Dự báo bão Bavi quét qua Trung Quốc, Hàn Quốc
Ngày 24/8, Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC) đã ban bố mức cảnh báo màu vàng đối với cơn bão Bavi, theo đó sẽ có gió giật mạnh tại các khu vực miền Nam và Đông Nam nước này.
Sóng biển dâng cao khi bão Nuri đổ bộ vào đảo Hailing, thành phố Dương Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 14/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo NMC, bão Bavi – cơn bão thứ 8 trong năm nay, đã mạnh lên sáng sớm 24/8. Vào lúc 5h theo giờ địa phương, tâm bão ở cách đảo Jeju của Hàn Quốc 680 km về phía Nam với sức gió tối đa 118,8 km/h.
NMC dự báo bão di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ 10 km/h và sẽ di chuyển đến sát bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc cuối tuần này với cường độ mạnh hơn.
Từ sáng 24/8 đến sáng 25/8, dự báo gió giật mạnh quét qua một số khu vực ven biển của các tỉnh và vùng lãnh thổ, trong đó có Đài Loan, Chiết Giang.
NMC khuyến cáo người dân và các tàu, thuyền tại những vùng dễ xảy ra thiên tai tìm nơi tránh trú an toàn.
Video đang HOT
Hệ thống cảnh báo thời tiết của Trung Quốc gồm 4 cấp độ mã hóa theo màu, trong đó màu đỏ là cấp độ nghiêm trọng nhất, tiếp theo là màu cam, vàng và xanh.
Bão Bavi đe dọa Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang đối mặt với đợt lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung và Tây Nam.
Ngày 22/8 vừa qua, đợt lũ thứ 5 trên sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử) đã khiến mực nước tại hồ chứa nước của đập Tam lên tới 167,6 mét – mức cao nhất kể từ khi đập Tam Hiệp được xây dựng năm 2003.
Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) dự báo bão Bavi mạnh lên và đang hướng tới Bán đảo Triều Tiên, dự kiến bão sẽ quét qua vùng biển ngoài khơi phía Tây đảo Jeju vào chiều 26/8.
Cơ quan trên cảnh báo gió giật mạnh lên tới 144 – 216 km/h tại đảo Jeju và các vùng ven biển phía Tây thuộc tỉnh Jeolla đêm 26/8 đến ngày 27/8. Tại một số khu vực phía Nam và Tây Hàn Quốc có thể hứng chịu sức gió mạnh nhất lên tới 126 km/h.
Bão Bavi có thể di chuyển đến sát thủ đô Seoul rạng sáng 27/8 và đổ bộ tỉnh Hwanghe của Triều Tiên vào cuối ngày. KMA khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp an toàn để phòng tránh bão.
Hàn Quốc vẫn đang khắc phục hậu quả của đợt mưa kéo dài nhất từng ghi nhận trong mùa Hè. Mưa bão và lũ quét đã khiến hàng chục người thiệt mạng và tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng và diện tích canh tác trên cả nước./.
Trung Quốc: Nguy cơ lũ chồng lũ, vỡ đê bao diện rộng
Trận chiến chống lũ lụt của Trung Quốc bước vào giai đoạn quan trọng khi những trận mưa lớn hơn làm tăng mực nước ở thượng nguồn sông Trường Giang, dẫn tới nguy cơ lũ chồng lũ.
Bộ Quản lý các tình trạng khẩn cấp Trung Quốc cảnh báo đợt mưa lũ thứ 2 trên sông Trường Giang sẽ còn mạnh hơn đợt lũ hồi đầu tháng 7. Một số chuyên gia lo lắng Trung Quốc đối mặt với nguy cơ lũ chồng lũ, vỡ đê bao trên diện rộng.
Trong khi đó, Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc thông báo mực nước trong hồ chứa đập Tam Hiệp đã tăng gần 12 m trong 10 ngày qua và gần mức thiết kế đập (tối đa 175 m). Vào thời điểm Bộ Thủy lợi thông báo hôm 18-7, mực nước hồ chứa lên tới 160 m, giữa lúc lượng nước chảy vào đập Tam Hiệp chạm mức 61.000 m khối/giây.
Quân đội sơ tán dân ở quận Vạn Châu của TP Trùng Khánh. Ảnh: EPA-EFE
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17-7 cho biết các nỗ lực kiểm soát lũ đang ở giai đoạn quan trọng, vì những trận mưa lớn nhất có xu hướng rơi vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 ở miền Trung và miền Bắc Trung. Ông Tập cũng cảnh báo về lũ lụt trên sông Hoàng Hà, con sông dài thứ hai Trung Quốc.
Hơn 20 triệu người tại 24 tỉnh (bao gồm Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Trùng Khánh và Quý Châu) bị ảnh hưởng bởi trận lụt trong những tuần gần đây. Theo Bộ Quản lý các tình trạng khẩn cấp, từ đầu tháng 7 đến nay, có 23 người tử vong hoặc mất tích và hơn 1,7 triệu người buộc phải sơ tán.
Thiệt hại kinh tế của lũ lụt Trung Quốc chỉ trong hơn 2 tuần ở mức gần 50 tỉ nhân dân tệ (7,1 tỉ USD), tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đợt lũ mới nhất là Hồ Bắc (địa phương mà chỉ vài tháng trước là tâm dịch Covid-19). Đây cũng là tỉnh có 15 thành phố bắt đầu kiểm soát thực phẩm khẩn cấp.
Kể từ khi mưa lũ hoành hành, 23 người được báo cáo là đã chết hoặc mất tích trên khắp Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Khắp tỉnh Hồ Bắc, các máy bay trực thăng làm việc cật lực để đổ hàng tấn cát và sỏi lên bờ kè. Văn phòng quản lý khẩn cấp Hồ Bắc hôm 18-7 cho biết ít nhất 7 thành phố trong tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề kể từ ngày 16-7, ít nhất 3 người thiệt mạng và 1 người mất tích. Hơn 38.000 người ở TP Ân Thi đã được sơ tán. Trước đó, ngày 17-7, mưa lũ nặng nề, nhiều khu vực trong thành phố này bị nước nhấn chìm. Quan chức thành phố đã 3 lần nâng cấp mức phản ứng khẩn cấp trong vòng chưa đầy 5 giờ.
Theo Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, mưa lớn sẽ tiếp tục tàn phá khắp Hồ Bắc, An Huy, Hà Nam, Hồ Nam và Quý Châu vào cuối tuần, với lượng mưa dự kiến từ 100 mm đến 180 mm. Trong khi đó, ngày 18-7, Giang Tây đã sửa xong 180 m đê vỡ gần hồ Bà Dương (hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc) sau năm ngày nỗ lực.
Ở vùng thượng lưu sông Dương Tử, TP Trùng Khánh đang chuẩn bị cho trận lụt tồi tệ nhất kể từ đầu mùa lũ. Đêm 17-7, lãnh đạo TP Trùng Khánh áp đặt các biện pháp kiểm soát giao thông tạm thời để ngăn chặn các tàu chở hàng nguy hiểm, container và các tàu khác có tổng trọng tải dưới 600 tấn vào các khu vực nhất định của sông Trường Giang.
Mưa bão hoành hành tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ Bão Hagupit đã đổ bộ vào khu vực ven biển tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc rạng sáng 4-8 với sức gió lên đến gần 136 km/giờ ở tâm bão. Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC), Hagupit gây ra mưa to gió lớn tại 2 tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến. Tuy nhiên, các bản tin của truyền thông...