Dự án làm lại cuộc đời dành cho những tội phạm nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc
Dự án phụ trách đào tạo và hỗ trợ tài chính để các cựu tù nhân có thể bắt đầu công việc mới với một cuộc sống mới, giúp họ không đi vào vết xe đổ.
Cao Yongsheng (giữa) chăm lo hậu sự cho người đã khuất sau khi ra tù. Ảnh: AFP
Từng ngồi tù 17 năm vì tội giết người, Cao Yongsheng hiện kiếm sống bằng nghề làm dịch vụ tang lễ. Cao cho biết công việc này cho phép ông đem đến sự an ủi cho những người đã khuất và chuộc lại tội ác của mình.
Làm trong dịch vụ tang lễ, những người như ông Cao thường xuyên nhận được cuộc gọi vào lúc nửa đêm từ gia đình có người mất, nhận tắm rửa và mặc quần áo cho người quá cố, rồi đưa thi thể đến lò hỏa táng.
Công việc này là một phần trong dự án cải tạo, giúp đỡ các cựu tù nhân của tổ chức “Mama Waves You Off to Heaven” (Mẹ tiễn lên thiên đường), trong bối cảnh Trung Quốc còn thiếu các dự án giúp những người từng “lầm đường lạc lối” trở về hoà nhập với xã hội. Nhiều cựu tội phạm cho biết việc thiếu các chương trình cải tạo, đào tạo kỹ năng và chính thái độ phân biệt đối xử trong xã hội đã đẩy họ đến việc tái phạm sau khi ra tù.
“Đối với tôi, đây là một kiểu xá tội tâm linh”, người đàn ông 56 tuổi liếc nhìn quanh nhà tang lễ – nơi mình làm việc – ở thành phố Thẩm Dương, Đông Bắc Trung Quốc. Các kệ chất đầy quan tài, nhang và tiền vàng.
Tổ chức trên cho biết đây là sáng kiến duy nhất ở Trung Quốc tập trung vào việc cải tạo những người phạm tội nghiêm trọng, những người phải ngồi tù từ 10 năm trở lên. Dự án do các tình nguyện viên điều hành sẽ phụ trách đào tạo và hỗ trợ tài chính để các cựu tù nhân có thể bắt đầu công việc mới với một cuộc sống mới, giúp họ không đi vào vết xe đổ.
Video đang HOT
Ông Cao chia sẻ dự án này giúp ông không còn gặp phải những công việc bấp bênh và thu nhập không ổn định, có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và cảm thấy gắn bó sâu sắc với cộng đồng. “Đó là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi. Nếu không có dự án này, có lẽ không có tôi của ngày hôm nay”, ông Cao bày tỏ.
Kể từ khi thành lập cách đây 5 năm, dự án đã thu nhận hơn 50 cựu tù nhân. Những người tham gia nói rằng họ rất vui khi có một công việc ổn định. Sun Fengjun cho biết anh đã có một khoảng thời gian khó khăn sau khi được trả tự do vào năm 2013. Ngồi tù 20 năm vì tội hành hung, chớp mắt một cái Sun đã bước vào một xã hội bị biến đổi bởi sự bùng nổ kinh tế nhanh chóng.
“Tôi thậm chí không biết dùng điện thoại. Tôi không có gia đình, không còn gì hết. Chỉ có sự tự ti”, cựu tù nhân 52 tuổi nói. Không có kỹ năng, ông Sun còn khiến nhiều nhà tuyển dụng ái ngại khi thấy ông từng phạm tội.
Luật pháp Trung Quốc đề ra các nhà tù nên là nơi biến những kẻ phạm tội thành những công dân tuân thủ luật pháp thông qua sự kết hợp giữa trừng phạt và cải tạo, giáo dục và lao động. Tuy nhiên, các nhà vận động cho hay các tù nhân thường được đưa vào làm việc trong lĩnh vực sản xuất, học nghề nhưng hiếm khi học được các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống ở bên ngoài sau khi ra tù.
Theo Fu Guangrong – một nữ luật sư 69 tuổi kiêm người sáng lập chương trình, với nỗ lực làm việc chăm chỉ và phục vụ tốt, những cựu tù nhân có thể nhận được sự chấp thuận của người khác trong xã hội.
Li Shuang (45 tuổi) , cựu tù nhân tham gia dự án, cho biết trở thành một nhân viên nhà tang lễ đã giúp ông kiếm đủ tiền để hỗ trợ gia đình đồng thời khiến tâm hồn ông thanh thản. Li được trả tự do vào năm 2012 sau khi thụ án hơn 14 năm vì các tội danh bao gồm tấn công và cướp có vũ trang. “Chúng tôi còn trẻ và mắc sai lầm. Đường đời của chúng tôi gặp khúc ngoặt ở giữa. Bây giờ chúng tôi muốn chiến đấu trở lại, với hy vọng xã hội sẽ không coi thường chúng tôi”, Li bày tỏ mong muốn.
Bắc Kinh xác nhận khinh khí cầu xuất hiện ở Mỹ Latinh là của Trung Quốc
Ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận khinh khí cầu xuất hiện ở Mỹ Latinh là khí cầu phục vụ mục đích dân sự của nước này.
Khí cầu của Trung Quốc trôi trên biển sau khi bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển Surfside Beach, Nam Carolina, ngày 4/2. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi xác nhận khí cầu không người lái là của Trung Quốc. Bị ảnh hưởng bởi thời tiết, với khả năng cơ động hạn chế, khinh khí cầu đã đi chệch hướng nghiêm trọng so với lộ trình dự kiến và vô tình đi vào không phận Mỹ Latinh và Caribe", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố ngày 6/2.
Bà Mao Ninh khẳng định Trung Quốc là quốc gia có trách nhiệm và luôn tuân thủ luật pháp quốc tế.
"Chúng tôi đã liên lạc với các bên liên quan và đang đưa ra giải pháp xử lý phù hợp, đồng thời sẽ không gây ra bất kỳ mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào", bà nói.
Trước đó, ngày 4/2, Lực lượng không quân Colombia tuyên bố họ đã phát hiện vật thể có đặc điểm giống với khí cầu bay trên không phận nước này. Lầu Năm Góc hôm 3/2 cho biết họ cũng phát hiện một khinh khí cầu nghi của Trung Quốc bay qua Mỹ Latinh.
Theo kênh DW của Đức, tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi Mỹ bắn hạ khí cầu của Trung Quốc bay trên không phận nước này ở khu vực ngoài khơi Carolina hôm 4/2.
Ngay sau khi bắn hạ khinh khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc, hôm 5/2, Quân đội Mỹ cho biết giới chức đang tìm kiếm các mảnh vỡ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.
Tướng Glen Van Herck, Chỉ huy Bộ tư lệnh Phòng thủ Hàng không vũ trụ Bắc Mỹ và Bộ tư lệnh phương Bắc của Mỹ (NORTHCOM) cho biết hải quân nước này đang tìm kiến thu nhặt các mảnh vỡ khinh khí cầu bị hắn hạ. Trong khi đó, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ đang đảm bảo an ninh cho hoạt động này.
"Các thành viên của Quân đội Mỹ đang phối hợp để thu thập các mảnh vỡ. Tuy nhiên, các mảnh vỡ có thể trôi dạt vào bờ biển", tuyên bố của Sở Cảnh sát hạt Horry cho biết.
Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Pete Buttigieg ,các mảnh vỡ của khí cầu nằm rải rác trên khu vực biển rộng khoảng 11 km. Giới chức thực thi pháp luật cảnh báo người dân không nhặt mảnh vỡ và liên hệ cho cơ quan chức năng nếu phát hiện vật thể.
Kênh CNN dẫn lời quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết nhiều tàu Hải quân và Cảnh sát biển Mỹ đang làm việc trong khu vực và bảo vệ hiện trường. Trước đó, ngày 2/2, Lầu Năm Góc tuyên bố họ đang theo dõi khinh khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ trong nhiều ngày.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết khinh khí cầu này đang tìm cách do thám các địa điểm chiến lược ở lục địa Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đây là khí cầu được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, chủ yếu là nghiên cứu khí tượng. Tuyên bố khẳng định việc khinh khí cầu dân sự này xuất hiện trong không phận Mỹ là ngoài ý muốn, do ảnh hưởng của gió và khả năng tự điều chỉnh hạn chế nên khinh khí cầu đã đi chệch hướng quá xa so với lộ trình dự kiến.
Đến ngày 4/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho tiêm kích chiến đấu F-22 sử dụng tên lửa đối không để bắn hạ khí cầu của Trung Quốc khi nó đang bay trên biển.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 5/2 ra tuyên bố bày tỏ "hết sức bất bình và phản đối việc Mỹ sử dụng vũ lực tấn công khinh khí cầu dân sự". Tuyên bố nhấn mạnh động thái này của Mỹ là "hành động quá mức và vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế".
Công ty ở Trung Quốc gây tranh cãi vì không tuyển người đã mắc COVID-19 Một số công ty ở Thượng Hải đã bị cáo buộc từ chối tuyển dụng người từng mắc COVID-19, thậm chí cả những người làm việc ở các trung tâm cách ly tập trung. Hội chợ việc làm tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã Theo phương tiện truyền thông địa phương, công ty Pudong New...