Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây Tân Phú theo phương thức đối tác công tư
Mục tiêu đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn I) nhằm nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian vận chuyển giữa tỉnh Đồng Nai với mạng lưới giao thông trong khu vực và hệ thống đường giao thông quốc gia, phát huy tối đa vai trò hiệu quả của các dự án trong khu vực đã và đang triển khai; đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trong khu vực, trên địa bàn.
Việc đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn I) nhằm nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian vận chuyển giữa tỉnh Đồng Nai với mạng lưới giao thông trong khu vực. Ảnh: TTXVN.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn I) theo phương thức đối tác công tư.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã có Tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn I) theo phương thức đối tác công tư (Dự án).
Theo kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải, tuyến đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú được đầu tư với tổng chiều dài khoảng 60,1 km, trong đó: Điểm đầu tại Km0 000, giao với QL1 tại khoảng Km1829 500, trùng với điểm cuối cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, thuộc địa phận xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại Km60 100 (qua vị trí giao cắt với QL20 tại khoảng Km69 400), thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc). Tuyến đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc và Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy mô của tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú 4 làn xe (Bn=24,75m). Tiêu chuẩn kỹ thuật đường ô tô cao tốc theo tiêu chuẩn TCVN 5729:2012: Đường ô tô cao tốc – yêu cầu thiết kế, vận tốc thiết kế Vtk=100 Km/h. Tải trọng thiết kế các công trình trên tuyến HL93.
Dự án cũng tạo bước phát triển đột phá về kinh tế – xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung; bảo đảm an ninh quốc phòng; hoàn chỉnh và hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Giảm tải cho QL20 đang trong tình trạng quá tải, phát huy hiệu quả của việc đầu tư xây dựng dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, hệ thống mạng lưới đường cao tốc đã và đang đầu tư trong khu vực thúc đẩy kinh tế khu vực…
Xét kiến nghị trên của Bộ Giao thông vận tải, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Hội đồng thẩm định liên ngành xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án được Bộ Giao thông vận tải trình, có báo cáo Thủ tướng Chính phủ khẳng định các nội dung Dự án về phù hợp với quy định của pháp luật và đủ điều kiện để quyết định chủ trương đầu tư, kiến nghị rõ phê duyệt hay không phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Phấn đấu hoàn thành cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trong năm 2025
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 01/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc về Dự án xây dựng đường bộ Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra tại hiện trường đầu đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc ngay 28/12/2021. Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN
Phó Thủ tướng đánh giá cao tỉnh Lâm Đồng, trong bối cảnh ngân sách của địa phương còn hạn hẹp nhưng đã rất chủ động, chung tay, góp sức cùng Trung ương triển khai đầu tư đường cao tốc tại địa phương, nhằm sớm hoàn thành hệ thống giao thông kết nối khu vực Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đoạn Tân Phú-Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương với tổng chiều dài 140 km. Để sớm hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, khởi công các dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng đoạn Dầu Giây - Tân Phú và đoạn Tân Phú - Bảo Lộc, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 10/01/2022. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 2022.
Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và thẩm định chuyển mục đích sử dụng rừng của các dự án. Phó Thủ tướng cũng giao UBND tỉnh Lâm Đồng khẩn trương thực hiện các thủ tục theo quy định, phấn đấu khởi công đoạn Tân Phú - Bảo Lộc trong tháng 10 năm 2022 và hoàn thành trong năm 2025.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm triển khai đầu tư xây dựng đoạn Dầu Giây - Tân Phú đồng bộ với đoạn Tân Phú - Bảo Lộc.
Các bộ, ngành, cơ quan liên quan hỗ trợ tối đa UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các thủ tục quy định pháp luật trong quá triển khai thực hiện các Dự án nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Tận dụng lợi thế xe máy để giảm ùn tắc giao thông? Từng bị coi là "thủ phạm" gây kẹt xe tại TP.HCM, song, các chuyên gia cho rằng có thể "lấy độc trị độc", tận dụng những lợi thế của loại phương tiện này để giải bài toán ùn tắc giao thông. Loại xe máy, TP sẽ thành bãi đậu xe khổng lồ Kết quả khảo sát mới nhất của Sở GTVT TP.HCM cho...