Dự án siêu tăng 1.000 tấn của Đức
Đức Quốc xã từng lên kế hoạch chế tạo siêu tăng Landkreuzer P. 1000 Ratte bất khả chiến bại có trọng lượng tới 1.000 tấn.
Nếu dự án siêu tăng P. 1000 đi vào sản xuất, nó sẽ là chiếc xe tăng lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Ảnh: Warhistoryonline
Theo Unmuseum, nhằm phục vụ cho dã tâm của giới lãnh đạo Quốc xã, Hitler đã yêu cầu các nhà khoa học Đức phải nghiên cứu và cho ra đời những vũ khí mạnh nhất. Giới khoa học Đức đã phát triển rất nhiều ý tưởng táo bạo làm nền tảng cho các hệ thống vũ khí hiện đại về sau như xe tăng, máy bay siêu thanh, tên lửa đạn đạo.
Một số ý tưởng đã được áp dụng trong chiến tranh, mang lại hiệu quả nhất định như tên lửa đạn đạo V1, V2, xe tăng Tiger… Các xe tăng chiến đấu chủ lực của Đức như Panzer, Tiger đã chứng tỏ được giá trị trên chiến trường. Mặc dù các xe tăng lúc đó của Mỹ như Sherman không thể phá giáp của Tiger từ phía trước, nhưng với khả năng cơ động cao chúng có thể luồn sâu vào đội hình xe tăng Đức và tấn công từ bên hông gây thiệt hại lớn.
Bên cạnh đó, giới tình báo Đức đã phát hiện ra chương trình xe tăng hạng nặng của Liên Xô. Công ty Friedrich Krupp AG (nhà sản xuất vũ khí lớn nhất châu Âu trong thế kỷ 20) đã nghiên cứu chương trình xe tăng Liên Xô. Grotte, Giám đốc của Krupp đã đề xuất lên Hitler dự án siêu tăng nặng tới 1.000 tấn mà ông đặt tên là Landkreuzer P. 1000 Ratte.
Cặp pháo cỡ nòng tới 280 mm cho phép P. 1000 san bằng mọi mục tiêu. Cỗ xe tăng khổng lồ này sẽ giúp Đức Quốc xã thống trị chiến trường mặt đất. Ảnh minh họa: Unmuseum
Theo bản phác thảo mà Grotte trình lên Hitler vào ngày 23/6/1942, chiếc siêu tăng sẽ có lớp giáp dày từ 150-360 mm. P. 1000 có chiều dài 35 mét, 39 mét tính cả nòng pháo, rộng 14 mét, cao 11 mét, trọng lượng chiến đấu dao động từ 980-1.100 tấn. Để giải quyết vấn đề trọng lượng, P. 1000 sử dụng tới 3 bánh xích mỗi bên với chiều rộng 1,2 m mỗi bánh xích. Tổng chiều rộng bánh xích tới 7,2 m.
Video đang HOT
Chiều rộng bánh xích lớn sẽ cho phép phân bổ trọng lượng, tăng độ ổn định. Tuy nhiên, do trọng lượng bản thân quá lớn nên không một cây cầu nào chịu được tải trọng của nó. Các nhà thiết kế lập luận rằng, P. 1000 có chiều cao bản thân khá lớn nên có thể vượt qua những con sông lớn có độ sâu khoảng hai mét khá dễ dàng.
Các nhà thiết kế đã trang bị cho P. 1000 hệ thống vũ khí cực mạnh bao gồm: hai pháo SK C/34 cỡ nòng tới 280 mm. Đây là loại pháo hạm lắp trên thiết giáp hạm lớp Scharnhorst, một pháo KwK 44 L/55 128 mm, 8 pháo Flak 38 20 mm và hai súng máy hạng nặng 15 mm. Với dàn vũ khí này, P.1000 có thể được xem là pháo đài bất khả chiến bại.
Truyền động cho cỗ xe tăng khổng lồ này thực sự là một thách thức. Các nhà thiết kế đã đề xuất giải pháp trang bị hai động cơ diesel MAN V12Z32/44 24 xy lanh. Đây là loại động cơ sử dụng cho tàu ngầm U-Boat với công suất lên đến 8.400 mã lực/chiếc. Một giải pháp khác là sử dụng 8 động cơ diesel Daimler-Benz MB 501 20 xy lanh công suất 2.000 mã lực/chiếc. Loại động cơ này được trang bị cho tàu tấn công E-Boat.
Cỗ xe tăng khổng lồ chậm chạp này dễ bị tiêu diệt trong các cuộc không kích. Đó chính là lý do nó bị khai tử ngay khi còn nằm trên giấy. Ảnh minh họa: Unmuseum
Hai giải pháp động cơ trên sẽ cung cấp tổng lực đẩy khoảng 16.000 mã lực, đảm bảo cho siêu tăng nặng 1.000 tấn có thể di chuyển với tốc độ 40 km/h với dự trữ hành trình khoảng 190 km. Hitler tỏ ra thích thú với đề xuất của Grotte và ra lệnh cho Krupp bắt tay phát triển siêu tăng này trong năm 1942.
Mặc dù ý tưởng thiết kế siêu tăng P. 1000 có vẻ rất khả thi nhưng khi nghiên cứu dự án một cách chi tiết, người ta phát hiện nhiều vấn đề nan giải. Kích thước đồ sộ của P. 1000 khiến nó dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công bằng máy bay.
Các pháo phòng không trên P. 1000 rất khó có thể bảo vệ nó trước các đợt không kích. Cuối năm 1943, Albert Speer, Bộ trưởng Vũ khí của Hitler đã nhận thấy tính phi thực tế của dự án siêu tăng P. 1000 và quyết định hủy bỏ. Siêu tăng Landkreuzer P. 1000 Ratte bị khai tử ngay khi còn nằm trên giấy. P. 1000 là một trong rất nhiều ý tưởng phát triển vũ khí kỳ quái nhằm phục vụ cho dã tâm của giới lãnh đạo Đức Quốc xã.
Theo NTD
Tưởng niệm các nạn nhân diệt chủng Holocaust
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam ngày 27/1 đã tổ chức Ngày tưởng niệm các nạn nhân của nạn diệt chủng đối với người Do Thái trong Thế chiến II - Holocaust.
Đại sứ Israel tại Việt Nam Meirav Eilon Shahar phát biểu tại buổi lễ.
Buổi lễ diễn ra tại Học viện Ngoại giao Việt Nam ngày 27/1, với sự phối hợp của Đại sứ quán Israel, Văn phòng Đại diện Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Học viện Ngoại giao.
Tham dự buổi lễ có Đại sứ Israel tại Việt Nam Meirav Eilon Shahar; Tiến Sĩ Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao (Học viện Ngoại Giao); Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Meirav Eilon Shahar cho hay: "Ngày này của tròn 70 năm trước, Trại tử thần Auschwitz-Birkenau- được giải phóng. Auschwitz là trại tập trung và giết người lớn nhất, nó đã trở thành một biểu tượng của "Giải pháp cuối cùng" - kế hoạch tàn sát hàng loạt người Do Thái 1 cách có hệ thống của Đức quốc xã".
Năm 2005, Đại hội đồng Liên hợp Quốc đã chỉ định dành ngày 27/1 là ngày quốc tế thường niên để tưởng niệm Holocaust. Ngày này được chọn vì nó đánh dấu việc kỷ niệm sự giải phóng trại Auschwitz-Birkenau, trại giết người lớn nhất của quân Phát xít.
"Ngày này là một ngày tràn đầy cảm xúc. Chúng tôi khóc thương từng thành phố, từng làng xã, từng gia đình,từng cá nhân. Chúng tôi tiếc thương cho sự mất mát lớn lao của thế giới này - thế giới đã mất đi 6 triệu sinh mạng bởi thế lực tội ác và thù hận", bà Shahar nói.
Tại buổi lễ, Đại sứ Israel cũng nhấn mạnh tới lời kêu gọi thế giới không để tội ác tương tự lặp lại với người Do Thái.
"Sau thảm họa Holocaust, thế giới đã cam kết "không bao giờ xảy ra Holocaust một lần nữa", nhưng giờ đây người Do Thái tại châu Âu một lần nữa phải sống trong sợ hãi. Một vài tuần trước, chúng ta kinh hoàng chứng kiến những người Do Thái vô tội bị giết chết tại một cửa hàng tạp hóa tại Paris (Pháp). Trước đó, một tay súng đã giết hại một Rabbi và 3 trẻ nhỏ ở trước cửa trường học Do Thái ở Toulouse (Pháp) rồi vụ xả sung tại bảo tàng Do Thái của Bỉ... Bạo lực bài Do Thái đang tạo ra bóng đen phủ khắp châu Âu".
"Để chống lại sự tái xuất của phong trào bài Do Thái, điều cốt yếu là tất cả các dân tộc, các tín ngưỡng, các cộng đồng phải cùng hô vang và thực hiện triệt để thông điệp "không bao giờ xảy ra một lần nữa", bà Shahar nhấn mạnh.
Đông đảo các đại biểu và sinh viên của Học viện Ngoại giao tham dự lễ kỷ niệm Holocaust.
Ước tính, 6 triệu người Do Thái đã thiệt mạng trong thảm sát Holocaust do Phát xít Đức gây ra trong Thế chiến II.
Lễ kỷ niệm tại Học viện Ngoại giao nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm Tưởng niệm Holocaust. Đại sứ quán Israel tổ chức các hoạt động đa dạng để tưởng niệm Holocaust với mong muốn người dân Việt Nam có thêm hiểu biết và đồng cảm với các nạn nhân.
An Bình
Theo Dantri
Kỷ niệm 70 năm giải phóng trại tập trung Auschwitz Một số nguyên thủ quốc gia hôm qua đã tới Ba Lan dự sự kiện kỷ niệm 70 năm giải phóng trại tập trung Auschwitz (27/1/1945). Những nạn nhân sống sót đã kêu gọi thế giới không để tội ác tương tự lặp lại với người Do Thái. Hình ảnh của những đứa trẻ sống sót sau khi trại tập trung Auschwitz được...