Dự án ngàn tỷ làm với Trung Quốc: Làm không được, kiện không xong
Nhiều dự án “đắp chiếu” của ngành công thương đang có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc nhưng không đưa ra tòa vì dễ… thua kiện.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa thay mặt Chính phủ ký báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.
Theo báo cáo, một số dự án, doanh nghiệp đến nay đã có những chuyển biến nhất định nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại.
Dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn. Hiện có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn là 3.769 tỷ đồng.
Ngoài 12 dự án, doanh nghiệp này ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trung hạn 17.263 tỷ, ngắn hạn 5.701 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cấp tín dụng cho 6 dự án gồm Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Tisco, Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Dự án đạm Hà Bắc, Dự án DAP số 1 Hải Phòng, Dự án DAP số 2 Lào Cai Nhà máy đóng dầu Dung Quất với tổng dư nợ đến 31/12/2019 là 9.796 tỷ đồng.
Video đang HOT
Toàn cảnh hoang phế tại dự án tai tiếng Tisco 2.
Hiện chỉ có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi là Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng Nhà máy thép Việt – Trung (trong đó 1 doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế, 1 dự án đang được xem xét đưa ra khỏi “ danh sách đen”).
Có 2 dự án, doanh nghiệp giảm được lỗ (nhưng chưa bền vững), 1 dự án, doanh nghiệp dừng hoạt động nay đã vận hành trở lại là Xơ sợi Đình Vũ. Trong khi vẫn có tới 7 dự án, doanh nghiệp còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.
Ngoài ra, 5 trên tổng số 12 dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc EPC với nhiều nội dung được doanh nghiệp đàm phán nhiều lần với đối tác nhưng không thành công. Đó là Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai, Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy đạm Ninh Bình, Dự án Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.
Theo báo cáo, tất cả các dự án này đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm toàn bộ hoặc một phần.
Tranh chấp, vướng mắc chủ yếu tập trung vào các vấn đề chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất trong việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi về thông số kỹ thuật, xuất xứ, số lượng thiết bị so với Hợp đồng đã ký và khối lượng phát sinh ngoài nội dung hợp đồng đã ký.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất trong việc xác định thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp thuế của Hợp đồng; tranh chấp quyết toán chi phí chạy thử; Giá trị quyết toán thực tế không phù hợp với Hợp đồng EPC đã ký; yêu cầu bồi thường chi phí dịch vụ kỹ thuật kéo dài, chi phí bảo dưỡng khắc phục hư hỏng thiết bị, chi phí chờ đợi hướng dẫn lắp đặt thiết bị, chi phí thay đổi thiết kế, sửa chữa công trình đã thi công…
Việc đàm phán giải quyết tranh chấp đến nay vẫn không thành công. Trước tình thế này, báo cáo của Chính phủ cho rằng có 2 giải pháp xử lý được nêu ra.
Một là đưa ra trọng tài hoặc tòa án để phân xử. Hai là chủ đầu tư tự quyết toán theo quy định của Thông tư 64/2018/TT-BTC đối với trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định hoặc không thực hiện các nội dung công việc để hoàn thành quyết toán.
Tuy nhiên, đối với giải pháp đưa ra phân xử thông qua trọng tài hoặc tòa án, các doanh nghiệp đã thuê tư vấn pháp lý, sau khi nghiên cứu hồ sơ, tư vấn đã khuyến cáo việc khởi kiện để xử lý tranh chấp Hợp đồng EPC (nhất là 3 dự án thuộc Vinachem) sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn, có thể chi phí cho việc phải trả tiền cho các nhà thầu khi thua kiện cộng với chi phí theo đuổi vụ kiện sẽ cao hơn tổng số tiền đang còn tranh chấp trong các Hợp đồng EPC.
Đối với giải pháp chủ đầu tư tự quyết toán, do còn tranh chấp nên hồ sơ thực tế cũng chưa có đầy đủ để lập hồ sơ tự quyết toán. Do đó, Chính phủ cho rằng để xử lý được tồn tại này, Bộ Tài chính cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư tự quyết toán phù hợp hơn với tình hình thực tế của các dự án hiện nay.
Báo cáo Chính phủ cũng cho biết, với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục sẽ kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể để thu hồi tối đa vốn, tài sản của nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL về xuất khẩu gạo
Chiều 28/4/2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với lãnh đạo 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương phát biểu.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam phát biểu.
Thống Nhất (TTXVN)
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sắp hoàn thành đánh giá an toàn Đơn vị tư vấn độc lập đã hoàn thành 12 trong 13 báo cáo đánh giá an toàn của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ngày 13/3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) thông tin, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang được nghiệm thu các hạng mục xây...