“Dự án phát triển làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú” Hướng phát triển đầy tiềm năng của thị xã Điện Bàn
Dự án phát triển làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú xã Điện Phong là một trong các dự án đầu tiên của vùng Gò Nổi, là con đường kết nối giữa hai di sản Hội An và Mỹ Sơn, đường bộ lẫn đường thủy.
Dự án nằm trong khu quy hoạch cụ thể phát triển du lịch Điện Phong của thị xã Điện Bàn, đáp ứng được một số điều kiện cơ chế ưu đãi đầu tư của Trung ương cũng như địa phương. Mục đích dự án nhằm giữ nguyên hiện trạng ngôi làng thuần Việt, hệ sinh thái, đại lý cảnh quang và văn hóa lịch sử.
Dự án có tính khả thi cao vì đáp ứng nhu cầu bức thiết trong việc phát triển kinh tế của làng quê, đồng thời phù hợp với chủ trương phát triển nông thôn mới kiểu mẫu gắn liền với du lịch của Bộ NN&PTNT và chủ trương phát triển du lịch làng quê, bảo tồn làng nghề của thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, đến năm 2025.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, UBND xã Điện Phong xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển du lịch cộng đồng làng Cẩm Phú tại 2 thôn Cẩm Phú 1 và Cẩm Phú 2. Dự án với tổng kinh phí thực hiện dự án lên đến 16.630.000.000đ. Chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân xã Điện Phong.
Vị trí xã Điện Phong trên bản đồ
Làng Cẩm Phú cách Thành phố Hội An 15 km về phía Tây bằng đường bộ và 10km bằng đường sông, cách Mỹ Sơn 20km về phía Đông, có vị trí nằm trên con đường Di sản Hội An và Mỹ Sơn.
Làng Cẩm Phú, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn – nơi vị trí dự án được đầu tư là điểm nối giữa hai di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn bằng đường bộ và đường sông, Cẩm Phú là một ngôi làng thuần Việt được bao bọc bởi con sông Thu Bồn và sông Trùm Ngô, có khí hậu tương đối mát mẽ, có những rặng tre làng, con đường làng, các bàu nước tự nhiên tạo ra những tiềm năng về du lịch sinh thái, có các vườn trái cây, các cánh đồng đất đai màu mỡ, các điểm di tích lịch sử văn hóa, các món ăn ẩm thực đậm chất làng quê Việt Nam,… Tất cả cảnh vật nơi đây phù hợp cho sự đầu tư và phát triển du lịch sinh thái làng quê.
Sông Thu Bồn
Ngoài ra nơi đây trước kia còn nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ dệt lụa (Phú Bông) và nếu được đầu tư phát triển theo hướng Du lịch cộng đồng thì việc khôi phục lại làng nghề này là rất khả thi.
Cơ sở Mây tre Phú Bông
Video đang HOT
Làng nghề thủ công và ẩm thực
Đánh bắt thủy sản
Hiện nay một số cá nhân tại địa phương đã kết hợp với các công ty lữ hành hình thành các dịch vụ đưa đón khách, trung bình mỗi tuần từ 3-5 tour, chủ yếu là khách Tây Âu. Do vậy đây là nền móng để địa phương tiếp tục đầu tư và hình thành làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú trong tương lai.
Với các điểm địa lý – cảnh quan được đánh giá là điểm nhấn của vùng Dự án như : Sông Thu Bồn, Bến đò Bến Phẩm, Bàu Lỡ, Bàu Hà Tre và Bàu Trùm Ngô, Bãi Bồi Gò Đình, Bãi Bồi Gò Nam, Sân bóng Cẩm Phú 2…
Bãi Bồi Gò Đình
Bàu Hà tre và Bàu Trùm Ngô
Có các điểm sinh thái, sinh học rất có tiềm năng như: Cánh đồng 51, Làng Hoa Cẩm Phú, Vườn Trái Cây…
Làng Hoa Cẩm Phú
Vườn Trái Cây
Cùng các khu vực mang biểu tượng Văn hóa – Lịch sử ấn tượng: Công Ty Gỗ nghệ thuật Âu Lạc, cơ sở Điêu khắc Gỗ Mỹ nghệ Gò Nổi, cơ sở Mây tre Phú Bông, làng nghề thủ công và ẩm thực, đánh bắt thủy sản, khu di tích lịch sử Đình Làng Cẩm Lậu, khu di tích lịch sử cấp tỉnh Đền thờ tưởng niệm 76 Hải Đà và Liệt sỹ xã Điện Phong, di tích văn hóa cấp tỉnh Vườn Biện Hòa, Miếu Thần Nông, Chợ Phú Bông…
Chợ Phú Bông: có diện tích trên 2000 m2
Công Ty Gỗ nghệ thuật Âu Lạc
Khu di tích lịch sử Đình Làng Cẩm Lậu: Có diện tích: 3.500m2
Di tích văn hóa cấp tỉnh Vườn Biện Hòa
Miếu Thần Nông
Dự án đi vào hoạt động thì đối tượng trực tiếp hưởng lợi là trên 750 hộ dân làng Cẩm Phú, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành liên kết với người dân đầu tư các hoạt động kinh doanh du lịch tại làng. Người dân sẽ được tiếp cận các dịch vụ du lịch, được hưởng lợi từ các hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch. Đặc biệt là được đào tạo kỹ năng làm du lịch. Dự án hình thành sẽ xây dựng được sản phẩm du lịch tại địa phương. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư. Cán bộ địa phương được nâng cao trình độ về quản lý, điều hành hoạt động du lịch.
Thời gian thực hiện Dự án: Gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Giai đoạn 2: Từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2025
Dự án phát triển làng du lịch cộng đồng làng Cẩm Phú phù hợp với chủ trương phát triển nông thôn mới kiểu mẫu của Bộ NN&PTNT và phù hợp với chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.
Dự án phát triển Làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch làng quê thuần Việt bền vững, là điểm đến hấp dẫn, lý thú, thân thiện với môi trường, là điểm dừng chân để du khách trải nghiệm văn hóa làng quê, là nơi tạo sự gắn kết cộng đồng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, sinh thái, làng nghề tại làng Cẩm Phú; đồng thời từng bước chuyển dịch cơ cấu nghề, nâng cao đời sống kinh tế của người dân địa phương, là mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu kết hợp với du lịch cộng đồng và tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch cộng đồng chung của thị xã Điện Bàn.
Qua dự án các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: bến đỗ thuyền, đường làng, nhà sinh hoạt cộng đồng, trạm dừng nghỉ, bến đỗ xe, khu vực trồng hoa, khu vui chơi văn hóa, điện lưới, viễn thông, các hệ thống dịch vụ,… được triển khai sẽ góp phần phát triển tiền năng du lịch cộng đồng làng Cẩm Phú trong tương lai.
Dự án góp phần bảo tồn những nét văn hóa về đời sống, ngành nghề truyền thống của làng Việt và thúc đẩy phát triển nông nghiệp nơi đây. Từ việc thu hút du khách, dự án cũng góp phần đáng kể trong việc tạo điều kiện phát triển thương mại, phát triển công nghiệp, phát triển dịch vụ tại địa phương. Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần làm tăng đáng kể cho nguồn thu của ngân sách địa phương qua các khoản thuế.
Lội sình bắt cá tại KDL Bưng Bạc
Nằm tại ấp Phước Hữu, xã Long Phước, TP. Bà Rịa, KDL sinh thái Bưng Bạc được ví như một làng quê miền Tây Nam bộ thu nhỏ với cảnh sông nước hữu tình, không khí trong lành, yên tĩnh, tách biệt khu dân cư, thích hợp cho những ai muốn tìm về thiên nhiên, tránh xa ồn ào của phố thị.
Khách du lịch chụp hình check-in tại KDL sinh thái Bưng Bạc.
Những ngày cuối tuần, KDL sinh thái Bưng Bạc khá đông đúc, nhộn nhịp bởi du khách đến tham gia các hoạt động trải nghiệm như: câu cá, bắt cua, trồng rau và được thưởng thức những trái cây tươi ngon ngay tại vườn. Ông Trần Ngọc Cường, Chủ nhiệm HTX Phước Lập, đơn vị chủ đầu tư KDL sinh thái Bưng Bạc cho biết, KDL sinh thái Bưng Bạc nằm trong làng cổ Bưng Bạc xưa có diện tích khoảng 1,7ha, được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác phục vụ du lịch từ tháng 6/2015.
Tên gọi Bưng Bạc có nguồn gốc từ truyền thuyết dân gian xưa rằng, có một vị vua khi dẫn quân chinh chiến qua vùng sình lầy rộng lớn này đã lệnh cho binh sĩ chôn giấu nhiều kim ngân tại đây. Từ đó, nhân dân trong vùng truyền nhau với cái tên Bưng Bạc để chỉ về những đặc trưng của nơi này.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lợi dụng địa bàn hiểm trở, Bưng Bạc trở thành căn cứ nuôi giấu cán bộ cách mạng. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, người dân ấp Phước Hữu đã khai phá và định cư ở đây. Những ngày đầu đào mương lập vườn, họ đã tìm thấy nhiều cọc gỗ, hiện vật tiền sử - cổ sử bằng đá, đồng thau, sắt, gốm, răng, xương động vật...
Qua nhiều đợt khai quật của các nhà khảo cổ học, đặc biệt đã thu được 1 giáo đồng, 2 chày nghiền, bàn nghiền và nhiều vật dụng khác có chất liệu, hình dáng và hình khắc trang trí giống với hiện vật cùng loại trong văn hóa Óc Eo.
Du khách nhí tham gia lội sình bắt cá giải trí tại KDL sinh thái Bưng Bạc.
Ông Cường thông tin thêm, trước đây, khu đất này được bà con xã viên đào ao thả cá, trồng các loại cây ăn trái, rau xanh. Nhận thấy địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch như địa đạo Long Phước, các vườn cây ăn trái đa dạng để phát triển thành điểm du lịch sinh thái, ông Cường bàn bạc với bà con xã viên, mạnh dạn liên kết với ngành du lịch, các đơn vị lữ hành để xây dựng tour du lịch khép kín.
Với tour du lịch này, sau khi tham quan tìm hiểu di tích lịch sử địa đạo Long Phước (cách 2km), du khách tiếp tục đến điểm du lịch sinh thái Bưng Bạc để cùng tham quan vườn cây ăn trái, tự tay câu những con cua, con cá, chèo thuyền tham quan hồ sen, chơi những trò chơi dân gian, như: Tát mương bắt cá, đạp xe đạp nước. Sau đó cùng thưởng thức các món ăn dân dã do chính các xã viên HTX chế biến, như: Mắm bằm đu đủ, mắm ruốc xào thịt, bánh tráng chuối, lẩu cua đồng...
Được tự tay bắt cá, hái rau, trải nghiệm làm một người nông dân thực thụ, chị Phan Thị Thu, một du khách đến từ TP.Hồ Chí Minh cho biết: "Tôi rất bất ngờ trước những nét dân dã, đồng quê, không gian yên bình của nơi đây. Các con của tôi lại thích thú với các hoạt động trải nghiệm như câu cá, bắt cua".
Ngày thường, mỗi ngày KDL sinh thái Bưng Bạc đón khoảng 50-70 lượt khách đến tham quan. Vào những ngày cuối tuần, dịp lễ, mỗi ngày KDL đón hơn 500 khách đến tham gia các hoạt động trải nghiệm. "Để góp phần xây dựng và tạo thương hiệu riêng cho HTX Phước Lập, tôi cùng với các xã viên đã dày công đưa các sản phẩm bánh tráng chuối, mắm kho quẹt lên kệ hàng của siêu thị Co.op Mart Vũng Tàu, Công ty TNHH TMDV Trí Hải. Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục chào hàng, giới thiệu sản phẩm đến các hệ thống bán lẻ hiện đại tại TP. Hồ Chí Minh", ông Trần Ngọc Cường cho biết.
Bình Định: Hướng đến du lịch cộng đồng Cuối năm 2019, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt 'Đề án phát triển du lịch cộng đồng' đến năm 2025, trong đó có làng chài khu vực Bãi Xép, thuộc phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn. Đây là cơ hội để người dân làng chài nơi đây phát huy, khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch cộng đồng sẵn có; cũng...