Dự án Nâng cấp Quốc lộ 10: Nhiều sai sót
Công bố kết luận Thanh tra Dự án nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn qua tỉnh Thái Bình theo hình thức BOT của Bộ GTVT đã chỉ ra nhiều sai sót tại đây.
Mô hình QL10 qua Thái Bình sau khi hoàn thiện
Dự án nâng cấp QL10 đoạn từ cầu La Uyên đến cầu Tân Đệ (Km92 900 – Km98 400) có chiều dài 5,5km, mặt cắt ngang đường 24m, thuộc địa phận tỉnh Thái Bình. Dự án có tổng mức đầu tư 352 tỷ đồng (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng), do Công ty CP Tasco làm chủ đầu tư.
Theo kết luận của Thanh tra Bộ GTVT, tính đến tháng 9-2013, công trình cửa ngõ tỉnh Thái Bình này vẫn chưa thể hoàn thành dù được khởi công từ tháng 10-2010. Theo hợp đồng gốc, tiến độ xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Tổng cục Đường bộ Việt Nam ấn định là 24 tháng. Tuy nhiên, do vướng mắc trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng triển khai nên các bên tham gia dự án đã phải gia hạn thời gian thi công đến ngày 31-12-2013.
Cụ thể, Tasco mới chỉ nghiệm thu và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng được 4,1/5,5 km chiều dài toàn dự án với giá trị giải ngân (không tính chi phí giải phóng mặt bằng) đạt khoảng 223,4 tỷ đồng. Điều đáng nói, trong khi công trình chưa hoàn thiện, nhà đầu tư đã tiến hành thu phí hoàn vốn với mức phí bằng 1,5 lần mức thu tiêu chuẩn do Bộ Tài chính ấn định. Dự kiến, với mức phí này, nhà đầu tư sẽ được thu phí hoàn vốn trong vòng 21,33 năm. Đặc biệt, Thanh tra Bộ GTVT cũng chỉ ra, dự án này có suất đầu tư lên tới 7 triệu USD (hơn 140 tỷ đồng)/1km.
Đối với công tác tổ chức, quản lý, thực hiện dự án của Tasco, đoàn Thanh tra cho rằng, việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng của nhà đầu tư là chưa triệt để. Cụ thể, việc ký kết các hợp đồng tín dụng phần vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án chậm hơn so với cam kết hợp đồng; công tác giải ngân có thay đổi so với tính toán trong phương án tài chính. “Tasco chưa thực hiện đầy đủ các loại báo cáo, không thường xuyên báo cáo theo định kỳ, hoặc đột xuất theo quy định hợp đồng”, Thanh tra Bộ GTVT nêu rõ.
Video đang HOT
Sai sót tài chính lớn nhất tại dự án này chính là khoản tiền 7,433 tỷ đồng mà Thanh tra Bộ GTVT yêu cầu UBND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – chủ đầu tư Tiểu dự án giải phóng mặt bằng phải thu hồi về ngân sách Nhà nước. Theo Thanh tra Bộ GTVT, việc thu nộp vào ngân sách địa phương số tiền 7,433 tỷ đồng sử dụng đất của các hộ tại Khu tái định cư thôn Đông An, xã Tự Tân của UBND huyện Vũ Thư là chưa phù hợp với quy định hiện hành. Chủ đầu tư Tiểu dự án giải phóng mặt bằng đã sử dụng vốn cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước để đền bù và xây dựng các khu tái định cư phục vụ dự án.
Được biết, thời hạn để các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo kết quả thực hiện Kết luận Thanh tra của Bộ GTVT được ấn định là trước ngày 31-12-2013.
Đầu tháng 10-2013, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng đã kiểm tra hiện trường Dự án nâng cấp QL10. Tại hiện trường dự án, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tasco – cho biết, trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn như điều kiện tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, giá cả lạm phát tăng cao… Nhưng với sự nỗ lực hết mình, với tiêu chí lấy chất lượng và niềm tin là mục đích phát triển và được sự hỗ trợ của ban ngành và nhân dân sở tại, đã cơ bản thực hiện dự án đúng tiến độ(?!)
Hải Dương
Theo ANTD
Chưa đền bù đã chặn dòng thủy điện Đồng Nai 2: Tài sản của dân ngập trong biển nước
Ngày 8.10, UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết, đã có báo cáo khẩn cấp về việc tích nước thủy điện Đồng Nai 2 làm ngập nhiều diện tích càphê, nhà cửa và tài sản khác của người dân hai xã Liên Hà và Tân Thanh. Điều đáng nói là tại lòng hồ thủy điện này, hiện vẫn còn cả trăm hộ dân chưa được đền bù nên chưa di dời.
Vội vàng tháo dỡ nhà cửa để "chạy lũ" lòng hồ.
Dân không kịp trở tay
Theo các cán bộ lãnh đạo huyện Lâm Hà, ngày 18.9, UBND huyện nhận được fax của chủ đầu tư - Cty cổ phần thủy điện Trung Nam - có nội dung về việc tích nước lòng hồ của thủy điện Đồng Nai 2 và huyện đã nhanh chóng có công điện gửi các xã và ban, ngành địa phương triển khai các biện pháp di dời người và tài sản ra khỏi lòng hồ.
"Tuy nhiên, do chặn dòng quá gấp (ngày 18.9 có bản fax thì ngày 21.9 đã chặn dòng) nên thật khó mà di dời cả trăm hộ dân cùng tài sản ra khỏi lòng hồ chỉ trong vài ngày được" - một lãnh đạo huyện Lâm Hà phản ánh.
Đặc biệt, trong mấy ngày qua, khi nước lòng hồ đã dâng cao và trời có mưa to nên UBND huyện Lâm Hà đã phải huy động đến hàng trăm người gồm quân đội, công an, dân quân cơ động... để giúp hơn 200 hộ dân di dời khỏi khu vực lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2, nhưng vẫn không kịp.
Ông Trần Đăng Sửu - Trưởng xóm Bến Đò, thôn Hà Lâm, xã Liên Hà - cho biết: "Khi nhận được lịch tích nước lòng hồ, tôi đã thông báo đến toàn thể bà con thuộc diện giải tỏa trong xóm phải di dời ngay nhưng thời gian quá ngắn, không thể nào tháo dỡ nhà cửa để di dời và thu hoạch nhanh hoa màu, cây trái (nhất là càphê). Với lại, trong xóm cũng còn rất nhiều hộ chưa nhận được tiền đền bù nên trước đây không thể di dời, khi nước dâng cao với tốc độ khá nhanh, không thể xử lý kịp".
Chưa trả tiền đền bù đã bắt dân di dời
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Lâm Hà, khi xây dựng thủy điện Đồng Nai 2 trên địa bàn của 3 xã Liên Hà, Tân Thanh và Đan Phượng, có 475ha đất của 297 hộ dân nằm trong diện giải tỏa với tổng kinh phí 134 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đến ngày tích nước, đơn vị chủ đầu tư chỉ mới thực hiện chi trả khoảng 76 tỉ đồng cho 156 hộ dân; nghĩa là vẫn còn hơn 140 hộ dân chưa nhận được tiền đền bù. Do chưa được nhận tiền đền bù hoặc đã nhận nhưng chưa đủ, nên đến ngày thủy điện Đồng Nai 2 tích nước, vẫn còn đến hơn 200 hộ dân chưa di dời nhà cửa và tài sản ra khỏi lòng hồ.
Báo cáo nhanh của UBND huyện Lâm Hà cho biết, ngoài một lượng lớn tài sản vật chất bị thiệt hại... thì việc tích nước hồ thủy điện Đồng Nai 2 còn làm cho khoảng 150ha càphê của dân bị chìm trong nước, trong đó có khoảng 70% diện tích chuẩn bị vào vụ thu hoạch (từ tháng 10-12.2013). Chỉ tính riêng càphê thì con số thiệt hại cũng đã lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Đến ngày 8.10, mực nước hồ thủy điện Đồng Nai 2 đã đạt đến mực nước chết - cao trình 665m. Do vậy, công việc di dời tài sản và thu hoạch càphê đã trở nên vô phương; mọi thứ tài sản đã chìm trong lòng hồ, trở nên vĩnh viễn nằm trong nước.
Công trình thủy điện Đồng Nai 2 được xây dựng trên sông Đa Dâng, thuộc thủy điện bậc thang thứ ba trong quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai. Công trình có tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng, do Cty cổ phần thủy điện Trung Nam làm chủ đầu tư, có công suất lắp máy 73,5MW, mỗi năm cung cấp khoảng 275 triệu kWh điện.
Theo Laodong
Sếp công ty công ích lương bạc tỉ: Người thừa nhận, kẻ "kêu oan" Hiện các doanh nghiệp công ích bị UBND TP "chỉ mặt" chi lương "khủng" cho sếp sai quy định đang cố gắng trả lại tiền chi sai và thực hiện các chỉ đạo khôi phục quyền lợi cho người lao động của Phó chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà. Chiều 28/8, lãnh đạo công ty Công viên cây xanh TPHCM đã có...