Dự án khu A công viên Yên Sở: Một khu đất, hai chế độ đền bù
Trong quá trình xác minh, tìm hiểu việc thu hồi đất của 11 hộ xã viên HTX Bình Minh phục vụ cho Dự án khu A Công viên Yên Sở, mặc dù đã cố gắng liên lạc với UBND phường Thịnh Liệt nhưng phóng viên ANTĐ rất khó khăn trong việc tiếp cận ông chủ tịch UBND phường. Trong khi đó, những văn bản trả lời của UBND quận Hoàng Mai về vấn đề này càng khiến cho sự việc rối như một mớ bòng bong.
Những dãy nhà của xã viên HTX Bình Minh sẽ bị thu hồi, không đền bù
Càng gỡ càng rối
Giải thích lý do 11 hộ dân của HTX Bình Minh không được nhận tiền đền bù, thay vì xem xét lại kiến nghị chính đáng của người dân và kiểm tra tính xác thực những báo cáo của UBND phường thì quận Hoàng Mai lại gần như trích dẫn y nguyên những báo cáo của UBND phường gửi lên. Theo đó, 1 vị cán bộ của UBND quận cung cấp cho phóng viên một văn bản trả lời đại ý: “Những biên bản xác nhận nguồn gốc đất của UBND phường Thịnh Liệt chính là cơ sở để Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư quận xây dựng phương án đền bù”. Dường như UBND quận Hoàng Mai không nhận ra rằng, chính những biên bản xác nhận ấy đang khiến người dân phản ứng gay gắt. Đặc biệt là ở khâu kết luận về nguồn gốc đất, UBND quận Hoàng Mai cũng đồng quan điểm như cấp dưới: “Đất này đã bàn giao cho Dự án Thoát nước Hà Nội quản lý diện tích 1.721m2 theo biên bản bàn giao giữa UBND xã Thịnh Liệt và BQL Dự án từ ngày 10-4-1998″.
Tuy nhiên khi phóng viên lập luận: “Đặt giả thuyết là đất của HTX Bình Minh và xã viên đã bàn giao cho BQL Dự án Thoát nước từ năm 1998 đúng như phường Thịnh Liệt và quận Hoàng Mai kết luận thì tại sao 10 năm sau (tức là năm 2008) khi GPMB đường vành đai 3 quận Hoàng Mai vẫn tiếp tục bồi thường và tái định cư cho 13 hộ dân của HTX Bình Minh bị lấy đất? Phải chăng cùng 1 khu đất nhưng có những hộ dân được bồi thường tới 2 lần?”. Trước câu hỏi này, vị cán bộ tỏ ra lúng túng và tạm nhận định bằng quan điểm: “Có lẽ mỗi một dự án có đặc thù riêng”(?).
Như vậy, ở đây chỉ có thể xảy ra 2 khả năng: Một là đất của họ chưa bao giờ được bàn giao cho BQL Dự án Thoát nước Hà Nội. Hai là, đất đã được “ai đó” bàn giao khống và đã ký nhận tiền bồi thường thay cho tất cả các xã viên. Nếu giả thuyết 1 đúng thì UBND phường Thịnh Liệt phải xem xét lại hồ sơ đất của các xã viên và HTX Bình Minh để có phương án bồi thường như năm 2006 thành phố Hà Nội đã từng làm để giải phóng đường vành đai 3 (khi đó UBND thành phố đã bồi thường và tái đinh cư cho 13 hộ xã viên bị thu hồi đất). Nếu giả thuyết thứ 2 đúng thì phải mời ngay cơ quan công an điều tra xem ai là người đã bàn giao đất và lấy trọn bộ số tiền đền bù mà đáng lẽ các xã viên HTX Bình Minh phải được hưởng.
Video đang HOT
Những câu hỏi chưa lời đáp
Cũng trong buổi làm việc với UBND quận, phóng viên đặt vấn đề: Đề nghị UBND quận cung cấp biên bản bàn giao đất của HTX Bình Minh cho BQL Dự án thoát nước Hà Nội từ năm 1998 như đã kết luận đồng thời kiểm tra lại danh sách những hộ dân đã nhận tiền ngày đó xem có tên của các xã viên HTX Bình Minh hay không? Tuy nhiên vị cán bộ này từ chối vì “dưới phường họ lưu trữ đầy đủ hồ sơ hơn, đề nghị các anh xuống đó tìm hiểu”.
Mặc dù vậy, trong quá trình tìm hiểu, phóng viên đã tìm được biên bản bàn giao đất cho BQL Dự án thoát nước 10-4-1998. Điều bất ngờ nhất khi xem xét biên bản này, chúng tôi phát hiện biên bản đó chẳng có tí nào liên quan đến các xã viên và HTX Bình Minh như UBND quận và UBND phường đã báo cáo. Thực tế nó là biên bản giao nhận đất của một HTX hoàn toàn khác có tên là HTX Nông nghiệp Thịnh Liệt do ông Bùi Văn Toàn là chủ nhiệm. Nói cách khác ở đây rõ ràng đã có sự lập lờ đánh tráo giữa 2 HTX này để đẩy các xã viên HTX Bình Minh vào thế “không ăn ốc vẫn phải đổ vỏ”.
Cần nói thêm rằng, vào thời điểm năm 1998, khi đó quận Hoàng Mai chưa được thành lập thì HTX Bình Minh thuộc sự quản lý của xã Yên Sở và HTX nông nghiệp Thịnh Liệt nói trên thuộc xã Thịnh Liệt. Sở dĩ phải khẳng định như vậy vì đó chính là cơ sở hết sức rõ ràng khi kết luận rằng, năm 1998 xã Thịnh Liệt chẳng có quyền hành gì để mà thu hồi đất của HTX Bình Minh mà họ không hề được quản lý, để rồi sau đó bàn giao lại cho BQL Dự án thoát nước. Thậm chí đặt giả thuyết là HTX Bình Minh có bàn giao đất đi chăng nữa thì lúc đó ông Vũ Xuân Hiền là chủ nhiệm phải ký vào các giấy tờ liên quan. Đằng này biên bản chẳng hề thể hiện điều này nên đương nhiên việc lấy một biên bản chẳng liên quan gì đến HTX Bình Minh để làm cơ sở cho việc thu hồi đất của họ là cực kỳ vô lý. Vậy đâu là sự thực về việc cố tình thu hồi đất không bồi thường cho xã viên và HTX Bình Minh? Chúng tôi sẽ tìm hiểu và tiếp tục phản ánh tới bạn đọc.
Theo ANTD
Cấp CMND theo công nghệ mới: Đơn giản, nhanh gọn, văn minh
Ngày đầu triển khai cấp CMND theo công nghệ mới ở Hà Nội, phóng viên ANTĐ ghi nhận thủ tục cấp CMND cho người dân thật đơn giản, nhanh gọn và văn minh tại 4 đơn vị được CATP Hà Nội lựa chọn tổ chức thực hiện đầu tiên. Đó là Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an các quận Hoàng Mai, Tây Hồ và CAH Từ Liêm.
Hướng dẫn người dân lăn dấu vân tay theo công nghệ mới ở Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH
Gặp ông Nguyễn Văn Sự (SN 1956) trú ở phường Yên Phụ tại trụ sở tiếp dân làm CMND ở CAQ Tây Hồ, phóng viên ANTĐ được ông vui vẻ cho biết, khi nghe thông tin về việc cấp CMND theo công nghệ mới, nhân việc chuyển hộ khẩu của gia đình từ quận Đống Đa về quận Tây Hồ, ông đã đưa cả vợ tới làm CMND theo địa chỉ cư trú mới ở phường Yên Phụ.
Đưa ra nhận xét về mẫu mã của CMND mới, ông Sự cho biết, so với cũ đẹp hơn, được làm bằng nhựa sẽ bền hơn, việc làm thủ tục nhanh gọn từ kê khai, lấy mẫu vân tay, chụp ảnh chỉ trong vòng 15 phút, ông Sự cũng rất hài lòng về thái độ niềm nở của CBCS tiếp dân "Hai đứa con tôi chiều nay sẽ đến CAQ Tây Hồ làm CMND theo công nghệ mới"- Ông Sự hồ hởi khi chia tay với PV ANTĐ. Thượng tá Ngô Chí Cường, Phó trưởng CAQ Tây Hồ cho biết, xác định là một trong số các đơn vị đầu tiên ở Hà Nội được lựa chọn việc thực hiện cấp CMND theo công nghệ mới, CAQ Tây Hồ đã chủ động tuyên truyền cho người dân biết để thực hiện trong đó lưu ý tuyên truyền lưu hành song hành CMND cũ và CMND mới để người dân yên tâm. Cùng với việc tuyên truyền, CAQ Tây Hồ cũng đã bố trí địa điểm mới khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến làm thủ tục nhanh, gọn. Tính đến 15h ngày 21-9, CAQ Tây Hồ đã giải quyết cấp CMND theo công nghệ mới cho 22 trường hợp.
Tại trụ sở tiếp dân làm CMND ở CAQ Hoàng Mai, PV ANTĐ được chị Nguyễn Bích Thủy trú ở phường Thịnh Liệt cho hay không thấy phiền hà việc đưa tên bố, mẹ vào "thông tin" của CMND mới, bởi theo chị Thủy thì có bố, mẹ "đồng hành" cùng với giấy tờ tùy thân đi theo suốt cuộc đời của chị là điều hãnh diện, tự hào. Cũng như ông Sự ở quận Tây Hồ, chị Thủy rất hài lòng với mẫu mã, chất liệu của CMND mới rất văn minh và hội nhập với thế giới. "Nếu có điều kiện, CMND được bổ sung thêm phần nhóm máu, gene sẽ thuận tiện hơn cho người dân trong cuộc sống" - Chị Thủy bày tỏ mong muốn.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ cùng các đại biểu tham quan hệ thống sản xuất cấp
và quản lý CMND tại Trung tâm CMND quốc gia
Được biết, ngày đầu triển khai thực hiện cấp CMND theo công nghệ mới là thứ sáu (theo lịch tiếp dân của CAQ thì ngày thứ sáu không tiếp dân làm CMND), có thể người dân chưa nắm được lịch nên trong buổi sáng chỉ có 15 trường hợp đến làm thủ tục cấp CMND theo công nghệ mới. Tại CAH Từ Liêm, việc cấp CMND theo công nghệ mới được tiến hành gián tiếp qua việc quét tờ khai, không thu nhận thông tin trực tiếp bằng máy như ở Công an các quận Tây Hồ và Hoàng Mai, nhưng đội ngũ CBCS tiếp dân tại đây đã giải quyết nhanh các thủ tục cấp CMND cho 50 trường hợp theo công nghệ mới trong buổi sáng 21-9.
Tới Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Đội phó Đội CMND Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, trước khi triển khai cấp CMND theo công nghệ mới, đội ngũ tiếp dân của đơn vị và CAQ, huyện được lựa chọn đầu tiên thực hiện đã được tập huấn, làm chủ công nghệ nhận dạng vân tay tự động trên máy với tốc độ nhanh và chính xác cao, đảm bảo việc cấp CMND được đúng người. Trước đây, việc nhận dạng vân tay người dân còn thủ công (lăn vân tay bằng mực) không tránh khỏi việc người dân chùi bẩn lên tường, gây mất mỹ quan nơi công sở nên đơn vị thường xuyên phải quét vôi, xóa vết bẩn tại nơi tiếp dân làm CMND. "Với việc cấp CMND theo công nghệ mới trên mạng máy tính thay thế cho thủ công không chỉ tạo điều kiện cho nhân dân đến làm thủ tục nhanh gọn, mà còn tạo thuận lợi và rút ngắn phần việc cho CBCS trực tiếp làm công tác cấp CMND"- Đội phó Nguyễn Thị Thu Hằng khẳng định.
Mẫu chứng minh thư mới in họ tên bố mẹ
"Phù hợp với xu thế chung của thế giới"
Sáng qua 21-9, tới dự Hội nghị triển khai thí điểm dự án cấp CMND mới cho công dân tổ chức tại Trung tâm CMND quốc gia thuộc Cục Cảnh sát QLHC về TTATXH Bộ Công an, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tuyên bố chính thức triển khai thực hiện cấp CMND theo công nghệ mới. Theo đó, kể từ 21-9-2012, Bộ Công an sẽ tổ chức cấp CMND theo công nghệ mới tại Hà Nội và sau đó sẽ tiếp tục triển khai cấp ở các địa phương khác.
Khẳng định việc sản xuất, cấp và quản lý CMND trên hệ thống mạng máy tính và các công nghệ, thiết bị hiện đại sẽ đổi mới hoàn toàn công tác cấp và quản lý CMND tạo ra hình thức, phương pháp mới trong việc khai thác dữ liệu phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành Công an, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đã nêu rõ ý nghĩa của việc thay đổi căn bản mẫu CMND từ việc sử dụng thẻ giấy chuyển sang thẻ nhựa, nhỏ gọn, thân thiện, thuận lợi trong việc bảo quản sử dụng, phù hợp với xu thế chung của thế giới và việc tiếp dân làm thủ tục cấp CMND đơn giản, văn minh hơn. Để triển khai tốt dự án này, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ yêu cầu các Tổng cục liên quan và các đơn vị, địa phương có lộ trình và bước đi cụ thể để triển khai đồng bộ trên toàn quốc, rút ngắn thời gian lưu hành song hành chứng minh thư cũ và chứng thư mới sớm tham mưu cho Bộ Công an sửa đổi các quy định không phù hợp, chấm dứt tình trạng một người có nhiều số, nhiều CMND dẫn đến kẽ hở để tội phạm lợi dụng.
CMND được sản xuất theo công nghệ mới (có 12 số tự nhiên) và CMND đã được cấp cho công dân theo mẫu cũ (có 9 số tự nhiên) đều có giá trị sử dụng như nhau.
Theo ANTD
Dự án khu A công viên Yên Sở: Tù mù phương án đền bù Năm 2008, tại khu đất này, khi Nhà nước giải phóng mặt bằng lấy một nửa đất làm dự án đường vành đai 3, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản cho người dân được hưởng chính sách đền bù và tái định cư. Vậy mà 4 năm sau, quận Hoàng Mai tiếp tục thu hồi nốt phần còn lại và...