Dự án trên núi Hải Vân: “Vị trí đó là thế trận phòng thủ của cả nước”
“Đây là vị trí hết sức quan trọng về phòng thủ và nhiệm vụ phòng thủ của Quân khu 5, Quân khu 4, cũng như thế trận phòng thủ của cả nước. Khu vực đó còn được xác định là biên giới trên biển thì càng phải đảm bảo yêu cầu quản lý”.
Ngày 24/11, bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh – trao đổi với phóng viên Dân trí những vấn đề liên quan đến dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế trị giá 250 triệu đô của nhà đầu tư Trung Quốc mà tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa cấp phép.
Ông Nguyễn Kim Khoa cho rằng núi Hải Vân là vị trí quan trọng về phòng thủ
Ông đánh giá thế nào về vị trí cũng như tầm quan trọng về an ninh quốc phòng ở khu vực núi Hải Vân?
Theo quan điểm cá nhân tôi, đây là vị trí hết sức quan trọng về phòng thủ và nhiệm vụ phòng thủ của Quân khu 5, Quân khu 4, cũng như thế trận phòng thủ của cả nước.
Với vị trí quan trọng về an ninh – quốc phòng như vậy thì việc cấp phép cho một doanh nghiệp nước ngoài mà cụ thể là doanh nghiệp Trung Quốc, xây dựng khu nghỉ dưỡng, có hợp lý không thưa ông?
Việc doanh nghiệp nước ngoài hay trong nước thì đều phải tuân thủ các quy định và không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp nước này hay nước kia.
Vậy nếu căn cứ những quy định thì việc xây dựng khu nghỉ dưỡng ở đây có gây phương hại đến an ninh quốc phòng?
Việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu kinh tế phải bảo đảm chặt chẽ quốc phòng, an ninh. Khu vực đó còn được xác định là biên giới trên biển thì càng phải đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định của Luật biên giới quốc gia và Quy chế về quản lý biên giới trên biển.
Còn để xác định khu du lịch nghỉ dưỡng này có đảm bảo yêu cầu hay không, trước hết phải xem xét trên cả hệ thống pháp luật. Nếu không đảm bảo quy trình thủ tục thì nó không đảm bảo tính pháp lý để xây dựng ở khu vực đó. Còn để đảm bảo kết hợp quốc phòng an ninh, phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích quốc gia nhưng không được phương hại đến nhiệm vụ quốc phòng anh ninh.
Căn cứ những quy định đó thì việc xây dựng khu du lịch trên núi Hải Vân là đúng hay sai?
Để xác định xây dựng dự án ở khu vực này có đúng không phải dựa trên cơ sở tất cả các khu vực ở các địa phương, khu vực phòng thủ các tỉnh. Khu vực phòng thủ quân khu đều có xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh, trong đó quy định khu vực nào được phép phát triển kinh tế trong nước, khu vực nào được phép liên doanh với nước ngoài. Trên cơ sở đó cơ quan quân sự quân khu phối hợp với cơ quan chức năng thẩm định các dự án phải bảo đảm yêu cầu đó.
Video đang HOT
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế đang gây tranh cãi
Trường hợp xây khu nghỉ dưỡng ở vị trí được ông cho là “biên giới trên biển” như vậy có phải xin ý kiến của Bộ Quốc phòng hay không?
Việc xin ý kiến của từng cấp đã có quy chế của Chính phủ trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng. Trong đó có hướng dẫn cụ thể của Bộ Quốc phòng về phạm vi, địa điểm nào thì cần đến ý kiến của cấp nào.
Trường hợp này lại phụ thuộc vào quyết định của Bộ Quốc phòng về vai trò, vị trí, khu vực phòng thủ trên đèo Hải Vân.
Trong trường hợp nếu phải xin ý kiến của Trung ương và cả Bộ Quốc phòng, nhưng tỉnh chưa làm mà đã cấp phép rồi thì phải xử lý thế nào?
Nếu địa phương làm không đúng thì có thể có trách nhiệm của chính quyền, do không nắm rõ và không thực hiện đúng thủ tục, quy trình theo quy định. Nhưng cũng phải kể đến thiếu sót của cơ quan tham mưu, đó là Bộ chỉ huy cấp tỉnh và công an tỉnh; hay của Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh, vì đây là khu vực biên giới trên biển.
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế khẳng định đã xin ý kiến và đã nhận được sự đồng thuận của các đơn vị vừa nêu?
Khi có sự đồng ý của cả ba cơ quan đó thì với vị trí quan trong như vậy, ít nhất cấp quân khu, mà cụ thể ở đây là Quân khu 4 cũng phải đồng ý thì mới có thể triển khai được dự án.
Xin cảm ơn ông!
Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân (nằm trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô được Chính phủ phê duyệt năm 2008) cho Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong- Trung Quốc) để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine- Huế, với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD, thời gian là 50 năm. Tuy nhiên, quyết định này của tỉnh Thừa Thiên – Huế vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia an ninh quốc phòng.
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
"Bộ trưởng nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp là... mệt rồi!"
Đáp lại thắc mắc quy định 3 mức phiếu tín nhiệm là mặc nhiên công nhận không ai bị "không tín nhiệm", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, Bộ trưởng nhận nhiều phiếu "tín nhiệm thấp" là đủ mệt, phải chuyển sang bỏ phiếu nên không cần mức "không tín nhiệm".
Sau phiên thảo luận toàn thể lần chót của Quốc hội về hướng sửa Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn cuối tuần qua, trước khi dự thảo nghị quyết sửa đổi được chỉnh lý lần cuối để đưa ra biểu quyết, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc có cuộc trao đổi với báo giới về vấn đề này.
Dù dự thảo Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 35 trình ra Quốc hội trong phiên thảo luận cuối tuần vừa qua đã nêu quan điểm bảo lưu đề xuất tiếp tục quy định 3 mức đánh giá "tín nhiệm cao - tín nhiệm - tín nhiệm thấp" nhưng ý kiến các đại biểu vẫn đề nghị rất găng việc chỉ nên có 2 mức "tín nhiệm - không tín nhiệm". Những ý kiến khác nhau như vậy sẽ được giải quyết như thế nào, thưa ông?
Vấn đề này đang được bàn thêm. Khi kết quả thảo luận tại Quốc hội như vậy, UB Thường vụ Quốc hội sẽ có giải trình thấu đáo về nội dung phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, ý kiến trên hội trường là của các đại biểu phát biểu, còn các đại biểu không đăng ký phát biểu có khi ý kiến lại khác.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Như bình luận rõ ràng rất "sắc", khó phản bác của đại biểu là quy định 3 mức tín nhiệm như hiện nay là mặc nhiên công nhận các chức danh đều được tín nhiệm, không có lựa chọn "không tín nhiệm" để người bỏ phiếu cân nhắc?
Bộ trưởng chỉ cần nhiều phiếu "tín nhiệm thấp" là mệt rồi, là phải chuyển sang bỏ phiếu tín nhiệm rồi, nên không cần quy định mức "không tín nhiệm". Bên cạnh đó, chọn mức tín nhiệm nào là thẩm quyền của đại biểu. Nếu còn băn khoăn giữa hai mức "tín nhiệm cao" và "tín nhiệm thấp" thì có mức "tín nhiệm".
Nói như vậy, quan điểm của cá nhân ông cũng là duy trì 3 mức tín nhiệm? Việc thiết kế 3 mức có phải là một cách để đảm bảo an toàn cho người được lấy phiếu? Thực tế qua 2 lần lấy phiếu vừa qua, có những chức danh cả 2 lần đều đạt kết quả không cao nhưng vẫn... vô sự, không vấn đề gì?
Thiết kế 3 mức tín nhiệm là để phân biệt giữa lấy phiếu và bỏ phiếu, lấy phiếu 3 mức để đánh giá tín nhiệm chứ không phải là hình thức bỏ phiếu. Nếu bỏ phiếu thì tôi đồng ý là chỉ quy định 2 mức đánh giá thôi. Khi lấy phiếu mà có người bị 2/3 đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Quốc hội tiến hành bỏ phiếu ngay kỳ họp đó, còn nếu tỷ lệ quá 50% thì sẽ theo dõi tiếp ở kỳ họp sau. Như vậy, ciệc bỏ phiếu bất tín nhiệm là tùy mức độ tín nhiệm của đại biểu.
Còn việc lấy phiếu là để giúp các cơ quan về mức độ đánh giá cán bộ chứ không phải nhằm mục đích mong muốn có người bị thấp, để xử lý cán bộ.
Đoàn thư ký kỳ họp (do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là Trưởng đoàn) đã tổng kết được tỷ lệ bao nhiêu đại biểu đồng ý với hướng quy định 2 mức hay 3 mức tín nhiệm? Sao đến thời điểm này vẫn chưa công khai kết quả thăm dò ý kiến đại biểu về các phương án sửa Nghị quyết 35?
Vấn đề các mức đánh giá trên phiếu tín nhiệm đang chờ ý kiến của Thường vụ. Còn các số liệu thăm dò ý kiến đại biểu trong báo cáo giải trình, tiếp thu đã có thể hiện.
Các đại biểu Quốc hội và dư luận đang có những ý kiến khác nhau về cách thức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Vậy theo bạn?
Duy trì 3 mức đánh giá: Tín nhiệm cao - Tín nhiệm - Tín nhiệm thấp
Áp dụng 2 mức đánh giá: Tín nhiệm - Không tín nhiệm
Ý kiến khác
Việc lấy phiếu tín nhiệm qua 2 lần cho thấy đa số các đại biểu cũng như dư luận đều đánh giá cao tác dụng tích cực, tính cần thiết của quy trình này. Vậy tại sao lại đặt vấn đề sửa Nghị quyết, giãn cách tần suất lấy phiếu chỉ còn 1 lần/nhiệm kỳ, như nhiều ý kiến phân tích, việc đó làm cho biện pháp giám sát này dường như quá hình thức?
Nghị quyết 35 hiện tại đang quy định tần suất lấy phiếu là 1 năm/lần, nếu không sửa thì năm 2015 chúng ta lại tiếp tục tiến hành lấy phiếu. Tần suất như vậy thì dày quá, người được lấy phiếu tín nhiệm không đủ thời gian, điều kiện khắc phục những hạn chế của mình, để cải thiện tình hình, cũng có thể khiến cán bộ nhụt ý chí, giảm quyết đoán trong các quyết định, điều hành.
Vậy sao không thẳng thừng hướng tới hoạt động bỏ phiếu bất tín nhiệm để việc đánh giá cho thực chất, hiệu lực, thưa ông?
Chỉ có Việt Nam tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, ở các nước chỉ có bỏ phiếu. Tuy nhiên, quy định về việc bỏ phiếu là khi có 20% đại biểu không tín nhiệm một chức danh nào đó thì đề nghị bỏ phiếu hoặc một uỷ ban nào đó của kiến nghị. Nhưng để đạt được điều kiện đó rất khó nên quy định về bỏ phiếu đã có từ lâu nhưng chưa thực hiện được. Vì vậy, cần thiết kế quy định về lấy phiếu để nếu cán bộ có tín nhiệm thấp thì có thể chuyển sang bỏ phiếu.
Bên cạnh việc quy định chưa đủ thì văn hóa từ chức hiện cũng chưa có. Vậy nên quy định về lấy phiếu tạo nên được một hệ quả là cán bộ có quyền xin từ chức khi bị tín nhiệm thấp, không từ chức mới phải tiến hành bỏ phiếu.
Xin cảm ơn ông!
Dùng thẻ điểm danh, đại biểu không thể nhờ bấm nút hộ Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại kỳ họp lần này, do Quốc hội vừa chuyển sang hội trường mới, việc chuẩn bị gấp gáp nên chưa kịp trang bị thẻ thông minh cho các đại biểu. Từ kỳ họp sau, hệ thống thẻ thông minh sẽ được sử dụng. Mỗi đại biểu được phát một thẻ, khi vào họp, đại biểu cắm chiếc thẻ đó vào khe cắm trên mặt bàn ở chỗ ngồi của mình. Phải cắm thẻ vào mới khởi động được tất cả các hệ thống như điện, máy tính, nút bấm điện tử để biểu quyết trên bàn làm việc. Việc cắm thẻ cũng để điểm danh đại biểu. Với nghi vấn có chuyện đại biểu "bấm nút" thay, biểu quyết hộ nhau như chủ toạ đã nhắc trong một số buổi làm việc khi có những phiên họp, tỷ lệ bấm nút còn cao hơn số đại biểu có mặt, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, đây cũng mới chỉ là suy đoán. Theo nguyên tắc với hệ thống hiện nay, việc bấm nút... hộ vẫn thực hiện được nhưng nếu có việc đó, người điều hành cũng như đại biểu xung quanh sẽ nhìn thấy ngay vì ghế ngồi của các đại biểu cách khá xa nhau, muốn bấm hộ, ít nhất đại biểu phải nhoài cả người sang chỗ của người khác. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định thêm, khi có thẻ thông minh thì không thể thực hiện việc bấm nút... hộ được vì mỗi đại biểu có một thẻ có ghi tên, tuổi cụ thể, thẻ của đại biểu này không thể mang sang sử dụng ở vị trí của đại biểu khác.
P.Thảo (ghi)
Theo Dantri
Định giá để chống độc quyền, nâng giá dịch vụ tại sân bay Thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam sáng 21/11, Quốc hội thống nhất quy định nhà nước định giá dịch vụ chuyên ngành hàng không để khắc phục tình trạng DN lợi dụng vị thế độc quyền, nâng giá dịch vụ phi hàng không. Có 404 trên tổng số 409 đại biểu...