Dự báo bão luôn gặp sai số về vị trí tâm bão và cường độ!
Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, công tác dự báo bão luôn là bài toán phức tạp, các bản tin dự báo bão luôn gặp phải các sai số về vị trí tâm bão và cường độ bão…
Sáng 7/5, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường dã diễn ra Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014 và triển khai công tác năm 2015.
Quang cảnh Hội nghị.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tuệ – Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTV & BĐKH) – đã báo cáo những thành tựu đã đạt được trong năm 2014, đồng thời chỉ ra những khó khăn vướng mắc.
Video đang HOT
Theo đó, năm 2014, đơn vị vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thủy văn, cảnh báo và dự báo sát với diễn biến của 3 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và 5 cơn bão; 25 đợt không khí lạnh, 4 đợt rét đậm, rét hại; 14 đợt nắng nóng diện rộng; 31 đợt mưa lớn; 20 đợt lũ trên phạm vi cả nước. Ban hành 2 Công điện chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bão số 2 và bão số 3. Ngoài ra cũng hoàn thành 1 số nhiệm vụ khác trong nhiều vấn đề có liên quan đến công tác dự báo thời tiết.
Tuy nhiên, năm 2014, công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) vẫn gặp một số khó khăn như: Tình trạng vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật KTTV vẫn đang tiếp tục diễn ra. Vi phạm phổ biến là ảnh hưởng của độ cao cây cối, công trình dân sinh, neo đậu tàu, thuyền, khai thác cát đến công trình KTTV. Việc giải quyết các vi phạm này rất khó khăn, phức tạp.
Dự báo bão là bài toán phức tạp, các bản tin dự báo luôn gặp phải các sai số về vị trí tâm và cường độ, ngay cả với trung tâm dự báo trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, châu Âu… Hiện nay trên khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam có rất ít trạm đo để kiểm chứng vị trí và cường độ thực tế bão. Việc xác định vị trí và cường độ bão chủ yếu sử dụng ảnh mây vệ tinh, phương pháp này thường cho sai số vị trí tâm bão trung bình 30-50km (thậm chí có những cơn bão sai số lên đến 100-120km), sai số xác định cường độ bão là cộng trừ 1-2 cấp.
Việc dự báo, cảnh báo lũ, lụt trên các sông còn gặp nhiều khó khăn do chưa nắm được đầy đủ, kịp thời các thông tin về điều tiết, vận hành hồ chứa; thiếu sự quan trắc phần lưu vực các sông nằm ngoài lãnh thổ nước ta.
Trao đổi với PV Dân trí về những nhiệm vụ tiếp theo, ông Nguyễn Văn Tuệ cho biết, sẽ tiếp tục tăng cường công tác theo dõi dự báo, sát tình hình diễn biến của thời tiết, thiên tai, KTTV; đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin đến cộng đồng, đến các cơ quan chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; Nâng cao chất lượng của bản tin, cả chất lượng dự báo và phương thức truyền đạt thông tin để cộng đồng hiểu đúng và có cách phòng tránh kịp thời. Mặt khác, thực hiện Luật Phòng chống thiên tai mà Chính phủ vừa ban hành có qui định về dự báo, cảnh báo diễn biến thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai; việc triển khai thực hiện vấn đề này cần được tiến hành chặt chẽ theo các qui định của Chính phủ.
“Dự báo, cảnh báo của chúng ta cũng gặp một số khó khăn do nguồn dữ liệu, thông tin đầu vào cho dự báo thiên tai cũng còn hạn chế. Đối với dự báo lũ thì thông tin của các hồ chứa hiện nay của chúng ta cũng còn thiếu. Trong thời gian tới, cần phải tăng cường thực hiện các chiến lược phát triển ngành KTTV, các dự án đầu tư để nâng cao chất lượng của hệ thống quan trắc. Đảm bảo cung cấp được đầy đủ số liệu, cần có sự phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan địa phương, chủ các hồ chứa, để mà có được các số liệu vận hành các hồ chứa. Các thông tin về xả lũ, thực hiện nghiêm chỉnh 11 qui trình về vận hành liên hồ chứa của chính phủ ban hành” – ông Tuệ nói.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Miền Bắc còn mưa phùn đến hết tuần
Đợt mưa rét, ẩm ướt tại miền Bắc còn kéo dài đến hết tuần này.
(Ảnh minh họa: Hữu Nghị)
Suốt nhiều ngày qua, toàn miền Bắc trong đó có Hà Nội kéo dài tình trạng thời tiết rét kèm mưa phùn, ẩm ướt khó chịu. Tình trạng thời tiết này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ và người già.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, trạng thái thời tiết này còn kéo dài đến ngày 13 - 14/3, tức là đến cuối tuần. Sau đó trời sẽ hửng nắng và nền nhiệt tăng lên.
Chuyên gia cơ quan khí tượng lý giải, đây là kiểu thời tiết chịu tác động của không khí lạnh biến tính. Tình trạng này thường xảy ra sau dịp Tết và thường kéo dài 1- 2 tuần. Sau đó, trời sẽ ấm dần, nền nhiệt tăng rồi tiếp diễn trạng thái nồm, gây khó chịu cho sức khỏe của người già và trẻ nhỏ.
Tại Hà Nội, trong những ngày tới còn duy trì nhiều mây, có mưa và mưa nhỏ, trời rét; nhiệt độ thấp nhất 15 - 20 độ C, cao nhất 19 - 22 độ. Tại các địa phương vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.
Phạm Thanh
Theo dantri
Đêm 8/12, siêu bão Hagupit vào tới Biển Đông "Dự kiến đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9/12, bão Hagupit vào tới Biển Đông. Khi vào, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, với cấp 12, giật cấp 15, 16". Đó là thông tin ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết trong cuộc họp tại Văn phòng ban chỉ đạo...