Dự án thủy điện hoàn thành, dân vẫn chưa được tái định cư
Dù các thủy điện lớn trên địa bàn Quảng Nam đến nay đã hoàn thành và phát điện nhưng công tác tái định cư (TĐC) vẫn còn ngổn ngang; 180 hộ dân với gần 750 nhân khẩu chưa được di dời, TĐC.
Ngày 10/9, đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Đủ – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác – Bộ NN-PTNT làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam nhằm kiểm tra kết quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt làm rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC.
Khu TĐC thủy điện Sông Tranh 2 bị bỏ hoang vì không phù hợp cuộc sống của người dân
Theo báo cáo của Sở NN- PTNT Quảng Nam, hiện trên địa bàn đã và đang triển khai xây dựng nhiều công trình thủy điện, trong đó có 3 công trình thủy điện lớn là Sông Tranh 2, A Vương và Sông Bung 4. Tổng số hộ dân thuộc diện di dời tái định cư là hơn 1.800 hộ dân. Trong đó, hơn 1.600 hộ với 7.884 nhân khẩu đã được thực hiện việc di dời, tái định cư, 180 hộ với gần 750 nhân khẩu chưa được di dời, TĐC.
Theo đánh giá chung, các công trình kết cấu hạ tầng tại các khu TĐC thủy điện như: điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt được xây dựng đồng bộ, đầy đủ hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, việc TĐC cho người dân vùng thủy điện còn tồn tại một số hạn chế như việc quy hoạch các khu TĐC chưa hợp lý, bố trí không đủ đất sản xuất cho người dân, đất đai xấu, sản xuất không ổn định. Đặc biệt tình hình thiếu đất sản xuất người dân TĐC thủy điện Sông Tranh 2 và A Vương vẫn còn rất nhiều, chưa được giải quyết triệt để.
Hạ tầng khu TĐC cũng không được quan tâm đầu tư
Bên cạnh đó là việc xây dựng nhà TĐC của một số dự án thủy điện chất lượng không đảm bảo, không phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương. Đặc biệt, chất lượng một số công trình kết cấu hạ tầng còn thấp và nhanh xuống cấp, đời sống của người dân gặp khó khăn, thiếu đất sản xuất dẫn đển tình trạng phá rừng làm nương rẫy ngày càng tăng. Hiện tổng số hộ nghèo trong các xã khu vực TĐC chiếm 87,61% tổng số hộ dân, thu nhập bình quân đầu người là 4,5 triệu đồng/người/năm.
Phó Chủ tịch huyện Bắc Trà My – ông Nguyễn Nhân – cho hay: Các khu TĐC công trình thủy điện Sông Tranh 2 được bàn giao từ năm 2007, đến nay cơ sở hạ tầng tại một số điểm TĐC chưa được đầu tư hoàn thiện như hệ thống các công trình thủy lợi, hệ thống giao thông, nhà snh hoạt cộng đồng…
Ông Nhân đề nghị UBND tỉnh, Tập đoàn Điện lực VN tiếp tục quan tâm hỗ trợ 24 tháng lương thực cho các hộ dân TĐC để đảm bảo đời sống của người dân trong thời gian thực hiện cấp đất bổ sung, hỗ trợ 1 tỷ đồng mua ống dẫn nước. Ngoài ra, hỗ trợ 72 tỷ đồng xây dựng đường giao thông, 4 tỷ đồng xây dựng thắp sáng cho các hộ dân TĐC…
Video đang HOT
Một người dân ở khu TĐC thủy điện Sông Tranh 2 lên núi hái mây về dựng nhà tạm bên cạnh nhà TĐC do sợ động đất sập nhà
Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Quảng Nam, tại các khu TĐC thủy điện Sông Tranh 2 và A Vương, tình hình đất sản xuất rất khó khăn. Do thiếu đất sản xuất nên người dân TĐC các thủy điện Sông Tranh 2 và A Vương đã phá rừng đầu nguồn để lấy đất trông trọt.
Bên cạnh đó, chất lượng các công trình TĐC cũng chưa đảm bảo, nhanh xuống cấp, làng tái định cư và nhà dân xây dựng không theo tập quán người dân. Chỉ sau vài năm, hàng trăm nhà dân và trường học tại các khu tái định cư đã hư hỏng, xuống cấp, nhiều nhà bị bỏ hoang…
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam thừa nhận, tỉnh chưa có kinh nghiệm trong quá trình xây dựng khu TĐC nên đến nay còn nhiều tồn tại ở các khu TĐC, nhiều văn bản và chính sách về TĐC còn bất cập khiến địa phương lúng túng trong việc thực hiện.
Ông Nguyễn Ngọc Quảng cho biết trước tình hình người dân TĐC thủy điện Sông Tranh 2 thiếu đất sản xuất, UBND tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất chuyển đổi gần 1.000ha đất rừng phòng hộ, tái sinh sang đất sản xuất để cấp đất cho bà con.
Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN-PTNT), ông Nguyễn Văn Đủ – cho hay không chỉ ở Quảng Nam mà nhiều công trình thủy điện ở nước ta đều mắc phải những vấn đề hậu TĐC và giải quyết vấn đề này vô cùng khó khăn.
Qua kiểm tra tại các khu TĐC thủy điện xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng hư hỏng thì một phần cũng do người quản lý không tốt. Chẳng hạn như các công trình nước, có đến 80% công trình bàn giao xong là do trâu bò, lũ, người dân làm hư hỏng nhưng không ai sửa. Công tác bàn giao quản lý không có, xây xong rồi không quản lý…
Ông Đủ đề nghị giữa EVN và tỉnh Quảng Nam cần phải rà soát lại và xử lý dứt điểm những vướng mắc, tránh kéo dài càng phát sinh nhiều bất lợi, cần quan tâm đến phát triển sản xuất lâu dài cho bà con ở vùng TĐC. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho người dân TĐC thủy điện ở mức cao hơn; hiện với mức hỗ trợ 19 triệu đồng/hộ để phát triển là quá thấp.
Toàn tỉnh Quảng Nam có 44 dự án thủy điện đã được phê duyệt với tổng công suất 1.584,6MW, điện lượng bình quân năm 6,261 tỉ kWh/năm. Hiện đã có 12 thủy điên đi vào hoạt động. Việc phát triển thủy điên đã làm ảnh hưởng đến 3.270 hộ với 14.850 nhân khẩu.
Công Bính
Theo Dantri
"Mỗi lần động đất, nhiều đoàn đến nhưng không giải quyết được gì!"
Theo Phó Chủ tịch huyện Bắc Trà My, mỗi lần xảy ra động đất mạnh, "hết đoàn này đến đoàn nọ" vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất càng ngày càng mạnh... Vì thế, từ nay huyện sẽ dành thời gian để giải quyết công việc của địa phương.
Ngày 20/11, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức cuộc họp với các địa phương có công trình thủy điện và các ban ngành liên quan về tình hình sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân tại các khu tái đinh cư tại các công trinh thủy điện này.
Người dân TĐC ở thủy điện Sông Tranh 2 bỏ nhà hoang
Nhiều ý kiến cho rằng: Thủy điện trên địa bàn Quảng Nam phạm vi ảnh hưởng rộng, đối tượng phải di dời tái định cư (TĐC) nhiều như thủy điện Sông Tranh 2, Đắk Mi 4, A Vương... nhưng ở tại nhiều nơi TĐC thiếu đất sản xuất, cơ sở hạ tầng nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng, nguy cơ sạt lở cao đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhiều hộ dân ở các khu vực này.
Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT Quảng Nam), các thủy điện lớn do EVN làm chủ đầu tư là Sông Tranh 2, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, A Vương... có tổng diện tích bị ngập hơn 5.700ha, trong đó hơn 31 ha là đất ở, hơn 2.000 ha đất nông nghiệp... Có trên 3.500 hộ dân bị ảnh hưởng và số hộ dân phải di dời lên đến trên 1.600 hộ.
Theo ông Nguyễn Đình Hồng - Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Quảng Nam bức xúc: Nhà ở do chủ đầu tư dự án thủy điện xây dựng chưa phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào. Đất sản xuất có bố trí nhưng diện tích chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất luân canh của đồng bào; một số diện tích đất xấu nhiều đá và có độ dốc lớn nên sản xuất cho hiệu quả thấp...
Ngoài ra, hiện tượng người dân TĐC phá rừng để làm nương rẫy ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, trong năm 2012 tại huyện Đông Giang xảy ra 43 vụ phá rừng, gây thiệt hại 47ha rừng phòng hộ A Vương; huyện Bắc Trà My xảy ra 45 vụ gây thiệt hại 42 ha rừng phòng hộ Sông Tranh 2...
Chủ tịch UBND huyện Đông Giang - ông Đỗ Tài - cho biết, các hộ TĐC trên địa bàn huyện không có đất sản xuất, nguy cơ trở thành hộ nghèo và tái nghèo. Còn đại diện huyện Nam Giang thì cho rằng phải khẩn cấp quy hoạch thêm đất sản xuất cho nhân dân; cần có cơ chế chính sách, mở các lớp dạy nghề tạo công ăn việc làm cho người dân.
Đáng lo ngại tại huyện Bắc Trà My, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện - cho biết động đất cùng với thiếu đất sản xuất dẫn đến nguy cơ người dân thiếu ăn. Hiện tại công tác an dân đang là vấn đề vô cùng khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - ông Trần Anh Tuấn - rất bức xúc về vấn đề TĐC của công trình thủy điện Sông Tranh 2
Ông Trần Anh Tuấn bức xúc: "Lợi ích kinh tế của thủy điện tuy cần thiết nhưng không thể đánh đổi với tính mạng của người dân khi động đất do thủy điện gây ra liên tục xảy ra, kèm theo thiếu đất sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu ăn của người dân là rất lớn".
Ông Tuấn cũng trăn trở công tác an dân hiện tại đang là vấn đề vô cùng khó khăn nên cần phải có nhiều chính sách như hỗ trợ người dân khai hoang để có đất sản xuất; nhanh chóng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Ông đề nghị: "Cần sớm bố trí vốn thực hiện để án ổn định, phát triển sản xuất và đời sống các hộ TĐC vùng thủy điện theo văn bản số 588 của Thủ tướng Chính phủ".
Chưa hết, ông Trần Anh Tuấn nói: "Hôm nay huyện nêu quan điểm khẳng định, nếu các sở, ban, ngành và lãnh đạo của tỉnh lên khảo sát, kiểm tra tình hình của người dân thì huyện sẽ tiếp; còn các đoàn của Bộ, ngành Trung ương vào thì huyện không tiếp".
Theo ông Tuấn, trong thời gian qua, mỗi lần xảy ra động đất mạnh thì hết đoàn này đến đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất thì càng ngày càng mạnh. Từ nay huyện sẽ dành thời gian để giải quyết công việc của địa phương.
"Dân TĐC rất hoang mang từ cấp độ thấp đến cấp độ cao dù huyện và tỉnh đã vào cuộc tuyên truyền rất nhiều. Tôi đề nghị nên khẳng định động đất lớn hơn là bao nhiêu để người dân biết", ông Tuấn bức xúc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - ông Nguyễn Ngọc Quang - chỉ đạo Sở NN-PTNT từ nay đến cuối năm phải có báo cáo phân loại các loại đất rừng trong đó ưu tiên đất rừng chuyển đổi cho dân TĐC có đất sản xuất; khỏa sát lập phương án đối với từng khu một liên quan đến ruộng lúa nước bậc thang kết hợp với thủy lợi; đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản gắn với chính sách hỗ trợ cho người dân.
"Về lâu dài, phải có cơ chế khuyến khích trồng cây cao su để bà con có thu nhập ổn định cuộc sống. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho người dân, tập trung sửa chữa các công trình, nhà dân hư hỏng tại các khu TĐC", ông Quang nói.
Theo Dantri
Máy bay triệu đô cứu nạn nhân 'động đất' gần Sông Tranh 2 Một trận động đất cực mạnh làm rung chuyển mặt đất; nhà ở, trường học bị đổ sập. Đó là hình ảnh tại buổi diễn tập sáng 28/8 tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam). Lúc 6h30 sáng 28/8, đúng như kịch bản đưa ra, một trận động đất mạnh 6,2 độ richter xảy ra vị trí có tọa độ...