Dự án nghìn tỷ ở Ninh Bình “đắp chiếu” hơn 10 năm, bỗng dưng cắt gần 8 ha đấu giá đất ở
Dự án trường Đại học Hoa Lư ( tỉnh Ninh Bình) khởi công xây dựng năm 2011, nhưng đến nay vẫn dang dở, đang bỏ hoang gây lãng phí ngân sách nhà nước… rồi UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết định cắt 7,9 ha đất của dự án này để đấu giá thành đất ở.
Dự án nghìn tỷ ở Ninh Bình hơn một thập kỷ chưa xong
Dự án trường Đại học Hoa Lư khởi công xây dựng năm 2011, dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Nhưng thực tế, theo quan sát của phóng viên Dân Việt, tại dự án này mới xây được căn nhà thô 10 tầng, nhiều hạng mục móng đổ bê tông, dựng cốt thép, cổng, tường rào bao quanh…
Clip dự án trường Đại học Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) “đắp chiếu” hơn 10 năm nay
Dự án trên giấy tờ có tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng trên diện tích 15 ha với một khối nhà cao hơn 10 tầng. Và khu ký túc xá sinh viên tập trung có tổng mức đầu tư trên 800 tỷ đồng với diện tích 11,29 ha, dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ đáp ứng chỗ ở cho trên 7.000 sinh viên.
Dự án trường Đại học hoa Lư xây dựng hơn một thập kỷ vẫn chưa nên hình hài. Ảnh: Vũ Thượng
Được biết, dự án trường Đại học Hoa Lư là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Ninh Bình. Dự án nhằm tạo điều kiện phục vụ nhu cầu dạy và học của nhà trường, góp phần nâng cao đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Những cột bê tông, cốt thép…nằm “bất động” tại dự án trường Đại học Hoa Lư . Ảnh: Vũ Thượng
Thế nhưng hơn một thập kỷ triển khai dự án vẫn chưa xong, đến nay dự án vẫn dang dở, bỏ hoang cho cỏ mọc, gây lãng phí ngân sách nhà nước…
Cỏ mọc tốt um tùm quanh dự án trường Đại học Hoa Lư. Ảnh: Vũ Thượng
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, dự án trường Đại học Hoa Lư xây dựng hơn một thập kỷ qua vẫn “đắp chiếu”, bỏ hoang nhiều năm là do thiếu vốn (?)
Cắt gần 8 ha đất dự án nghìn tỷ ở Ninh Bình thành đất ở
Thế rồi, UBND tỉnh Ninh Bình đã có công văn 131/UBND-VP4 về phương án sử dụng đất tại khu 7,9 ha từ việc rà soát, cắt giảm dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư.
Ninh Bình cho cắt gần 8 ha đất dự án trường Đại học Hoa Lư thành đất ở. Ảnh: Vũ Thượng
Cụ thể, trong văn bản nêu rõ, UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý chủ trương điều chỉnh tính chất khu đất 7,9 ha (thuộc dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư) từ đất giáo dục thành đất ở.
UBND tỉnh Ninh Bình giao UBND thành phố Ninh Bình thực hiện các thủ tục rà soát, lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu Khu đô thị hiện hữu 1-1-B, 1-1-C trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn UBND thành phố Ninh Bình thực hiện thủ tục rà soát, lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu khu đô thị hiện hữu. Đồng thời, cập nhật điều chỉnh tính chất khu đất 7,9 ha trên trong điều chỉnh quy hoạch chung đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND tỉnh Ninh Bình giao các đơn vị liên quan xây dựng phương án đấu giá quyền sử dụng đất tuân thủ đúng quy định pháp luật. Ảnh: Vũ Thượng
Riêng Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình có nhiệm vụ xác định số kinh phí Nhà nước đã đầu tư xây dựng hạ tầng đối với phần diện tích đất 7,9 ha cắt giảm từ dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư trên. Bên cạnh đó, hướng dẫn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình quyết toán theo quy định.
Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan hướng dẫn UBND thành phố Ninh Bình hoàn thiện thủ tục để đấu giá quyền sử dụng đất khu đất 7,9 ha, nhằm tạo nguồn vốn hoàn thành dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư và một số dự án trọng tâm khác theo phương án tạo nguồn lực đầu tư ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Dự án trường Đại học Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định đầu tư vào năm 2010 từ nguồn ngân sách Trung ương và Chương trình mục tiêu Qnghìn tỉ ở Ninh Bìnhuốc gia. Công trình được tỉnh này giao cho Trường Đại học Hoa Lư làm chủ đầu tư và Công ty TNHH xây dựng Thống Nhất làm đơn vị thi công. Tuy nhiên, hơn 10 năm, dự án vẫn trong tình trạng bỏ hoang, xuống cấp.
Hà Nội khởi công xây dựng thêm 3 tuyến đường sắt đô thị trong thời gian tới
Ba tuyến đường sắt đô thị sẽ hoàn tất thủ tục đầu tư, khởi công trong 5 năm tới là tuyến số 5 đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai và tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi.
Thông tin trên được ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - nêu ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) diễn ra sáng nay (25/12).
Theo ông Tuấn, trong năm 2021, UBND TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT triển khai thi công, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ GTVT quyết định đầu tư trên địa bàn, như: 6 nhánh lên xuống cầu cạn vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long để đưa vào khai thác trong tháng 12/2021; đưa vào khai thác vận hành thương mại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được dư luận quan tâm đặc biệt.
Hà Nội sẽ khởi công xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị trong 5 năm tới (Ảnh: Toàn Vũ).
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin về đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt đô thị và cho biết thành phố sẽ tiếp tục hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng tuyến đường sắt đô thị thí điểm số 3 (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội).
"Hà Nội phấn đấu hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công thêm 3 tuyến đường sắt đô thị trong giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm: tuyến số 5 đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai, tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi" - ông Tuấn nói và cho biết Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị còn lại làm cơ sở khởi công trong giai đoạn 2025 - 2030.
Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư các tuyến đường, công trình giao thông khung kết nối khu vực đô thị trung tâm với 5 đô thị vệ tinh: Sóc Sơn; Sơn Tây; Hòa Lạc; Xuân Mai; Phú Xuyên; Đồng thời kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành thuộc vùng thủ đô, thông qua các tuyến đường hướng tâm: Quốc lộ 1A (QL), QL3, QL6, QL21; QL21B...
Hà Nội sẽ đầu tư các trục Tây Thăng Long, Ngọc Hồi - Phú Xuyên, đường trục phía Nam; các đường vành đai gồm: Vành đai 3.5, vành đai 4 và vành đai 5; hệ thống cầu vượt sông gồm: Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4); cầu Đuống 2 (trên QL1A cũ)...
"Tuyến vành đai 4 được hình thành sẽ có ý nghĩa rất quan trọng góp phần cải thiện giao thông quá cảnh trong giai đoạn trước mắt để thay thế cho Vành đai 3 và cầu Thanh trì đang quá tải" - ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, Hà Nội cũng sẽ đầu tư các nút giao thông trọng điểm giao cắt giữa đường hướng tâm và đường vành đai; các nút giao thông trọng yếu; các tuyến đường trục chính đô thị, liên khu vực, có tính kết nối.
Lãnh đạo TP Hà Nội cũng khẳng định sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông của 5 huyện theo đề án lên quận là Gia Lâm; Đông Anh; Hoài Đức; Đan Phượng; Thanh Trì; tập trung đầu tư từng bước hoàn thiện mạng lưới bến xe khách liên tỉnh khu vực Vành đai 4 theo quy hoạch, là các đầu mối giao thông kết nối hành khách quan trọng của khu vực đô thị trung tâm kết nối các địa phương và tỉnh thành trong cả nước.
Đóng điện máy biến áp T1 trạm biến áp 110 kV Điện Biên 2 Chiều 19/12, Ban Quản lý dự án Xây dựng điện miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) và Công ty Điện lực tỉnh Điện Biên đã tổ chức đóng điện, vận hành máy biến áp T1 tại Trạm biến áp 110kV Điện Biên 2 (địa phận xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Kiểm tra kỹ thuật trước khi...