Dự án tái thiết Nhà thờ Đức Bà đúng tiến độ và không đội vốn
Ngày 27/3, người đứng đầu công tác tái thiết Nhà thờ Đức Bà cho biết, biểu tượng của Paris bị hỏa hoạn tàn phá vào năm 2019 này đang trên đà để mở cửa trở lại đúng hạn vào ngày 8/12/2024.
Nhà thờ Đức Bà – biểu tượng của Paris – sẽ mở cửa trở lại đúng hạn vào ngày 8/12/2024. Ảnh: CNN
Phát biểu tại một ủy ban của Thượng viện Pháp, Philippe Jost, lãnh đạo cơ quan giám sát dự án tái thiết, khẳng định: “Chúng tôi vẫn đang đáp ứng tiến độ và ngân sách”.
Ông Jost cũng ca ngợi nỗ lực của 250 công ty và nhóm nghệ sĩ tham gia vào công tác tái thiết, vốn bắt đầu vào mùa xuân năm 2022 sau khi đống đổ nát đã được dọn sạch và nền móng được củng cố với chi phí 150 triệu euro. Theo ông, ngân sách tái thiết dự kiến sẽ giữ ở dưới mức dự kiến ban đầu là 550 triệu euro, theo đó còn dư 150 triệu từ số tiền quyên góp khổng lồ mà Pháp nhận được sau vụ hỏa hoạn. Số tiền dư sẽ được dùng cho hoạt động phục hồi “khẩn cấp” bề mặt bằng đá bên ngoài của nhà thờ, dự kiến tiến hành từ năm 2025.
Ngọn tháp nhà thờ, sụp đổ cách đây 5 năm, một lần nữa đã hiện ra trên bầu trời Paris sau khi giàn giáo được tháo dỡ. Ngoài hệ thống phun nước tự động, mỗi phần của khung gỗ được phân chia thành từng ô riêng biệt để ngăn chặn cháy lan trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Vụ hỏa hoạn ngày 15/4/2019 tại Nhà thờ Đức Bà, được UNESCO liệt kê vào danh sách di sản và đón 12 triệu lượt khách mỗi năm, đã làm cả thế giới bàng hoàng. Ông Jost chia sẻ: “Thành quả tái thiết sẽ kéo dài ít nhất 860 năm”, ý nói khoảng thời gian mà nhà thờ đã tồn tại kể từ khi xây xong vào năm 1163.
Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine tái thiết
Ngày 19/2, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết nước này sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ cho quá trình tái thiết ở Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột tại quốc gia này chuẩn bị bước sang năm thứ ba.
Một toà chung cư bị phá huỷ trong xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine ngày 20/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu mở đầu Hội nghị thúc đẩy tái thiết kinh tế Nhật Bản - Ukraine được tổ chức tại Tokyo, Thủ tướng Kishida đánh giá tình hình hiện nay là không dễ dàng, tuy nhiên việc giúp Kiev phục hồi là một sự đầu tư cho tương lai. Thủ tướng Kishida cho biết hai nước sẽ ký hiệp ước loại bỏ việc đánh thuế hai lần và bắt đầu đàm phán để sửa đổi hiệp định đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các công ty Nhật Bản tham gia các dự án tái thiết ở Ukraine.
Tại hội nghị, ông Kishida và người đồng cấp Ukraine Denys Shmyhal đã ký các biên bản ghi nhớ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm xây dựng lại cơ sở hạ tầng, rà phá bom mìn, mở rộng nông nghiệp, cải thiện tình hình nhân đạo, phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp và công nghệ thông tin cũng như tăng cường quản trị. Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng sẽ mở văn phòng đại diện mới tại thủ đô Kiev cua Ukraine.
Về phần mình, Thủ tướng Shmyhal đã cảm ơn sự hỗ trợ của Nhật Bản, đồng thời bày tỏ hi vọng sẽ thấy các nhà sản xuất ôtô lớn như Toyota mở cơ sở sản xuất tại Ukraine.
Hiện tại Nhật Bản đã cam kết khoản viện trợ tài chính trị giá hơn 10 tỷ USD cho Ukraine. Tokyo cũng đã nới lỏng các hạn chế đi lại giữa hai nước.
Ngay tại hội nghị, khoảng 50 công ty Nhật Bản đã ký thỏa thuận với các đối tác Ukraine trong các lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Ai Cập và LHQ thảo luận về tình hình nhân đạo tại Dải Gaza Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 16/1, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã gặp Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết của Liên hợp quốc (LHQ) tại Dải Gaza, bà Sigrid Kaag, để thảo luận tình hình nhân đạo ở dải đất này. Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Dải...