Dự án KDL Thác BạcSuối Sao: DN cam kết thực hiện kết luận thanh tra
Kết luận thanh tra của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, tại dự án khu du lịch sinh thái Thác Bạc – Suối Sao không có hiện tượng phá rừng để xây dựng khu du lịch và chỉ có 12 công trình trong tổng số 48 công trình xây dựng có hành vi vi phạm, các công trình này chủ yếu là là các công trình có quy mô nhỏ đã được xây dựng từ lâu và hiện đang xuống cấp.
Không có hoạt động du lịch tâm linh
Thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về việc xác minh, kiểm tra, xử lý theo thông tin phản ánh của Báo điện tử Dân Việt nêu tại Dự án Khu du lịch Thác Bạc Suối Sao do Công ty CP Du lịch KOVA làm Nhà đầu tư thuộc địa bàn huyện Thạch Thất, Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo kết quả.
Cụ thể, báo cáo số 180/BC-SXD do Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục ký ngày 31/5/2019 cho biết, trong tổng số 48 công trình xây dựng tại dự án, có 39 công trình đã đầu tư xây dựng trong giai đoạn I (2002-2007). Có 12 công trình đã vi phạm trật tự xây dựng (3 công trình xây mới, 3 công trình sửa chữa, 6 công trình chưa thống kê đầy đủ, thiếu sót).
Dự án Khu du lịch Thác Bạc – Suối Sao do Công ty CP Du lịch KOVA (trước đây là Công ty CP Phú Bình) làm chủ đầu tư, đã được triển khai đầu tư xây dựng từ năm 2002 và được chia làm 2 giai đoạn thực hiện.
Đối với các công trình vi phạm, ngay sau khi có phản ánh của cơ quan báo chí và chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn kiểm tra, lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính và ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Các công trình vi phạm gồm: nhà vệ sinh; nhà cổng; nhà bảo vệ (công trình xây mới), đền Tứ Trấn; Khu quầy 2; Tòa tháp (công trình cải tạo, sữa chữa).
“Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế, kết quả xem xét hồ sơ, tài liệu do Chủ đầu tư (CĐT) và các đơn vị có liên quan cung cấp, nội dung phản ánh của cơ quan báo chí. Việc triển khai đầu tư xây dựng của CĐT có hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng và việc xây dựng các công trình kiến trúc tâm linh là có cơ sở”, báo cáo nêu rõ.
Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho thấy, tại thời điểm kiểm tra, những khu vực, địa điểm xây dựng được kiểm tra, Đoàn kiểm tra nhận thấy “không có dấu hiệu vi phạm công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, chặt phá rừng và hoạt động tâm linh”.
Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, hiện trường đầu tư xây dựng dự án không có hiện tượng tập kết rác thải, phế thải và không có bãi đổ vật liệu bừa bãi. Đoàn kiểm tra cũng không nhận thấy dấu hiệu phá rừng, tại dự án chỉ có hoạt động phát quang bụi rậm, trồng thay thế cây mới (3 vị trí chân đồi hai bên đường từ công trình 12 cung hoàng đạo lên Đền 18 Vua Hùng).
Video đang HOT
Đồng thời, Sở Xây dựng cũng trích dẫn kết luận, xác nhận số 1496/SNNN-KL ngày 17/5/2019 của Sở NN&PTNN: “Trong quá trình kiểm tra không phát hiện có hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép. Chủ đầu tư thường xuyên quan tâm tới công tác trồng rừng, cải tạo rừng và thực hiện các trách nhiệm của chủ rừng theo quy định của Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 2004 (nay là Luật Lâm nghiệp 2017). Hằng năm thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng”.
Chủ đầu tư dự án đã tự giác phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng trong khuôn viên dự án.
Căn cứ vào hồ sơ, bản đồ kiểm kê rừng năm 2015, thì toàn bộ 42 công trình, cụm công trình (39 công trình giai đoạn 1, 3 công trình xây mới) đều nằm ngoài các lô rừng đã được kiểm kê và được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 7478/QĐ-UBND ngày 31/12/2015.
Đáng chú ý, tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra cũng không nhận thấy hoạt động du lịch tâm linh, tuy nhiên, một số công trình có kiểu dáng, kiến trúc của công trình tâm linh.
“Theo danh mục di tích và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội ban hành theo quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND TP. Hà Nội, tại khu vực dự án chưa xác định có di tích, danh lam thắng cảnh, tuy nhiên, đố với 39 công trình kiến trúc, trong đó có một số công trình kiến trúc do CĐT đặt tên và đã có trong báo cáo trình UBND TP khi lập hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư có tên gọi thuộc lĩnh vực tôn giáo (Đền Tam Lão Tổ, Đền Tứ NGự, Đền Ngũ Nhạc Ngũ Đế, Đền Ngọc Hoàng,…)”, báo cáo nêu.
Doanh nghiệp cam kết khắc phục hậu quả
Qua kết luận kiểm tra, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị CĐT – Công ty CP Du lịch KOVA nghiêm túc chấp hành các quyết định về khắc phục hậu quả, xử lý nghiêm các công trình vi phạm. Ngừng tuyệt đối thi công công trình, nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật và khẩn trường rà soát trình tự thủ tục trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra cũng không nhận thấy hoạt động du lịch tâm linh, tuy nhiên, một số công trình có kiểu dáng, kiến trúc của công trình tâm linh.
Thường xuyên duy trì và nâng cao công tác đảm bảo vệ sinh mô trường tại các khu vực đã triển khai dự án, khu vực nghiên cứu lập dự án và các khu vực lân cận của dự án. Nghiêm túc thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của chủ rừng về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
Kết luận cũng đề nghị CĐT liên hệ với các Sở ngành theo nội dung tại Quyết định số 1819/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 của UBND TP. Hà Nội vè việc phê duyệt chủ đầu tư xây dựng; quản lý và sử dụng đất; quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Về phương hướng xử lý với các công trình vi phạm (3 công trình sửa chữa, 3 công trình xây mới, 6 công trình chưa thống kê), Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị CĐT sớm tháo dỡ, khẩn trương khắc phục hậu quả.
Các công trình còn lại, căn cứ vào hiện trạng công trình, hồ sơ do CĐT cung cấp, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị UBND TP xem xét việc khắc phục hậu quả của CĐT thực hiện song song với quá trình thực hiện Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Hòa Lạc và Quy hoạch chi tiết 1/500 đã được UBND TP giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc hướng dẫn CĐT lập.
Theo đó, trường hợp hiện trạng công trình phù hợp với quy hoạch chung đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP giao Sở Quy hoạch Kiến trúc xem xét, hướng dẫn chủ đầu tư cập nhật khi lập quy hoạch chi tiết 1/500 phù hợp với quy hoạch chúng để có cơ sở triển khai thủ tục pháp lý dự án, giữ nguyên hiện trạng.
Trường hợp không phù hợp quy hoạch, CĐT phải tự tháo dỡ ngay các công trình, hạng mục công trình không phù hợp.
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với báo giới, đại diện Công ty CP Du lịch KOVA cho biết: Trong giai đoạn từ tháng 6/2016 đến 12/2017, một số hạng mục công trình thuộc giai đoạn 1 của dự án bị xuống cấp nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu do điều kiện thời tiết, điều kiện tự nhiên, địa hình và do không sử dụng.
Để đảm bảo an toàn, chủ động phòng chống nguy cơ tiếp tục xuống cấp, công ty đã buộc phải đầu tư xây dựng cải tạo, sửa chữa một số hạng mục công trình và bổ sung một số hạng mục phụ trợ để phục vụ quản lý, bảo vệ chung cho dự án. Tuy nhiên, việc này đã vi phạm một số quy định pháp luật, vì vậy, công ty cam kết sẽ thực hiện khắc phục hậu quả theo kết luận thanh tra.
Cũng theo đại diện Công ty CP Du lịch KOVA, mục tiêu của dự án khu du lịch Thác Bạc – Suối Sao là triển khai trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực, định hướng quy hoạch chung Thủ đô, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho nhân dân phía Tây Thủ đô nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Do vậy, công ty rất mong chờ dự án được phê duyệt sớm, để công ty có thể sữa chữa, xây dựng phù hợp với quy hoạch chung.
Theo Danviet
Hà Nội: Vỡ đường ống Nhà máy nước mặt sông Đuống, 3 quận bị ảnh hưởng
Chiều 3/6, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở đã yêu cầu công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội và các đơn vị cấp nước khác tăng cường nguồn cấp cho các quận bị ảnh hưởng từ sự cố Vỡ đường ống Nhà máy nước mặt sông Đuống để người dân không bị thiếu nước sinh hoạt.
Sự cố vỡ đường ống nước DN1400 của Nhà máy nước mặt sông Đuống ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân trong 2 - 3 ngày tới. Ảnh: TL
Theo đó, khoảng 4h sáng 3/6, đường ống nước DN1400 của Nhà máy nước mặt sông Đuống đoạn chân cầu vượt Phú Thụy (Gia Lâm) bị vỡ, nước phun lên xối xả tạo thành hố sâu.
Sau đó, một người đàn ông đi xe máy đã lao xuống hố bị xây xước nhẹ. Tiếp đó, một chiếc Container chở cột bê tông di chuyển trên đường gom từ quốc lộ 5 đoạn rẽ vào Kiêu Kỵ (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội) tiếp tục bị sụt, mắc kẹt sâu dưới hố.
Tại hiện trường, mặt đường sụt tạo thành hố rộng hơn 20m, sâu 15m. Chiếc xe container bị méo phần đầu, xe máy bị hư hỏng nặng và đến 11h cùng ngày mới được cẩu khỏi khu vực.
Đại diện Công ty nước sạch Hà Nội - một trong những đơn vị phân phối nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống cho biết, trong vòng 2 đến 3 ngày tới, nhiều khu vực ở quận Hoàng Mai, quận Hai Bà Trưng và Đống Đa sẽ ảnh hưởng mất nước hoặc nước yếu do sự cố trên.
Thông tin từ Ban quản lý tuyến ống Nhà máy nước mặt sông Đuống cho biết; nguyên nhân sự cố do một chiếc xe container trọng tải lớn đè vào hố van xả cặn, làm vỡ đường ống, gây sụt đường. Sau đó, chiếc xe máy và chiếc xe container đi phía sau bị mắc kẹt.
Sau khi xảy ra sự cố, Nhà máy nước mặt sông Đuống đã ngắt van tổng và phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý, dỡ các cột bê tông, đưa xe ra khỏi hố sụt. Đội sửa chữa của đơn vị cũng tiến hành xử lý, đấu nối lại đường ống để khôi phục 100% lưu lượng cấp nước.
P.V
Theo Congluan
TP Hà Nội: Hiệu quả từ thu gom rác thủ công sang cơ giới hóa Trước tốc độ đô thị hóa tăng cao, công tác thu gom rác thải sinh hoạt được dự báo "năm sau sẽ khó hơn năm trước". Tuy nhiên, với quyết sách đầu tư mạnh mẽ vào phương tiện thu gom rác, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT) trên địa bàn Hà Nội đã có chuyển biến tích cực. Công nhân...