Dự án khẩu hiệu gần 11 tỷ đồng: Công ty Anh Kỳ ‘đánh đâu trúng đó’ khắp Hòa Bình
Hàng chục gói thầu Công ty Anh Kỳ đã trúng thời gian qua cho thấy doanh nghiệp này thực sự là “ông lớn” trong lĩnh vực xây lắp tại Hòa Bình.
Theo tìm hiểu của VTC News, từ đầu năm 2020, doanh nghiệp này trúng 3 gói thầu, trong đó 2 gói giá trị trên 10 tỷ đồng. Tháng 4/2020, doanh nghiệp này trúng gói thầu Thi công xây lắp và thiết bị công trình tại Dự án Cải tạo, sửa chữa Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình. Gần nhất, công ty này trúng gói thầu Thi công xây lắp và cung cấp thiết bị công trình tại Dự án cải tạo Thư viện tỉnh cũ thành Bảo tàng tỉnh Hòa Bình với giá hơn 12,8 tỷ đồng. Hai gói thầu này Chủ đầu tư đều là Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hòa Bình.
Đánh đâu trúng đó
UBND tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản gửi các sở ngành yêu cầu làm rõ phản ánh về Dự án Lắp dựng khẩu hiệu tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi Ông Tượng. Đây là công trình do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp. Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Anh Kỳ (Công ty Anh Kỳ, Đường Cù Chính Lan, Phường Đồng Tiến, TP Hoà Bình, Tỉnh Hòa Bình) là doanh nghiệp trúng thầu phần xây lắp với giá trị 10.000.285.000 đồng.
Khu vực lắp dựng khẩu hiệu tại đồi ông Tượng. (Ảnh: Mùi Sơn)
Nhưng theo tìm hiểu, ngoài công trình này, Công ty Anh Kỳ trong 4 năm gần đây liên tục trúng thầu nhiều gói xây lắp khác tại Hòa Bình. Theo đó, gần nhất, công ty này trúng gói thầu Thi công xây lắp và cung cấp thiết bị công trình tại Dự án cải tạo Thư viện tỉnh cũ thành Bảo tàng tỉnh Hòa Bình với giá hơn 12,8 tỷ đồng. Chủ đầu tư cũng là Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hòa Bình.
Trước đó, tháng 7/2020, Công ty Anh Kỳ trúng gói thầu Thi công xây lắp công trình tại Dự án Trường Trung học cơ sở Tiền Phong (huyện Đà Bắc) với giá hơn 8,7 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án này là Ban Quản lý dự án Xây dựng cơ bản huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Tháng 4/2020, cũng doanh nghiệp này trúng gói thầu Thi công xây lắp và thiết bị công trình tại Dự án Cải tạo, sửa chữa Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình. Giá trúng thầu gói này là hơn 13,07 tỷ đồng. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tiếp tục là chủ đầu tư dự án.
Video đang HOT
Ngoài ra, Công ty Anh Kỳ cũng trúng các gói thầu khác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình, Ban quản lý dự án Cải tạo, xây dựng bổ sung kho lưu trữ tài liệu, đề tài, dự án và các hạng mục phụ trợ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình, Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình, Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tân lạc…
Đáng chú ý, Công ty Anh Kỳ gần như tham gia đâu trúng thầu đấy. Từ tháng 7/2016 đến nay, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Anh Kỳ tham gia 11 gói thầu tại tỉnh Hòa Bình thì trúng 10 gói, 1 gói chưa có kết quả. Bên cạnh đó, đa số chủ đầu tư là Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hòa Bình.
Ông chủ doanh nghiệp là ai?
Công ty Anh Kỳ thành lập từ 10/2000, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là bán buôn ô tô và xe có động cơ khác. Doanh nghiệp cho biết đang khai thác Tổ hợp trung tâm thương mại và giải trí AP PLA, nhà hàng, hội nghị, chuỗi các cửa hàng xe ô tô, xe gắn máy uỷ quyền của các hãng xe hàng đầu Nhật Bản, Itatya…
Bên cạnh đó, Công ty Anh Kỳ được quảng bá là chủ đầu tư các Dự án Khu đô thị mới, đô thị sinh thái đang được triển khai mạnh mẽ…
Theo tìm hiểu, Giám đốc công ty Anh Kỳ là ông Đàm Anh Kỳ. Ông Kỳ hiện đang là Phó Chủ tịch Ban Thương vụ Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình và Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình Khóa II (nhiệm kỳ 2015 – 2020).
Ngoài ra, ông Kỳ còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Anh Phong (hoạt động chính lĩnh vực bán lẻ trong các siêu thị, trung tâm thương mại).
Ông Kỳ cũng có tên trong danh sách người đại diện Công ty cổ phần Phát triển Nhà An Cư Thành Phố (trụ sở chính tại Gò Vấp, TP.HCM). Theo giới thiệu, công ty này chuyên kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo làm rõ
Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình có văn bản gửi Sở Xây dựng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL); Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Hòa Bình, làm rõ phản ánh của cơ quan báo chí về dự án “Lắp dựng khẩu hiệu tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi Ông Tượng”.
Theo đó, tỉnh Hòa Bình giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở VH-TT-DL; Sở KH-ĐT và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát lại các nội dung báo chí đã phản ánh, thống nhất ý kiến đề xuất, trình Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/9.
Dư luận trước đó xôn xao trước thông tin tỉnh Hòa Bình chi 10,99 tỷ đồng lắp đặt khẩu hiệu lớn với 11 chữ trên đồi Ông Tượng có chiều cao chữ cái 10m, rộng 1,4m, độ dày chữ 0,6m. Vốn đầu tư của dự án sử dụng từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế của tỉnh.
Vụ chi hơn 10 tỉ đồng dựng khẩu hiệu 11 chữ: Công trình mang ý nghĩa nhân văn
Theo lãnh đạo Sở KH-ĐT tỉnh Hòa Bình, công trình lắp đặt khẩu hiệu 11 chữ hết hơn 10 tỉ đồng là công trình mang ý nghĩa nhân văn, việc xây dựng là cần thiết, trước khi xây dựng đã được cơ quan chuyện môn thẩm định đúng quy định.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình, cho biết sáng nay 28-9, lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình có kế hoạch kiểm tra, rà soát lại công trình xây lắp khẩu hiệu tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi Ông Tượng (phường Phương Lâm, TP Hòa Bình) đang gây xôn xao dư luận những ngày qua khi công trình có 11 chữ nhưng tỉnh này chi hơn 10 tỉ đồng để xây lắp.
Công trình lắp đặt 11 chữ tạo cảnh quan trên đồi Ông Tượng
Liên quan đến vụ việc này, theo tìm hiểu, trong đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày vào tháng 10-2017 đã xảy ra sạt trượt nghiêm trọng tại phía đông đồi Ông Tượng và khu vực phường Chăm Mát (nay là phường Thống Nhất), phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Đặc biệt, khu vực trụ sở các cơ quan của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nằm bên sườn phía đông đồi Ông Tượng, trên mái dốc xuất hiện 18 vết nứt.
Nhằm bảo vệ các cơ quan của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và người dân sinh sống trong khu vực, mà còn bảo đảm an toàn cho đập thủy điện Hòa Bình và quốc lộ 6, đoạn qua địa bàn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và ráo riết chỉ đạo triển khai Dự án xử lý khẩn cấp khối sạt trượt các khu vực phía đông đồi Ông Tượng và tại phường Chăm Mát (cũ), phường Thái Bình.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 340 tỉ đồng, thời gian khởi công, hoàn thành từ tháng 4-2018 đến tháng 12-2020. Tuy nhiên, theo yêu cầu mang tính cấp bách thì dự án đang rất chậm tiến độ do thiếu vốn. UBND tỉnh Hòa Bình đã có nhiều văn bản đề nghị với Chính phủ và các bộ, ngành hỗ trợ kinh phí để thi công công trình.
Đáng nói, khi dự án này chưa hoàn thành, bàn giao thì tỉnh Hòa Bình lại đồng ý cho xây dựng dự án lắp đặt 11 khẩu hiệu chồng lên dự án chống sạt lở đang triển khai dang dở.
Trả lời Báo Người Lao Động vào chiều ngày 27-9, ông Quách Tất Liêm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Hòa Bình cho biết việc xây dựng khẩu hiệu (11 chữ trên đồi Ông Tượng - PV) mang ý nghĩa giáo dục chính trị đối với cán bộ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đây là công trình mang ý nghĩa nhân văn, vừa tạo cảnh quan.
Công trình đang gây nhiều ý kiến trái chiều về sự lãng phí, phô trương
"Công trình nằm trên đồi cao dễ quan sát, bất cứ ai di chuyển theo đường Trần Hưng Đạo đều có thể quan sát dễ dàng cho nên việc xây dựng là rất cần thiết. Công trình đảm bảo đúng đơn giá, quy trình của nhà nước, trước khi xây dựng đã được cơ quan chuyện môn thẩm định đúng quy định"- ông Liêm khẳng định.
Khi được hỏi dự án trên chồng lấn với một dự án khác chưa thực hiện xong, ông Liêm khẳng định có việc đó. "Đúng là công trình có chồng lấn với Dự án Khẩn cấp chống sạt, trượt đồi Ông Tượng. Khi Sở thẩm định tôi cũng đã cho ý kiến về nội dung này, vì dự án cũ đang xây dựng chưa nghiệm thu bàn giao, cho nên các cơ quan chuyên môn khi làm là phải tính toán đến việc có tác động đến dự án cũ hay không, bởi dự án cũ là khung chịu lực và lớp chống thấm bề mặt để hạn chế sạt trượt".
Như Báo Người Lao Động, dư luận tại tỉnh Hòa Bình cũng như cả nước những ngày qua xôn xao trước thông tin tỉnh Hòa Bình chi hơn 10 tỉ đồng lắp đặt dòng chữ lớn với 11 chữ, tương đương mỗi chữ gần 1 tỉ đồng trên 1 ngọn đồi gần Cơ quan Tỉnh ủy Hòa Bình. Thông tin trên đã nhanh chóng được chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng Hòa Bình là một tỉnh còn nghèo, khó khăn. Vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn về điện, đường, trường, trạm... giá như số tiền đó dành cho việc làm đường, trường, trạm thì tốt.
Tai nạn giữa ô tô khách và xe đầu kéo, QL6 ùn tắc khoảng 4km trong đêm Một vụ TNGT vừa xảy ra trên tuyến QL6 đoạn giáp ranh giữa Hòa Bình và Sơn La, khiến giao thông ùn tắc khoảng 4km 2 chiều. Hiện trường vụ tai nạn Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23h ngày 28/3 /2020 tại Km 149 900 QL6, đoạn qua địa phận xã Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh...