Dự án ‘xài chùa’ nước khoáng được ưu ái khó hiểu
Một dự án “xài chùa” nước khoáng nóng hơn 10 năm, chưa được giao đất, giao rừng và chưa có giấy phép xây dựng vẫn được Sở Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) Khánh Hoà “ưu ái” đề xuất không thu hồi dự án dù giấy phép đầu tư hết hạn nhiều năm qua.
Đoàn đại biểu HĐND Khánh Hoà khảo sát dự án KDL Trường Xuân. Ảnh Khải An
10 năm chưa hoàn thành thủ tục đầu tư
Dự án khu du lịch (KDL) Trường Xuân do Cty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Sản xuất – Chế biến thực phẩm Thành Công (trụ sở tại TP.HCM) làm chủ đầu tư. Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 10/2009, nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành các thủ tục liên quan đất đai, khoáng sản, giấy phép xây dựng… vẫn mở cửa bán vé 25.000 đồng/khách.
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Khánh Hòa vào cuối tháng 7 vừa qua, ông Lê Xuân Thân – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa, đặt câu hỏi: “Dự án KDL Trường Xuân “xài chùa” nước khoáng nóng từ năm 2009 đến bây giờ, trong khi các cơ quan Nhà nước không có ý kiến gì cả, là sao? Họ sử dụng khoáng sản, tài nguyên và du lịch nhưng đất chưa được giao, giấy phép xây dựng chưa có?”. Cũng tại kỳ họp này, ông Trần Hòa Nam, Giám đốc Sở KH-ĐT Khánh Hoà, cho biết: Dự án này sau 11 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư, hiện giờ dự án “cũng chưa có gì”. Theo ông Nam, giấy chứng nhận đầu tư dự án này đã hết hạn vì được cấp từ năm 2009.
Video đang HOT
Nhiều đại biểu đặt câu hỏi tại sao dự án này có nhiều vi phạm, hầu hết các sở ngành đều thống nhất tham mưu thu hồi dự án, riêng Sở KH-ĐT Khánh Hoà lại tham mưu đề xuất UBND tỉnh gia hạn? Theo đại biểu Nguyễn Ngô, dự án mới chỉ làm vài cái chòi, nhưng sử dụng tài nguyên quốc gia (nước khoáng nóng) để bán vé cho khách tham quan là hành vi vi phạm pháp luật. “Với nhà đầu tư liên tục vi phạm như thế có đáng được tỉnh trải thảm đỏ mời gọi hay không?”, đại biểu Ngô nói.
Vì sao chưa thu hồi?
Trả lời các đại biểu về vấn đề chậm hoàn thành thủ tục đầu tư của dự án này, ông Trần Hòa Nam, thừa nhận: Tiến độ dự án KDL Trường Xuân chậm hơn nhiều so với quy định tại giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, sau khi Đoàn giám sát số 1 của Thường trực HĐND tỉnh giám sát vào tháng 9/2019, nhà đầu tư đã tích cực triển khai thực hiện.
Theo ông Nam, đến cuối năm 2019, nhà đầu tư đã hoàn thành các thủ tục: Hồ sơ điều chỉnh thiết kế cơ sở; hồ sơ thiết kế thi công; thiết kế phòng cháy chữa cháy; công tác bồi thường và giải tỏa mặt bằng; xác định vị trí và diện tích, hiện trạng rừng. Đối với thủ tục đất đai, báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép khai thác khoáng sản, nhà đầu tư đã hoàn thành hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, tuy nhiên hồ sơ không được giải quyết vì giấy chứng nhận đầu tư hết hạn, dự án chưa được giao đất, cho thuê đất…
Không đồng tình với giải trình trên, ông Lê Xuân Thân cho rằng: Sở KH-ĐT tỉnh cần căn cứ vào các quy định của pháp luật để tham mưu UBND tỉnh xử lý sai phạm của dự án, không thể dựa trên cơ sở tính từ thời điểm khảo sát thực tế của HĐND tỉnh. “Nước khoáng nóng được xem là tài nguyên khoáng sản, nhưng hiện nay nhà đầu tư đã sử dụng tài nguyên này khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định. Thiết nghĩ UBND tỉnh phải kiên quyết thu hồi và chấm dứt hoạt động của dự án, tiến hành đấu thầu dự án theo quy định”, ông Thân đề xuất.
Liên quan đến dự án trên, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng Khánh Hoà đều khẳng định “đủ cơ sở pháp lí để thu hồi dự án này” và nên thu hồi dự án. Ông Võ Tấn Thái, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, nói: Đủ cơ sở để thu hồi dự án này”.
Bà Rịa-Vũng Tàu sắp đón 686 chuyên gia từ nước ngoài vào tỉnh làm việc
Dự kiến sắp tới Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ đón 686 chuyên gia của các công ty, doanh nghiệp, dự án, tập đoàn từ nước ngoài vào tỉnh làm việc
Một khu vực cách ly tập trung. Ảnh: Nguyễn Cúc - TTXVN
Ngày 22/6, ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của tỉnh để nghe báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, dự kiến sắp tới tỉnh sẽ đón 686 chuyên gia của các công ty, doanh nghiệp, dự án, tập đoàn từ nước ngoài vào tỉnh làm việc; trong số đó, có 270 trường hợp sẽ được cách ly tại cơ sở cách ly tập trung không thu phí, 196 trường hợp được cách ly tại các cơ sở cách ly có thu phí của tỉnh và số còn lại sẽ được cách ly y tế trên các tàu thủy (đây là các chuyên gia thuộc Tập đoàn Đầu khí).
Trước đó, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã đón 254 chuyên gia nước ngoài và cách ly y tế tại các cơ sở cách ly y tế có thu phí trên địa bàn tỉnh.
Ngoài việc tiếp nhận, cách ly các chuyên gia từ nước ngoài vào Bà Rịa-Vũng Tàu làm việc, đến thời điểm này, tỉnh cũng đã tiếp nhận cách ly trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch phòng thủ dân sự Quân khu 7 với 264 trường hợp công dân Việt Nam trở về từ Kuwait; đã và đang cách ly 259 thuyền viên từ các tàu đi từ nước ngoài vào tỉnh.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở cách ly tập trung, trong đó có 3 cơ sở cách ly y tế tập trung không thu phí và 3 cơ sở cách ly y tế tập trung có thu phí tại các khách sạn trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến chiều 22/6 trên địa bàn tỉnh có 7 ca dương tính với SARS - Cov-2. Đây là 7 trường hợp trở về từ Kuwait, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 16/6 trên chuyến bay QH 9092 và được cách ly tập trung tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hiện 7 bệnh nhân này đang được điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa. Trước đó, 1 ca là thuyền viên trên tàu thủy Pacific có địa chỉ thường trú tại Phường 9, thành phố Vũng Tàu, đã khỏi bệnh, xuất viện ngày 21/6 và tiếp tục được cách ly theo dõi tại nhà 14 ngày.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Văn Tuấn cho biết, tuy không có ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng nhưng tình hình tại tỉnh vẫn rất phức tạp. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng của tỉnh không được chủ quan, lơ là, thực hiện nghiệm các quy định phòng, chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Văn Tuấn cũng yêu cầu, ngành y tế tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công dân về từ nước ngoài, tránh trường hợp bỏ sót, không đưa vào khu cách ly tập trung.
Bên cạnh đó, ngành y tế tỉnh cần tổ chức quy trình đón, tiếp nhận, cách ly nghiêm ngặt, chặt chẽ đối với các công dân, chuyên gia nước ngoài về các khu cách ly tập trung của tỉnh. Công tác phục vụ tại các khu cách ly của tỉnh cũng phải được thực hiện đúng quy trình, tuyệt đối không để lây lan dịch ra cộng đồng./.
Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông 'hiểu nhau', 'thôi' đề nghị thanh toán 50 triệu USD Trao đổi với báo chí chiều 16-6, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết tổng thầu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không nhắc tới đề nghị thanh toán 50 triệu USD vì đã có sự 'hiểu nhau'. Đương săt Cat Linh - Ha Đông đa chay thư tau nhưng chưa hen ngay hoan thanh...