Dự án nước sạch sông Đà số 2: Dùng ống gang dẻo của Ấn Độ, UAE
Hơn 40km ống dẫn nước của dự án đường nước sạch sông Đà số 2 (Hà Nội) đang được triển khai lắp đặt bằng loại ống gang dẻo có nguồn gốc từ Ấn Độ và các Tiểu vương quốc Ả rập (UAE). Dự kiến, đến quý IV năm 2019, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Liên quan đến dự án án trên, ngày 11/8, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) – cho biết: Dự án xây dựng, lắp đặt tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2 chính thức được triển khai thi công từ ngày 9/5/2018. Dự kiến, đến quý IV năm 2019, công trình này sẽ hoàn thành và sẽ nâng công suất cung cấp nước sạch của Nhà máy nước sạch sông Đà từ 300.000 m3/ngày đêm lên 600.000m3/ngày đêm.
Đơn vị thi công đang tiến hành lắp đặt ống dẫn nước nước sạch cho Dự án tuyến đường ống nước sạch số 2.
Cũng theo vị đại diện lãnh đạo trên, chủng loại ống của dự án này là ống gang dẻo, đường kính từ 1,6m-1,8m, ống được nhập từ Ấn Độ và các Tiểu vương quốc Ả rập (UAE) bằng đường biển, sau đó dùng ô tô để vận chuyển đến chân công trình. Tổng kinh phí của dự án là 5.700 tỷ đồng, hoàn toàn do nguồn vốn tự có của Viwasupco và vay ngân hàng.
“Chúng tôi thi công lắp đặt dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nguyên tắc vẫn thực hiện là đặt ống trên nền đất tự nhiên và phía dưới có rải một lớp cát. Những chỗ nền đất yếu chúng tôi tiến hành gia cố cẩn thận rồi mới đặt ống” – vị đại diện lãnh đạo Viwasupco cho biết.
Đại diện Viwasupco cho biết, hiện đã tập kết đủ ống cho giai đoạn 1 của dự án này.
Ống được sử dụng cho dự án này là ống gang dẻo, có nguồn gốc từ Ấn Độ, các Tiểu vương quốc Ả rập. Ống có đường kính từ 1,6-1,8m.
Video đang HOT
Cũng liên quan đến dự án nước sạch sông Đà nói trên, đại diện một số đơn vị kinh doanh nước sạch trên địa bàn Hà Nội đang sử dụng nguồn nước từ Nhà máy nước sông Đà chia sẻ: Tốc độ đô thị hóa nhanh, khiến nguồn nước sạch cung cấp cho khách hàng bị hạn chế; một nguyên nhân nữa là do tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 1 hiện nay đang “ốm yếu” nên việc cung cấp nước sạch nhiều thời điểm bị gián đoạn hoặc chạy không hết công suất.
“Khi tuyến đường dẫn nước sạch sạch sông Đà số 2 được hoàn thành và đưa vào sử dụng thì nguồn cung cấp nước sẽ ổn định hơn, nhiều khu vực của Hà Nội sẽ không còn phải lo thiếu nước sạch vào mùa hè như hiện nay” – đại diện một đơn vị kinh doanh nước sạch ở Hà Nội cho biết.
Dự kiến, đến quý IV năm 2019 dự án này sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Trước đó, năm 2005, dự án hệ thống cấp nước sạch khu vực chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông triển khai giai đoạn 1, dài 45,8km, công suất 300.000 m3/ngày đêm, với số vốn 1.500 tỉ đồng. Năm 2009, tuyến ống số 1 được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, từ khi vận hành đến nay, tuyến ống này đã vỡ, gặp sự cố hơn 20 lần. Nhiều cán bộ liên quan đến dự án này đã bị khởi tố về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Giai đoạn 2 của dự án được khởi công vào ngày 7/10/2015 với tổng nguồn vốn đầu tư dự án gần 5.000 tỷ đồng. Công ty Viwasupco đã lựa chọn Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
Tuy nhiên, thông tin về việc Nhà thầu Trung Quốc thắng thầu dự án đường ống nước sông Đà số 2 đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Ngày 6/4/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo dừng ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
"9 tháng chạy loạn 2 lần" vì nước lũ ngập nhà cửa tại Hà Nam
Sau đợt mưa lớn và xả lũ, một vài thôn tại xã Kinh Xá (Phủ Lý, Hà Nam) ngập sâu trong nước. Có gia đình đã phải chạy lũ đến 2 lần trong 9 tháng.
Đặt chân đến thôn Phạm 7 và Tái 1 (Đinh Xá, Phủ Lý, Hà Nam), điều đầu tiên là cảnh mênh mông biển nước. Nhà máy nước Đinh Xá cung cấp nước cho 12.000 hộ dân (tại 5 xã: Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Phong, Liêm Cầm, Liêm Thuận) cũng chung tình trạng.
Theo ông Phạm Ngọc Long - Quản lý nhà máy nước Đinh Xá, đã 4 ngày nay, nhà máy không thể hoạt động. Các tổ máy đều ngập trong nước. Việc công tác của cán bộ, nhân viên cũng vì thế đình trệ.
Ông Long cũng cho biết đây là năm thứ 2 liên tiếp nhà máy rơi vào tình trạng này. Tháng 10/2017, trận lụt lịch sử đã nhấn chìm nhà máy.
Các đồ dùng của nhân viên trực ca: bàn ghế, giường tủ khó có thể tái sử dụng sau khi nước rút do đã "no nước" trong thời gian dài.
Không khó để hình dung các mực nước rút dần theo thời gian tại nhà máy này.
Rời nhà máy nước Đinh Xá, nhóm PV VOV.VN tiến sâu vào các khu dân cư có nhà nhưng chẳng thể ở vì xung quanh đâu đâu cũng chỉ nhìn thấy nước lũ, bèo dại... nhiều nơi nồng nặc mùi hôi thối của xác động vật chết mấy ngày qua.
Phương tiện di chuyển trong những khu vực ngập nước trong thời gian qua là những chiếc thuyền. Người già, trẻ nhỏ được di chuyển đến nơi khô ráo khác để tiện sinh hoạt thường ngày. Mỗi gia đình chỉ để lại 1 người để trông nom nhà cửa. Rơi vào tình cảnh này, họ cũng chỉ biết ngán ngẩm cười trừ cho qua ngày.
Trước cửa mỗi nhà không phải xe máy hay ô tô mà là những chiếc thuyền.
Người dân cho biết, thời gian này nước đã dần rút. Trước đó 2 ngày, nơi sâu nhất ngập hơn 2 mét, gần chạm nóc nhà cấp 4. Trong ảnh, vệt nước in trên tường gần đến nóc 1 ngôi nhà cao gần 3 mét.
Đoạn đê bối được đập ra để thoát nước cho khu vực bị ngập.
Gia anh Phạm Văn Sỹ (thôn Tái 1, Đình Xá) chặn lưới ở cửa rút nước đề phòng cá chạy ra sông.
Họ cũng tham gia công việc cứu hộ đê trong thời gian xảy ra xung yếu.
Khu vực quanh đê bối này, người dân phải chặn các bao cát gần bờ, ngăn dòng nước không tràn vào sân nhà khi mực nước lên cao.
Ông Quyền Đình Hùng (thôn Tái 1, Đình Xá) kể lại trận lụt năm 2017 khiến ông suýt mất mạng vì nước lũ đổ về trong đêm khiến ông không kịp "trở tay".
"Tính ra, trong 9 tháng qua (tháng 10/2017 - 7/2018 -PV), gia đình tôi phải chạy loạn vì nước lũ tới 2 lần. Liên tiếp bị xáo trộn cuộc sống, làm sao gia đình tôi có thể yên ổn làm ăn"
Ngoài việc kê bàn thờ gia tiên cao thêm 1,5m, vợ chồng ông Hùng phải mắc quần áo lên tận trần nhà để chống ướt.
Nước lũ thoát đi cũng là lúc vườn đu đủ của bà Nguyễn Thị Bứa (83 tuổi, thôn Tái 1, Đình Xá) chết vì ủng.
Một số hộ dân có đàn gia súc, gia cầm lớn phải lùa lên đê. Chúng đã nằm "nghỉ ngơi" trên bờ suốt 4 ngày nay và dự kiến có thể còn kéo dài hơn khi miền Bắc tiếp tục dự báo có mưa trong những ngày tới.
Thời điểm này tại nhiều nhà dân tại thôn Tái 1 và Phạm 7, người và vật có chung không gian sinh hoạt.
Theo VOV
Dự án đội vốn hơn 2500 tỷ đồng liên tiếp xin gia hạn Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) ban đầu chỉ có mức đầu tư 1.850 tỷ đồng nhưng sau một thời gian thì đội thêm hơn 2.500 tỷ đồng nâng tổng mức đầu tư lên 4.400 tỷ đồng thế nhưng dự án vẫn thi công ì ạch và liên tiếp xin gia hạn. Trên công trường chỉ lèo...