Dự án resort 600 tỉ thành nơi… chăn thả gia súc!
Một khu nghỉ mát ( resort) được đầu tư với quy mô hơn 600 tỉ đồng trên đất vàng ven biển Thuận An (Thừa Thiên-Huế) “đắp chiếu” hàng chục năm nay, biến thành nơi tá túc của người dân và chăn thả gia súc.
Dự án resort Vinconstec – Huế nằm trên khu đất vàng mặt tiền QL49, hướng ra bãi biển Thuận An (địa phận xã Phú Thuận, H.Phú Vang). Tuy nhiên, không như kỳ vọng, hiện trạng resort nhiều năm qua chỉ là một khối nhà bê tông khổng lồ bị bỏ hoang, nhếch nhác, rêu bám đen. Khu vực này hiện đang được người dân địa phương tận dụng làm nơi ở tạm hoặc xây chuồng nuôi heo.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực dự án này đã có một số hạng mục xây dựng phần thô, với 10 ngôi nhà mẫu và hàng loạt các công trình phụ và tất cả đã xuống cấp theo thời gian. Một người dân sống tại đây cho biết, khu nhà bỏ hoang đã trở thành nơi tá túc, thậm chí nuôi heo và chăn thả gia súc. “Bỏ hoang cũng lâu lắm rồi, thấy vậy thì tôi dọn vào đây ở thôi. Nghe đâu chuẩn bị lấy lại nên đang lo… mất nơi ở”, người này nói. Một người khác nói “đây cũng là nơi nhiều thanh niên thường tụ tập để hút chích, chọn tầng 2 mát mẻ và vắng người để… “tâm sự”!”
Dự án resort thành nơi chăn thả trâu bò
Nhà đầu tư xin giảm quy mô
Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (H.Phú Vang), cho biết thời gian qua lãnh đạo huyện cũng quan tâm đến dự án và làm việc với chủ đầu tư triển khai một số nhiệm vụ để sớm đẩy nhanh tiến độ, đồng thời đề nghị chủ dự án sớm đề xuất với UBND tỉnh để có chủ trương hỗ trợ. “Nếu tiếp tục đầu tư hoặc ngưng thì sớm cho địa phương biết để có kế hoạch quản lý đất đai, quy hoạch trên địa bàn”, ông Tùy nói.
Một chuồng heo dựng tạm trong khuôn viên dự án resort. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Cũng theo ông Tùy, việc bỏ hoang dự án lâu năm đã gây mất mỹ quan khu du lịch trọng điểm trên địa bàn xã, ảnh hưởng lớn việc thu hút đầu tư đến địa phương này. Mới đây, chủ đầu tư đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chấp thuận chủ trương điều chỉnh giảm quy mô dự án từ hơn 72 ha xuống còn khoảng 30 ha. Theo đề xuất mới này, chủ đầu tư sẽ xây dựng một khu resort, du lịch nghỉ dưỡng để thu hút du khách nghỉ dưỡng và lưu trú tại khu vực biển Thuận An với “tiêu chuẩn quốc tế”. Hiện UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đang giao các cơ quan có liên quan xem xét đề xuất chủ trương điều chỉnh dự án và rà soát các thủ tục liên quan để sớm tiếp tục thực hiện dự án.
Dự án khu resort Vinconstec – Huế được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008, điều chỉnh lần thứ nhất ngày 29.6.2012. Dự án do Công ty CP xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư khoảng 600 tỉ đồng. Tổng diện tích dự án hơn 72 ha, bao gồm khu resort (25,97 ha), khu đô thị và dịch vụ thương mại (36,1 ha), khu tái định cư (10,01 ha). Đáng chú ý, chủ đầu tư cam kết hoàn thành dự án vào năm 2011, tức là cách đây đã… 11 năm.
Trải nghiệm "muốn quên" khi mắc Covid-19 trong chuyến du lịch sau Tết: Cách ly 2,9 triệu/ngày tại resort giữa Côn Đảo, delay vé máy bay đến 2 lần chờ âm tính
Sau Tết Nguyên đán, người dân có xu hướng đi du lịch "phục thù". Tuy nhiên, không ít tình huống oái ăm, "dở khóc dở người" khi khách du lịch không may mắc Covid-19 trong hành trình.
Chi phí cách ly 2,9 triệu/mỗi ngày giữa Côn Đảo
Anh Nguyễn Nhật C., 27 tuổi, sáng sớm 10/2 đáp chuyến bay từ TP.HCM đến Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Anh dự định vui chơi và tham quan trong vòng một ngày, sau đó về lại TP.HCM chiều 11/2. Tuy nhiên, cơn "ác mộng" ập đến khi anh xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ngay khi đặt chân đến resort, dù hai ngày trước khi bay, anh đã test nhanh âm tính.
Mẫu gộp của anh C. và người bạn đi cùng dương tính. Sau khi xét nghiệm tách mẫu, anh C. tiếp tục dương tính, người còn lại âm tính. Nam du khách bắt buộc ở lại resort cách ly 7 ngày theo đúng quy định của địa phương. Trong khi đó, bạn anh chỉ có 2 sự lựa chọn, hoặc ở lại cùng cách ly, hoặc ngay lập tức bay về Sài Gòn. Người này đã chọn phương án thứ hai.
"Tôi rất hoang mang thời điểm biết mình là F0. Dù ở Sài Gòn cả năm qua, ngay khi dịch bùng phát mạnh mẽ nhất, tôi vẫn có thể tự bảo vệ bản thân. Tôi không ngờ, khi vừa đến Côn Đảo, chưa kịp đi đâu, làm gì, đã mắc Covid-19", anh C. buồn bã nói.
Video đang HOT
Anh C. suy sụp phát hiện mắc Covid-19 khi vừa đặt chân đến resort
Theo quy định, du khách F0, F1 khi đến Côn Đảo phải thực hiện cách ly, điều trị tại cơ sở lưu trú, trường hợp du khách có nhu cầu về đất liền cần có máy bay chuyên chở. Anh C. không có sự lựa chọn nào khác, được hướng dẫn đến khu cách ly riêng của resort.
"Một cái khó đối với du khách đến Côn Đảo là ít chỗ lưu trú. Do đó, nếu không may mắc Covid-19, sẽ rất ít có sự lựa chọn địa điểm cách ly. Tại đây có homestay với chi phí thấp hơn resort nhưng khá đông, tôi chỉ còn phương án cách ly và điều trị tại resort với mức giá 2,9 triệu/ngày", anh C. nói chi phí cách ly rất cao, nhưng chỉ bao gồm bữa sáng, không có bữa trưa và tối. Thuốc điều trị dành cho F0 cũng thiếu thốn.
Sau khi khai báo y tế với chính quyền địa phương, anh được cán bộ y tế gọi điện hỏi thăm và hướng dẫn sử dụng thuốc theo triệu chứng. Không chỉ nhờ nhân viên khách sạn, anh còn liên hệ những người dẫn tour du lịch, thậm chí gọi điện cho người nhà ở Sài Gòn, gửi nhờ thuốc ra Côn Đảo.
"Ngày đầu tiên, tôi vừa mệt mỏi vừa hoảng hốt vì đã quen sống ở Sài Gòn có người thân chăm sóc, dễ dàng mua thuốc men. Nhưng may mắn, đến ngày thứ 4, sức khỏe của tôi vẫn ổn định, các triệu chứng không quá nặng", anh C. cho biết mỗi ngày đều xét nghiệm liên tục, các vạch cũng mờ dần.
Điều anh lo lắng nhất chính là chi phí cho 7 ngày, có thể 10 ngày cách ly tùy theo tình hình sức khỏe. "Giá cả đắt đỏ mà dịch vụ lại không đầy đủ. Nếu ăn trưa và tối ở resort có thể mất thêm tầm 1-2 triệu mỗi ngày, ngang với mức giá cách ly. Thực sự, tháng sau tôi sẽ phải sống tiết kiệm hơn", anh nói.
Thuốc điều trị Covid-19 được người nhà gửi từ Sài Gòn ra Côn Đảo cho anh C.
Bữa sáng nằm trong chi phí cách ly gần 3 triệu mà resort cung cấp mỗi ngày
Ngoài ra, anh C. tự mua thêm hoa quả, bánh trái,... để bổ sung chất dinh dưỡng
Chuyến du lịch dự kiến kéo dài một ngày bỗng chốc biến thành chuỗi ngày điều trị và cách ly vì mắc Covid-19, không chỉ khiến công việc bị ảnh hưởng mà tinh thần của anh cũng suy sụp. Anh khuyến cáo người dân nếu đi du lịch trong tình hình này nên chuẩn bị các bộ xét nghiệm nhanh, những túi thuốc cơ bản, đề phòng bản thân có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào.
"Hi vọng tôi sớm âm tính để về lại Sài Gòn", anh nói.
Ra Hà Nội đón Tết không may mắc Covid-19 là hoàn cảnh của anh N., 29 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM. Chuyến đi được anh lên kế hoạch từ trước, có sự chuẩn bị chu đáo từ vé máy bay, khách sạn, lịch trình cụ thể.
Gia đình từng khuyên anh nên hoãn chuyến đi vì tình hình dịch bệnh tại Hà Nội vẫn rất căng thẳng, đã vượt 3.5000 ca mắc/ngày. Dù hơi lo lắng, nhưng đã chuẩn bị kỹ lưỡng, có kiến thức sau 2 năm phòng chống dịch tại TP.HCM, nên anh N. vẫn quyết định thực hiện chuyến bay.
Anh N. có mặt tại Hà Nội chiều mùng 5 Tết. Ngay khi xuống sân bay, anh test nhanh âm tính, đã gặp gỡ một số người thân và bạn bè. Anh hạn chế di chuyển nhiều nơi, cố gắng nhớ tất cả những người mình tiếp xúc.
Đến chiều mùng 7 Tết, khi một người bạn thông báo là F0, anh test nhanh vẫn âm tính. Tuy nhiên, kết quả PCR lại dương tính. Anh phải huỷ vé máy bay về TP.HCM và tự cách ly, điều trị tại nhà người thân.
"Dù đã lường trước tình hình dịch bệnh ở Hà Nội rất căng thẳng nhưng khi mắc bệnh, tôi khá bối rối vì Hà Nội không phải nơi tôi sinh sống. Tôi phải nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ của bạn bè để có thuốc và các vật dụng y tế cần thiết", anh N. kể.
Sau 4 ngày cách ly, tình trạng sức khoẻ của anh N. ổn định. Dù test nhanh vẫn dương tính nhưng 2 vạch mờ dần, anh tiếp tục theo dõi sức khoẻ, sau khi PCR âm tính sẽ về lại TP.HCM.
"Hà Nội hiện rất lạnh nên ảnh hưởng một phần đến sức khoẻ của các F0. Do đó, những người không có công việc hay lịch trình quan trọng, nên hạn chế di chuyển. Rất may, trong thời gian cách ly, tôi vẫn có thể giải quyết phần công việc của mình", anh N. nói.
Anh N. test lại âm tính sau 4 ngày tự cách ly và điều trị
Đến hiện tại, anh N. đã phải delay chuyến bay từ Hà Nội - TP.HCM 2 lần. "Hà Nội lạnh quá, giờ chỉ mong âm tính để về lại Sài Gòn thôi".
Khuyến cáo đi du lịch an toàn sau Tết
Cuối tháng 1/2021, Việt Nam điều chỉnh điều kiện đối với hành khách đi lại bằng hàng không. Theo đó, không yêu cầu có giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine Covid-19 hoặc giấy chứng nhận khỏi bệnh và giấy xét nghiệm. Đặc biệt, người dân (bao gồm trẻ em dưới 12 tuổi) không phải test nhanh trước khi thực hiện chuyến bay nội địa.
Sau khi Việt Nam nối lại các đường bay nội địa, lượng khách du lịch "phục thù" gia tăng nhanh chóng, đặc biệt trong và sau Tết Nguyên Đán.
Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng khuyến cáo đón Tết 2022 an toàn. Trong đó, Bộ đề nghị người dân cân nhắc mức độ nguy cơ của mình và người thân trước khi thực hiện chuyến du lịch.
Để đảm bảo an toàn trước khi đi du lịch, Bộ Y tế và WHO lưu ý người dân cần tiêm đủ liều vaccine Covid-19, mở cửa sổ và luôn giữ không khí lưu thông khi ở trên phương tiện giao thông hay trong phòng, tuân thủ nghiêm quy định 5K, cân nhắc kế hoạch di chuyển nếu cảm thấy không khoẻ hoặc có tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 trong vòng 14 ngày qua.
Trước khi xuất phát, du khách nên khai báo y tế, xét nghiệm Covid-19, tìm hiểu quy tắc cách ly tại địa phương đó với F1, F0 và có sự chuẩn bị rõ ràng vì bất cứ lúc nào mình cũng trở thành F0.
Nếu không may mắc Covid-19, du khách cần khai báo với trạm y tế địa phương để có hướng dẫn chi tiết. F0 nếu đủ điều kiện sẽ được phép cách ly tại nhà/nơi lưu trú. Nếu không, cần nhờ sự hỗ trợ của cơ quan y tế.
Khách du lịch lên Đà Lạt vạ vật đầu năm do không kiếm được nhà nghỉ
Chị Trang, 38 tuổi, sống tại Hà Nội, trong Tết đã du lịch Phú Quốc an toàn kéo dài 4 ngày 3 đêm cùng gia đình. Nhóm gồm 6 người lớn và 5 trẻ nhỏ.
Trước khi bắt đầu hành trình, chị kiểm tra tình hình Covid-19 tại điểm đến. Theo đó, Phú Quốc là một trong những địa phương tiên phong mở cửa đón khách du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát. Trong 9 ngày Tết (từ 29/1/2021 đến 6/2/2022), địa phương này đón hơn 120.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày có 20 chuyến bay nội địa.
Theo chị Trang, trong quá trình vui chơi ở Phú Quốc, chị liên tục nhắc nhở người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ đeo khẩu trang, không sờ mó lung tung, rửa tay thường xuyên. Gia đình chuẩn bị nhiều bộ test Covid-19, sẵn sàng xét nghiệm bất cứ khi nào nếu xuất hiện triệu chứng.
"Dù khá lo lắng vì trẻ nhỏ chưa tiêm vaccine, nhưng may mắn, chúng tôi đã có chuyến du lịch an toàn. Sau hành trình, sức khỏe mọi người đều ổn định, quay lại nhịp sống và công việc bình thường", chị nói.
Tổng kết một số khuyến cáo khi đi du lịch sau Tết để phòng, chống dịch bệnh:
- Tiêm phòng đầy đủ vaccine Covid-19.
- Chuẩn bị những túi thuốc cơ bản để điều trị Covid-19 theo triệu chứng (có thể tham khảo tại đây).
- Tìm hiểu kĩ tình hình dịch Covid-19 tại điểm đến và các quy định cách ly của địa phương.
- Trước khi đi, hãy khai báo y tế và test nhanh Covid-19.
- Nếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như giữ khoảng cách tiếp xúc, hạn chế chạm vào các bề mặt và vệ sinh tay thường xuyên.
- Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, hãy cố gắng dừng lại ở mức tối thiểu bằng cách mang theo đầy đủ đồ ăn thức uống và đổ xăng trước cho xe.
- Lên kế hoạch đầy đủ cho chuyến đi, hạn chế chỗ đông người.
- Sau khi kết thúc chuyến du lịch, hãy chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân và gia đình...
Đà Nẵng: Đẩy mạnh tiến độ các công trình trọng điểm Trong dịp kiểm tra các công trình trọng điểm ra quân đầu năm, lãnh đạo TP.Đà Nẵng nhấn mạnh du lịch, CNTT là những mũi nhọn cần tập trung đẩy mạnh tiến độ, kể cả các dự án dân sinh. Công trình Xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng và các tuyến cống chuyển nước mưa về sông Hàn (lưu vực...