Dự án nghìn tỷ bị khai tử và những hệ lụy nặng nề
Từng được kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Hà Tĩnh có bước đột phá trong phát triển kinh tế nhưng sau nhiều năm triển khai, Dự án Nhà máy gang thép Vạn Lợi có công suất 500 nghìn tấn/năm với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng sắp khai tử.
Dự án nghìn tỷ thành đống phế liệu
Dự án Nhà máy gang thép Vạn Lợi được khởi công xây dựng ngày 16/06/2007 với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, trên diện tích hơn 25,8ha thuộc Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng 1 (xã Kỳ Thịnh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) do Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh với hai cổ đông chính là Công ty TNHH Vạn Lợi (62 Đường Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội) và Công ty đầu tư và khoáng sản Hợp Thành (số 20, đường Nguyên Hồng, Quận Đống đa, Hà Nội) làm chủ đầu tư.
Những khối thép khổng lồ trong dự án gang thép Vạn Lợi bị phơi nắng phơi sương như thế này
Theo dự kiến, nhà máy sẽ chính thức đi vào hoạt động cho sản phẩm đầu tiên vào tháng 12/2008, trong đó nguyên liệu mà nhà máy sử dụng sẽ là các loại quặng sắt đã được tuyển tinh, phân loại khai thác từ mỏ quặng sắt Thạch Khê, Vũ Quang hoặc nhập khẩu.
Đặc biệt, theo cam kết của chủ đầu tư, một khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ thu hút hàng nghìn lao động sở tại, mỗi năm cho nguồn thu 5.000 tỷ đồng, nộp ngân sách cho địa phương 250 tỷ/năm, góp phần giúp Hà Tĩnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Thế nhưng, sau một thời gian dài ì ạch thi công dự án dường như vẫn dậm chân tại chỗ. Và giờ đây là tê liệt hoàn toàn.
Có mặt tại dự án này, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là cả một công trường ngổn ngang, với vô số khu nhà, máy móc, trang thiết bị đổ vỡ, hoen ghỉ, hỏng hóc.
Video đang HOT
Trong đó có nhiều thiết bị máy móc chuyên dụng để sản xuất gang thép trị giá hàng chục tỷ được nhập về, nay đã gỉ sét, nằm lăn lóc, cây cỏ trong toàn khuôn viên nhà máy mọc um tùm.
“Phương án cuối cùng là phát mại”
Trước thực trạng trên, ngày 19/5, Ban QL KKT Vũng Áng đã có văn bản thông báo sẽ chấm dứt Dự án nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợivà gửi đến các ngân hàng cho vay vốn trong dự án này.
Được biết, tổng mức đầu tư của dự án này đã lên tới gần 1.000 tỷ đồng, trong đó các ngân hàng cho vay với số tiền hơn 750 tỷ đồng.
Văn bản thông báo sẽ chấm dứt dự án Nhà máy gang thép Vạn Lợi của Ban QL KKT Vũng Áng gửi các ngân hàng
Được biết có 3 chi nhánh ngân hàng chính trên địa bàn Hà Tĩnh là Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã giải ngân cho Công ty CP gang thép Hà Tĩnh vay qua hai giai đoạn hơn 720 tỷ đồng. Trong cam kết, Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh sẽ thanh toán dần cả vốn lẫn lãi suất trong thời hạn 10 năm. Thế nhưng trên thực tế, bây giờ phía chủ đầu tư của dự án này đã mất khả năng thanh toán.
Trao đổi với Dân trí, ông Bùi Đại Thắng,Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Hà Tĩnh cho biết hiện phía chủ đầu tư đang nợ ngân hàng 49 tỷ đồng, chưa tính lãi suất.
Ông Thắng cho biết: “Mới đây chúng tôi đã nhận được văn bản của Ban QL KKT Vũng Áng thông báo sẽ chấm dứt Dự án nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi nên chúng tôi cũng hết sức lo lắng. Bởi bây giờ phía chủ đầu tư đang nợ ngân hàng chúng tôi 49 tỷ đồng chưa kể lãi suất”.
“Khi triển khai dự án này, cũng có thành lập hội đồng thẩm định dự án, ngân hàng chúng tôi cũng là thành viên. Thời điểm đó, chúng tôi đều đánh giá đây là một dự án khả thi. Nhưng sau một thời gian ngắn triển khai, do khủng hoảng về kinh tế nói chung đã làm cho dự án bị trì trệ và đến bây giờ thì xem như đã dừng hẳn”, ông Thắng cho biết thêm.
Ông Bùi Đại Thắng, Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Hà Tĩnh trao đổi với PV
Ông Thắng cũng cho hay, trong quá trình triển khai, nhận thức được sự khó khăn của dự án, phía các ngân hàng, tỉnh, chủ đầu tư dự án cũng đã nhiều lần ngồi lại với nhau để tìm phương án, tháo gỡ, giải cứu dự án nhưng không khả thi.
“Phía chủ đầu tư thì cứ hứa hết năm này qua năm khác sẽ phục hồi lại dự án và có đề nghị được tiếp tục vay vốn nhưng chúng tôi không nhất trí. “.
Nói về quá trình thu hồi số nợ mà chủ đầu tư đang nợ thì ông Thắng cho rằng rất khó khăn: “Giờ để thu hồi lại số nợ trên là cực kỳ khó khăn. Thứ nhất bây giờ vốn tự có của chủ đầu tư không có, thứ 2 là giá trị tài sản bị sụt giảm, mất đi nhiều vì bị bỏ hoang nhiều năm. Phương án cuối cùng là phải phát mại số tài sản trên. Với khoản tiền đã cho phía chủ đầu tư vay đã ảnh hưởng lớn đến ngân hàng chúng tôi như ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập của đơn vị”, vị này cho biết.
Đó cũng là tình trạng chung của các ngân hàng từng cho phía chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh vay tiền để thực hiện dự án này.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Cần 1.300 tỷ đồng mua tàu đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông
Số tiền này được Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) công bố sau thẩm định phê duyệt dự toán Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Giá mua đoàn tàu 1.300 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất, bảo hiểm và vận chuyển.
Trước đó, Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đường sắt đã kiến nghị Bộ GTVT 2 phương án mua sắm đoàn tàu cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Trong đó, phương án 1 dựa trên cơ sở so sánh, xem xét giá trị đoàn tàu do Tổng thầu lập dự toán, giá trị thẩm tra của TEDI, giá trị thẩm định của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC... có giá trị khoảng hơn 63,2 triệu USD (tương đương 1.300 tỷ đồng). Phương án 2 có tổng giá trị hơn 51,7 triệu USD, chỉ là tạm duyệt giá trị dự toán đoàn tàu trên cơ sở tổng mức đầu tư được phê duyệt.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cần 1.300 tỷ đồng để mua đoàn tàu (ảnh: Hữu Nghị)
Sau khi thẩm định phê duyệt dự toán chi phí đoàn tàu cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là trên 63 triệu USD và dựa trên chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đã kiến nghị Bộ GTVT phê duyệt dự toán chi phí. Mức giá này đã bao gồm chi phí sản xuất, bảo hiểm và vận chuyển đến tận chân công trình.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Toàn tuyến đường sắt đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.
Sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được điều chỉnh từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD. So với hợp đồng ký kết, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang bị chậm gần 2 năm với tiến độ điều chỉnh là hoàn thành vào ngày 31/12/2015, tuy nhiên Bộ GTVT cho biết thực tế dự án có rất nhiều khó khăn từ năng lực nhà thầu, cách điều hành của Ban Quản lý Dự án nên khả năng đến quý I/2016 thì dự án mới có thể kết thúc.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Chỉ định đầu tư đường nối cao tốc TPHCM Trung Lương Để kịp khởi công xây dựng tuyến đường nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TPHCM - Trung Lương dịp lễ 2/9, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thực hiện dự án theo hình thức BOT, đồng thời áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư đàm phán hợp đồng BOT. Trong văn bản gửi Thủ tướng...