Dự án hồi sinh game cũ của người Việt trên Steam
Dự án được Trần Vũ Trúc thực hiện cách đây 5 năm. Giờ đây, 3dSen dường như nghệ thuật hóa việc chuyển đổi đồ họa 3D cho các tựa game cũ.
3dSen được hình thành từ 5 năm trước do Trần Vũ Trúc thực hiện. Ban đầu dự án có tên 3DNes, ngay từ khi còn là bản demo, phần mềm đã rất được chú ý.
Giờ đây, khi sản phẩm đã hoàn thiện, Trần Vũ Trúc quyết định ra mắt trên Steam. Phiên bản VR của 3dSen cũng được bán trên Itch.io.
3dSen là trình giả lập NES ( Nintendo Entertainment System), cần có ROM để chơi. Trình giả lập này có thể chạy hầu hết game Nintendo ở mức độ vừa phải, khoảng 70 game điện tử 4 nút kinh điển.
3dSen khiến các tựa game Nintendo cũ như được hồi sinh. Ảnh: Kotaku.
Khối lượng công việc đồ sộ
70 là con số không lớn, nhưng việc chuyển đổi đồ họa của một game NES đơn giản sang dạng voxel, polygon và skybox tốn rất nhiều công sức.
“Số lượng công việc phụ thuộc vào độ phức tạp của đồ họa, thời lượng trò chơi hoặc yếu tố 3D xuất hiện trong game. Ví dụ, các trò đơn giản như Mario Bros, Dr. Mario, Donkey Kong, Galaga chỉ tốn vài ngày. Với các trò như Super Mario Bros 3, The Legend of Zelda, Excitebike là những game có yếu tố 3D, cần đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng”, Vũ Trúc chia sẻ.
Video đang HOT
Việc điều chỉnh đồ họa 2D của các trò 8 bit sang 3D là lĩnh vực chưa nhiều người thực hiện. Khi bắt đầu dự án, Trần Vũ Trúc phải tự mình hoàn thành nhiều thứ, về mặt kỹ thuật lẫn nghệ thuật.
Vũ Trúc cũng cho biết thường gặp khó khăn khi tìm cách hiểu rõ đồ họa pixel trong các trò NES. “Những game này có nhiều yếu tố rất trừu tượng, đôi khi cần nhiều thời gian để biết chi tiết đó đại diện cho điều gì”, Vũ Trúc chia sẻ.
Vào những ngày đầu dự án, Vũ Trúc đã thử nhiều cách khác nhau như chuyển đổi tự động, chuyển đổi bằng thuật toán. Nhưng sau đó anh nhận ra chỉ có chuyển đổi bằng cách thủ công mới mang lại kết quả tỉ mỉ, tinh tế nhất.
Dù 3D hoá game không phải trào lưu mới, sản phẩm được chuyển đổi bởi 3dSen lại mang những cá tính riêng
Thực tế, đoạn giới thiệu trên YouTube về 3dSen cho thấy các chi tiết nhỏ trong những game như Super Mario Bros, Castlevania được chăm chút rất chi tiết. Vũ Trúc chia sẻ đã dành thời gian hoàn thiện từng game để đạt chất lượng tốt nhất.
3dSen khiến việc chuyển đổi đồ họa NES thành một môn nghệ thuật. Theo Kotaku, ai đó có thể thử tự mình chuyển đổi một game bất kỳ, nhưng chắc chắn kết quả sẽ khác hoàn toàn với 3dSen.
Trong thời gian tới, bước tiếp theo của dự án là phát hành công cụ 3dSen Maker để người dùng tự 3D hóa trò chơi ưa thích.
Tối ưu hóa phần nhìn và chơi
Kỳ lạ là các game 3D lại khó 3D hóa hơn game 2D. “Các trò chơi với phối cảnh, đồ họa giả 3D và các trò có gameplay 3D rất khó để 3D hóa bằng công cụ 3dSen hiện tại. Để làm được điều đó, 3dSen sẽ phải cải thiện nhiều hơn”, Vũ Trúc cho hay.
Vì phải mất quá nhiều công sức chỉ để chuyển đổi một trò chơi, Trần Vũ Trúc sẽ loại bỏ các trò khó chuyển đổi về mặt kỹ thuật và lọc lại những trò anh sẽ tập trung làm.
Tương lai, người chơi có thể tự 3D hóa game yêu thích bằng công cụ 3dSen maker.
Những trò được chọn có độ phổ biến cao, được người dùng 3dSen yêu cầu, cả những game kinh điển mà anh thích. Dù vậy, Vũ Trúc dự định sẽ chuyển đổi nhiều game nhất có thể.
Bên cạnh việc 3D hóa, phiên bản VR của 3dSen còn hỗ trợ bộ điều khiển VR tiêu chuẩn, đem đến nhiều trải nghiệm thú vị. Tương lai, 3D hóa game vẫn còn rất nhiều tiềm năng có thể khai thác như thêm giả lập chuyển động các cú đấm trong các game như Punch-Out.
3dSen là trình giả lập hiếm hoi không tập trung vào độ chính xác hay khả năng tương thích, mà có những sự độc đáo, cá tính riêng. Việc chuyển đổi đồ họa game NES cũ thành 3D không phải xu hướng mới, nhưng các chuyển đổi của 3dSen lại rất thú vị để người dùng trải nghiệm cả về phần nhìn và chơi.
3 điều fan mong muốn Nintendo làm để cải thiện Switch
Nintendo Switch phải nói là một trong số những máy chơi game tuyệt vời nhất hiện nay nhưng bên trong nó vẫn tồn tại nhiều yếu điểm mà các fan mong sẽ được khắc phục trong tương lai.
1. Nintendo Switch Online
Ý tưởng thu phí chơi online của Nintendo là rất tuyệt, với số tiền đó hãng có thể đầu tư thêm nhiều cơ sở hạ tầng mới giúp cải thiện việc thi đấu các trò chơi như Super Smash Bros. và Mario Karts 8 với người chơi trên khắp thế giới. Chưa kể đến việc các game của Nintendo luôn có gameplay nhắm vào việc chơi nhiều người mà không phải lúc nào chúng ta cũng có bạn bè ở bên cạnh.
Tuy nhiên, với mức giá chỉ 19.99$ cho 1 năm, nên Nintendo không thể làm gì nhiều để cải thiện chất lượng việc chơi online cả. Hệ thống này cũng thiếu vắng nhiều tính năng như tặng quà, chat,....Thứ duy nhất khiến các game thủ đăng ký dịch vụ này là tựa game Tetris 99 cùng khả năng chơi lại nhiều game nổi tiếng thời NES và SNES.
2. Thiếu vắng khả năng chơi lại game cũ
Trong quá khứ Nintendo đã có nhiều hệ máy vô cùng thành công (Game Boy, Game Boy Advance, và DS), đi cùng với những hệ máy này là rất nhiều trò chơi độc quyền luôn khiến các fan cứng đều muốn trải nghiệm lại thường xuyên. Thế nhưng tới tận bây giờ Nintendo chỉ đem lên lại một vài game trên Nes, Snes với giá bán từ 4.99-9.99$. Theo nhiều báo cáo thì việc này đã mang về cho hãng lợi nhuận tương đối nhưng không hiểu sao họ vẫn không mang các hệ máy khác lên. Sẽ có rất nhiều game thủ muốn chơi lại trò chơi Super Mario 64 mà không cần phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để kiếm một con CRT mà chỉ có trời mới biết là giờ nó còn hoạt động không.
3. Cải thiện lại UI (Giao diện người dùng) của máy
Nếu đánh giá thật lòng thì giao diện của máy phải nói là quá bình thường nếu đem đi so với những máy đi trước. Với Wii chúng ta nhớ tới tiếng nhạc du dương, cùng hệ thống icon có hiệu ứng cong tạo điểm nhấn, với 3DS dù đã tắt chế độ 3D thì những icon cũng như các hình hiển thị ở hai màn hình đều đem lại ấn tượng lớn. Với Switch chúng ta không có gì ngoài một dọc các ô hình vuông xếp ngang hàng bên dưới là những phím chức năng, chưa kể tới ở giao diện chính của máy hoàn toàn không có nhạc nền điều này phần nào làm cỗ máy trở nên khá nhàm chán.
Theo Game4V
Tâm Sự Game Thủ: Hồi ức về một tuổi thơ trốn học chơi 4 nút Giờ trên mái đầu cũng đã gần 2 thứ tóc rồi, thế hệ 8X chúng tôi gắn liền với tuổi thơ đánh đáo, chơi khăng, ô ăn quan, chơi chun, chơi bài, chơi bi, chơi bóng ... nói chung là chơi các thể loại bằng tay, bằng chân hoạt động cơ bắp là chính. Chứ chơi điện tử hồi đó quả là một...