Dự án nạo vét lòng sông: Bắc Ninh nói có, Cục Đường thủy bảo không
Đang có những mâu thuẫn nhất định giữa UBND tỉnh Bắc Ninh và Cục Đường thủy nội địa, Bộ GTVT về dự án nạo vét sông Cầu kết hợp tận thu sản phẩm.
Trao đổi với Dân Việt sáng nay (16.3), ông Trần Văn Thọ – Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam khẳng định dự án nạo vét đường thủy trên sông Cầu chưa triển khai hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chỉ thực hiện ở Bắc Giang.
Một phần đoạn đê sông Cầu bị ảnh hưởng sau khi có hoạt động nạo vét lòng sông kết hợp tận thu sản phẩm (ảnh T.Q)
“Ở địa bàn Bắc Giang mới làm lại một thời gian, sau khi có văn bản của tỉnh Bắc Ninh đề nghị dừng, chúng tôi đã cho dừng toàn bộ dự án. Đầu tháng 3 vừa rồi, khi có văn bản của Bộ GTVT mới cho triển khai trở lại, đến ngày 9.3 chúng tôi có văn bản hỏa tốc yêu cầu dừng dự án” – ông Thọ cho biết.
Tuy nhiên, thông tin từ phía Bắc Ninh cho biết, dự án nạo vét lòng sông Cầu đã hoạt động trên địa phận tỉnh Bắc Giang giáp ranh 3 xã của huyện Quế Võ từ ngày 26.2 – 12.3 vừa qua.
Cụ thể, tại xã Việt Thống từ km 65- km66 500 đê Hữu Cầu có 20 – 25 tàu/ngày. Xã Quế Tân km 73 – km73 500 số lượng từ 13 – 15 tàu/ngày; xã Phù Lãng từ km 01 – km02 500 đê 3 xã có 20 – 25 tàu/ngày.
Video đang HOT
Ông Đặng Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Võ cho biết: “Tại các khu vực trên được thả phao phân định ranh giới giữa Bắc Giang và Bắc Ninh nhưng các phương tiện hoạt động cả ngày và đêm”.
Trong khi đó, lãnh đạo Cục Đường thủy Việt Nam cho biết quy định các tàu thực hiện nạo vét đường thủy chỉ hoạt động từ 6h00 sáng đến 18h00 cùng ngày.
Để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, từ ngày 24.2 – 7.3 UBND huyện Quế Võ đã phải yêu cầu Công an huyện, phòng TNMT và UBND 9 xã ven sông tăng cường kiểm tra, giám sát dự án.
Thậm chí, địa phương này đã phải thành lập 3 tổ công tác và 1 tổ phản ứng nhanh kiểm tra giám sát dự án nạo vét lòng sông trên địa bàn 9 xã ven sông Cầu với số lượng 84 thành viên. Các tổ công tác này phải tổ chức kiểm tra, giám sát 24/24h tại các điểm thuộc 9 xã ven sông.
Ông Đặng Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Võ cho biết: “Các tổ công tác phải giám sát thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động, số lượng phương tiện hoạt động để ghi hình, báo cáo hàng ngày về UBND huyện”.
Sau khi có văn bản của tỉnh Bắc Ninh đề nghị dừng hoạt động nạo vét lòng sông trên sông Cầu, hôm nay (16.3) Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Công an và Bộ GTVT vào cuộc điều tra, làm rõ.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ việc các đối tượng đứng sau “bảo kê”, đe dọa cán bộ, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.2017.
Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT báo cáo trước ngày 20.3 về thực hiện dự án nạo vét đường thủy nội địa quốc gia trên sông Cầu.
Theo Danviet
"Thả lỏng" gần 40% số phương tiện đường thủy
Ông Trần Văn Thọ - Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, Cục đã đề xuất với Bộ GTVT về kiến nghị Chính phủ cho tổng điều tra phương tiện đường thủy nhằm xây dựng số liệu phục vụ công tác quản lý, đăng ký...
Buông lỏng và thờ ơ
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong số khoảng 240.000 phương tiện đường thủy đang lưu hành, chỉ có 62% phương tiện thực hiện việc đăng kiểm. Số lượng phương tiện đường thuỷ quay lại đăng kiểm đúng định kỳ cũng chỉ chiếm khoảng 30-40%. Các phương tiện không đăng kiểm lại đúng quy định chủ yếu là phương tiện nhỏ, dưới 135 mã lực hoặc dưới 12 chỗ ngồi.
CSGT kiểm tra phương tiện thủy trên sông Hậu. Ảnh: A.G.O
Các ý kiến đều cho rằng tỷ lệ phương tiện đường thủy thực hiện đăng kiểm thấp sẽ đe dọa nguy cơ mất an toàn giao thông, song đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một con số thống kê chính xác số lượng phương tiện đang hoạt động.
Ông Đỗ Trung Học - Trưởng phòng Tàu sông (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho biết: Thời gian gần đây, do nhu cầu vận tải ít, một số phương tiện không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng nên chủ phương tiện không muốn tiến hành đăng kiểm lại. Đặc biệt, với những phương tiện dân sinh có tải trọng nhỏ, người dân cũng chưa có ý thức chấp hành đầy đủ yêu cầu của pháp luật. Chính quyền địa phương, các cơ quan tuần tra, kiểm soát trên đường thuỷ nội địa chưa nghiêm khắc trong xử lý các vi phạm. Điều này dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông khi các phương tiện không đảm bảo an toàn lưu thông.
Theo đại tá Trần Quốc Trung - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), tình trạng phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát số lượng phương tiện này. "Đề xuất với Chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương cần rà soát, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, đào tạo cấp bằng chứng chỉ chuyên môn trên lĩnh vực đường thủy nội địa" - đại tá Trung nói.
Lãnh đạo Cục CSGT cho rằng, liên ngành đăng kiểm - CSGT - Đường thủy nội địa cần tổng điều tra phương tiện toàn quốc để có số liệu thực phục vụ xây dựng kế hoạch hoàn thiện công tác đăng ký, đăng kiểm.
Tai nạn chực chờ
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: Trong những năm qua, giao thông đường thủy phát triển nhanh chóng, số lượng phương tiện gia tăng, thiết bị đa dạng, phức tạp, phương tiện dân sinh đến phương tiện hàng chục nghìn tấn cùng hoạt động trên một số luồng nên tình hình trật tự an toàn giao thông cũng như an ninh trật tự trên mạng lưới đường thủy có diễn biến phức tạp. Điều này đặt ra những thách thức trong việc kiểm tra, kiểm soát về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
Nhiều ý kiến cho rằng tỷ lệ phương tiện đường thủy thực hiện đăng kiểm thấp sẽ đe dọa nguy cơ mất an toàn giao thông. Về vấn đề này, ông Trần Văn Thọ - Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết: "Theo quy định thì việc đăng ký phương tiện giao cho các tỉnh, các Sở GTVT, còn qua làm việc với các địa phương thì thấy rằng sở dĩ việc đăng ký phương tiện đạt tỷ lệ thấp như vậy trước hết cũng do vấn đề quản lý các phương tiện này ở các địa phương. Cùng với đó, một số phương tiện khi hoạt động thiếu đăng ký. Và vấn đề nữa là hiện nay việc nắm chính xác số lượng phương tiện thủy nội địa tồn tại và hoạt động cũng còn những bất cập, khó khăn".
Theo Danviet
Đình chỉ hàng loạt cán bộ liên quan vụ sập cầu Ghềnh, cầu An Thái Sáu lãnh đạo cảng vụ đường thủy và các đội thanh tra phải nhận án kỷ luật sau khi hai cây cầu huyết mạch ở Đồng Nai và Hải Dương bị phương tiện đâm sập. Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông Vận tải) vừa họp xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân sau tai nạn phương tiện đường thủy...