công tác ứng phó sẽ giảm. Cạnh đó, các đơn vị liên quan cần tập trung hoàn thiện và bổ sung các kịch bản lũ lớn ở các lưu vực sông, các kịch bản vận hành liên hồ chứa...
Hỗ trợ người dân Lai Châu khắc phục hậu quả trận mưa đá kèm theo gió lốc. Ảnh: TTXVN
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, cho biết công tác phòng, chống thiên tai hiện nay thực sự chưa bài bản, nguy cơ rủi ro thiên tai còn rất lớn, thiệt hại về người và tài sản còn cao. Công tác đôn đốc, hướng dẫn việc lập kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai của các bộ, ngành, địa phương còn chậm.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, cho biết hiện nguồn lực dành cho công tác phòng, chống thiên tai còn nhiều hạn chế. Nhiều lĩnh vực trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai chưa được nghiên cứu hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, khả năng ứng dụng chưa cao...
Theo báo cáo, từ đầu năm 2020 đến nay thiên tai đã làm 47 người chết, 130 người bị thương, hơn 1.700 nhà sập, gần 60.000 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái; 108.458 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại... Ước thiệt hại về kinh tế khoảng 3.400 tỉ đồng.
Không cho người qua lại nơi ngầm sâu, nước xiết....
Ngày 6- 7, Văn phòng Bộ Công an phát đi Công điện số 04/CĐ-V01 gửi Ban chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự và các đơn vị liên quan về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Công điện nêu rõ vừa qua tại một số tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra mưa lớn cục bộ, gây lũ quét, sạt lở đất, nhất là trên địa bàn các tỉnh gây thiệt hại về người. Theo dự báo mưa lớn liên tiếp sẽ còn kéo dài, nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét... là rất lớn.
Nhằm chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả, Văn phòng Bộ Công an đề nghị các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai khi có yêu cầu; rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn, bảo đảm an ninh trật tự...
Đặc biệt, các đơn vị phải bố trí lực lượng, tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính...
Thủ tướng chủ trì hội nghị về công tác phòng, chống thiên tai Tính đến hết tháng 4, thiên tai đã làm 11 người chết và mất tích, gây thiệt hại kinh tế hơn 3.100 tỉ đồng. Chiều nay, 15-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến...